Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Bài 3: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi
Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
TL: ĐỒNG THÁP MƯỜI MÙA NƯỚC NỔINHẬN BIẾT
Câu 1: Tìm hiểu tác giả?
Trả lời
Tên: Văn Công Hùng (1958)
- Quê quán: Thừa Thiên Huế
- Vị trí:
+ Hội viên: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
+ Nguyên là Tổng biên tập Tạp chí Văn Nghệ Gia Lai.
+ Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam khóa VIII.
Câu 3: Thể loại của văn bản là gì?
Trả lời
Thể loại: Du kí.
Câu 4: Phương thức biểu đạt của văn bản?
Trả lời
Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
Câu 5: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
Trả lời
Dẫn theo Báo Văn nghệ, số 49, tháng 12/2011.
Câu 6: Chỉ ra bố cục của văn bản?
Trả lời
- 6 phần như trong sách đã đánh dấu.
+ Phần 1: (từ đầu… đến “đầy bản sắc”): tầm quan trọng của lũ với Đồng Tháp Mười
+ Phần 2 (tiếp … đến “chiêm ngưỡng nhiều”): Vẻ đẹp của “tràm chim”
+ Phần 3 (tiếp… đến “phương Nam”): Những món ăn đặc sản của Đồng Tháp Mười
+ Phần 4: (tiếp … đến “Đồng Tháp Mười”): Vẻ đẹp của sen Đồng Tháp Mười
+ Phần 5: (tiếp… đến “sen Đồng Tháp Mười”): Vẻ đẹp của khu di tích Gò Tháp
+ Phần 6 (Còn lại): Lòng yêu mến của tác giả với thành phố, người dân nơi đây.
THÔNG HIỂU
Câu 7: Giá trị nội dung của tác phẩm?
Trả lời
Qua văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, tác giả đã kể về trải nghiệm của bản thân khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến thú vị, tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người nơi đây.
Câu 8: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm?
Trả lời
Thể loại du kí ghi lại trải nghiệm về vùng đất mới.
Câu 9: Tóm tắt lại tác phẩm theo cách hiểu của em ?
Trả lời
Bài kí đã nêu lên những vẻ đẹp của Đồng Tháp Mười. Nhắc đến Đồng Tháp Mười là phải nói đến lũ – nguồn sống của cư dân miền này. Thứ hai là tràm chim, sự kết hợp giữa rừng chàm và chim thì dày đặc như vườn. Thứ ba là đặc sản của vùng món bông điên điển xào tôm và cá linh kho ngót. Thứ tư là bạt ngàn sen chen giữa rừng tràm, sen vươn lên giữa nắng đầy kiêu hãnh và tự tin khoe sắc. Thứ năm là khu di tích Gò Tháp – di tích quốc gia. Cuối cùng là người dân hiền lành, năng động và khu đô thị Cao Lãnh hiện đại trẻ trung.
Câu 10: Thiện nhiên được miêu tả như thế nào tại Đồng Tháp Mười ?
Trả lời
*Lũ:
+ Là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước.
+ Mang phù sa mùa màng về, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng.
+ Nếu không có lũ, nước kiệt đi thì sẽ rất khó khăn.
*Kênh rạch:
+ Được đào để thông thương, lấy nước, lấy đất đắp đường.
+ Hệ thống kênh rạch chằng chịt, kê huyết mạch nối những cù lao, giống,...thành một đồng bằng rộng lớn và đầy màu sắc.
*Tràm chim:
+ Đơn giản là tràm và chim.
+ Muốn thấy chim phải chiều tối, hàng vạn, chục vạn con lớn bé to nhỏ rợp cả một khoảng trời.
*Sen:
+ Một thế lực của cái đẹp tự nhiên. Ở đây mới xứng đáng để ngợp.
+ Bạt ngàn, tinh khiết, ngạo nghễ, không chen chúc.
→ Nghệ thuật: nhân hóa.
➩ Thiên nhiên, cảnh quan hùng vĩ, tươi đẹp, đặc biệt tại Đồng Tháp Mười.
VẬN DỤNG
Câu 11: Món ăn đặc trưng ở nơi đây là gì?
Trả lời
- Món đặc trưng mùa nước là cá linh và bông điên điển.
- Được thiết đãi món: cá linh kho tộ và bông điên điển xào tôm.
- Tác giả đã trân trọng, miệt mài ăn, ăn thưởng thức.
Câu 12: Di tích Gò Tháp được miêu tả như thế nào?
Trả lời
- Khu gò rộng khoảng 5 000 mét vuông và cao hơn khoảng 5 mét so với mực nước biển, nằm giữa rốn Đồng Tháp Mười.
- Người ta khai quật được một di tích nền gạch cổ có khoảng 1 500 năm trước và được công nhận là di tích quốc gia.
- Là đại bản doanh của cụ Thiên hộ Dương và Đốc binh Kiều - hai vị anh hùng chống thực dân Pháp. Là căn cứ địa chống Mỹ cứu nước của cách mạng Việt Nam.
- Tháp Sen được chọn để xây dựng ở đây như cách tôn vinh sen Đồng Tháp Mười.
=> Cung cấp kiến thức lịch sử về vùng đất Đồng Tháp Mười.
Câu 13: Tính cách con ngươi Đồng Tháp ra sao?
Trả lời
- Người dân vui vẻ, hiền lành, năng động,... sống chung với nhịp nhàng nước kiệt, nước ròng, những câu vọng cổ.
- Thành phố vừa trẻ trung vừa hiện đại, có gu kiến trúc, vừa mềm vừa xanh, cứ nao nao câu hò,...
Câu 14: Tác giả có cảm nhận gì khi trải nghiệm vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa tại Đồng Tháp Mười?
Trả lời
- Có người đồng hành thạo đường, giới thiệu cảnh quanh: nhà văn Hữu Nhân.
- Người viết ngỡ ngàng về khái niệm tràm chim.
- Sự tiếc nuối khi không có nhiều thời gian: Trong khi chúng tôi thì chỉ có một ngày cưỡi xe, mà lại muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều,...
- Tận hưởng, trân trọng khi thưởng thức món ăn.
- Choáng ngợp trước vẻ đẹp, sự kiêu hãnh của sen tại Đồng Tháp Mười.
- Mở mang, đem đến thông tin về lịch sử cho người đọc chứ không chỉ kiến thức địa lí.
- Cảm nhận về thành phố, cuộc sống về đêm trước khi ra về.
=> Nhiều cảm xúc đan xen: ngỡ ngàng, choáng ngợp, tận hưởng, tiếc nuối,... Tác giả trân trọng chuyến đi tìm hiểu về vùng đất mới này.
VẬN DỤNG CAO
Câu 15: Viết một đoạn văn miêu tả cảm nhận của em về văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi ?
Trả lời
Cái tên Đồng Tháp Mười không còn xa lạ với mỗi người dân Việt Nam. Đồng Tháp Mười nổi tiếng với vẻ đẹp yên bình, hoang sơ, với cảnh quan thiên nhiên đẹp thuần khiết và đặc biệt là những người miền Tây Nam Bộ hào sảng, hiền lành, vui vẻ và mến khách. Chẳng tự nhiên mà nhà thơ Văn Công Hùng đã miêu tả "bạt ngàn sen chen giữa rừng tràm". Từ lâu Đồng Tháp được mệnh danh là xứ sở của sen hồng với 2 câu thơ nổi tiếng: "Tháp Mười đẹp nhất bông sen / Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ". Từ những gì mà thiên nhiên ban tặng, du lịch Đồng Tháp đã có khẩu hiệu cho riêng mìn, đó là "Đồng Tháp thuần khiết như hồn sen". Không chỉ có sen là đặc trưng, văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, tác giả đã miêu tả vùng đất này thú vị bởi những "đặc sản" của miền Tây là nước lũ và kênh rạch. Nước lũ đã mang mùa màng phù sa cho nhuận sắc hoa trái, góp phần làm nên những nép đẹp xanh tươi cho cảnh quan nơi đây. Lần theo dầu chân của tác giả, chúng ta có cơ hội đắm mình trong thiên nhiên xanh tươi, rực rỡ và bát ngát của vùng Đồng Tháp. Tác giả đã vận dụng tất cả nội lực của thị giác, thính giác để cảm nhận thiên nhiên và cả vị giác để cảm nhận những món ăn đặc sản. Những món ăn tuy giản dị nhưng chứa đựng cái hồng, cái tinh khiết, thuần túy của vùng đất Tây Nam. Và một màu sắc thật đẹp không thể thiếu trong bức tranh Tháp Mười chính là sự hiện diện của con người. Thiên nhiên, ảm thực như một cái nền hoàn hảo để con người nơi đây xuất hiện, nở những nụ cười thân thiện chào đón khách thập phương. Trong cảm nhận của tác giả, thành phố vừa trẻ trung vừa hiện đại, có gu kiến trúc, vừa mềm vừa xanh, cứ nao nao câu hò đã khiến người du khách nhớ mãi chuyến đi đầy cảm xúc và tình người ấy.