Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Bài 2: Ca dao Việt Nam

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Ca dao Việt Nam. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều

TL: CA DAO VIỆT NAM 

NHẬN BIẾT

Câu 1: Cao dao là gì ? Đâu là hình thức chủ yếu của ca dao Việt Nam ?

Trả lời:

+ Định nghĩa: Ca dao là một hình thức thơ ca dân gian truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.

+ Hình thức: Ca dao sử dụng nhiều thể thơ, trong đó nhiều bài viết theo thể lục bát. Mỗi bài ca dao ít nhất có hai dòng.

Câu 2: Chủ đề trong ca dap thường đề cập đến là gì?

Trả lời:

 Ca dao thể hiện các phương diện tình cảm, trong đó có tình cảm gia đình. Ba bài ca dao sau là về tình cảm gia đình.

Câu 3: Xuất sứ của bài cao dao trên là gì ?

Trả lời:

Kho tàng ca dao người Việt, tập I, 2001

Câu 4: Phương thức biểu đạt của tác phẩm ?

Trả lời:

 Phương thức biểu đạt:  Biểu cảm

Câu 5: Bố cục của tác phẩm ?

Trả lời:

+ Phần 1: Khổ thơ 1: Bài ca dao về tình cảm giữa cha mẹ và con

+ Phần 2: Khổ thơ 2: Bài ca dao về tình cảm cội nguồn

+ Phần 3: Còn lại: Bài ca dao về tình cảm giữa anh em

THÔNG HIỂU

Câu 6: Nêu giá trị nội dung tác phẩm ?

Trả lời:

 Ba bài ca dao trong văn bản thể hiện tình cảm gia đình: đó là tình cảm giữa cha mẹ với con, tình cảm cội nguồn và tình cảm anh em.

Câu 7: Nêu giá trị nghê thuật của tác phẩm ?

Trả lời:

- Thể thơ lục bát nhịp nhàng, biểu cảm.

- Sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh.

Câu 8: Nhịp thơ của cả ba bài ca dao tren là gì ?

Trả lời:

- Cả ba bài sử dụng thể thơ lục bát

- Nhịp thơ: 4/2 và 4/4

- Chữ thứ 6 câu 6 vần với chữ thứ 6 câu 8

 -  Chữ thứ 8 câu 8 vần thứ 6 câucâu 6

Câu 9: Bài ca dao thứ nhất là chủ đề gì ? Phân tích nghệ thuật của bài ?

Trả lời:

- Bài 1: Nói về tình cảm, công lao của cha mẹ

→ Tác dụng của biện pháp so sánh:

+ Tăng sức gợi tả gợi cảm cho câu ca dao.

+ Nhấn mạnh mỗi con người đều có cội nguồn, phải biết ơn và trân trọng.

Câu 10: Bài ca dao thứ hai là chủ đề gì ? Phân tích nghệ thuật của bài ?

Trả lời:

Bài ca dao về tình cảm cội nguồn:

→ Tác dụng của biện pháp so sánh:

+ Tăng sức gợi tả gợi cảm cho câu ca dao.

+ Nhấn mạnh mỗi con người đều có cội nguồn, phải biết ơn và trân trọng.

 

Cau 11: Bài ca dao thứ ba là chủ đề gì ? Phân tích nghệ thuật của bài ?

Trả lời:

Bài ca dao về tình cảm anh em

→ Tác dụng của biện pháp so sánh:

+ Tăng sức gợi tả gợi cảm cho câu ca dao.

+ Nhấn mạnh tình cảm anh em gắn bó với nhau, nhắc nhở anh em trong cùng nhà phải hòa thuận, yêu thương để cha mẹ yên lòng.

VẬN DỤNG

Câu 12: Cảm nhận của em về câu ca dao :

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chính chữ ghi lòng con ơi!

Trả lời:

Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát mang âm điệu trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ. Mượn những hình ảnh thiên nhiên để nói đến công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Ở đây, tác giả dân gian đã dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên - đó là “núi”, “biển” để thể hiện công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Có lẽ chẳng thể nào đong đếm được công lao của đấng sinh thành. Người cha có công sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ cho con nhiều điều hay lẽ phải. Người mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Không chỉ vậy, đứa con sinh ra còn được mẹ chăm sóc, bảo vệ từng miếng ăn, cái mặc. Bài ca dao chỉ bốn câu nhưng chứa đựng những nội dung vô cùng sâu sắc về tình cảm gia đình. Lời răn dạy chắc hẳn sẽ còn nguyên giá trị cho đến muôn đời.

 

Câu 13: Cảm nhận của em về câu ca dao :

Con người có cố, có ông,

Như cây có cội, như sông có nguồn

Trả lời:

Câu ca dao gợi cho em bài học cho con người: mỗi chúng ta đều phải luôn ghi nhớ đến công lao của ông bà, cha mẹ, của những người đã đem đến cho chúng ta cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy. Nói rộng hơn, trong cuộc sống chúng ta luôn phải sống thuỷ chung, ân tình, luôn nhớ đến công ơn của những người trước, không được vong ân bội nghĩa. Từ xưa đến nay, người Việt ta luôn nêu cao đạo lý làm người, nhất là sự biết ơn. Nói tóm lại, câu ca dao trên đã mang đến cho chúng ta một bài học thật thấm thía, sâu sắc về thuỷ chung, nghĩa tình, biết ơn nguồn cội gia đình.

Câu 14: Cảm nhận của em về câu ca dao :

Anh em nào phải người xa,
 Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
 Yêu nhau như thể tay chân,
 Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Trả lời:

Bài ca dao giúp tôi hiểu được mối quan hệ gắn bó giữa những người thân trong gia đình. Câu đầu tiên là câu phủ định - “anh em” không phải người xa lạ, từ đó nhằm khẳng định mối quan hệ thân thiết, ruột thịt. Tiếp đến, điệp từ “cùng” giúp nhấn mạnh vào mối quan hệ gắn bó giữa “anh em” - cùng chung cha mẹ, là người thân một nhà. Hai câu tiếp theo là lời khuyên nhủ giá trị. Giữa anh, em cần có sự yêu mến, hòa thuận. Cách so sánh “như thể tay chân” thật độc đáo, bởi “tay” và “chân” đều là những bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Cũng giống như anh em có sống hòa thuận thì gia đình mới có thể vui vẻ, hạnh phúc. Bài ca dao tuy ngắn gọn nhưng đã đem đến một bài học quý giá cho chúng ta.

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Viết một đoạn văn (5 - 7 câu ) phân tích một câu ca dao em biết về chủ đề gia đình ?

Trả lời:

“Qua đình ngả nón trông đình,

Đình bao nhiêu ngói em thương mình bấy nhiêu!

Qua cầu ngả nón trông cầu,

Câu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu ...”

Đôi khi những sự vật hiện tượng hàng ngày và quen thuộc có khả năng khơi gợi cảm hứng và trở thành nguồn tài liệu sáng tạo cho người viết. Đặc biệt là về những điều hoài niệm. Câu ca dao trên là một điểm hình cho điều đấy, cái hay trong đoạn hát này nằm ở cách thể hiện tình cảm. Động từ "Ngó lên" thể hiện sự trọng thể và sự kính trọng. Hình ảnh "nuộc lạt mái nhà" kích thích sự hiện diện vô hạn của lòng biết ơn và sự gắn kết chặt chẽ của mối quan hệ gia đình. Đồng thời, nó cũng làm nổi bật công lao vĩ đại của tổ tiên, ông bà trong việc xây dựng và duy trì gia đình và dòng họ. Các mức độ quan hệ gia đình (bao nhiêu... bấy nhiêu) càng làm nổi bật thông điệp này.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay