Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Bài 2: Thực hành tiếng Việt

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Thực hành tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NHẬN BIẾT

Câu 1: Hãy xếp các từ phức sau vào hai loại từ ghép và từ láy: sừng sững, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. 

Trả lời:

- Từ ghép: hung dữ, mộc mạc, dẻo dai, vững chắc

- Từ láy: sừng sững, lủng củng, nhũn nhặn, cứng cáp.

Câu 2: Từ nào không phải từ láy?

  1. lung linh, lấp lánh, long lanh, lấp ló, lớn lên
  2. mênh mông, mờ mịt, mấp mé, mũm mĩm, đậm nhạt

Trả lời:

  1. Từ không phải từ láy là: lớn lên
  2. Từ không phải từ láy: đậm nhạt

Câu 3. Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.

Trả lời:

Từ ghép

Từ láy

châm chọc, mong ngóng, phương hướng, nhỏ nhẹ, mong mỏi

chậm chạp, mê mẩn, ươi tắn

 

 Câu 4. Cho đoạn văn sau:

“Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương “tom tóp”, lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.”

  1. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.
  2. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.

Trả lời:

a.Từ láy là: tom tóp, loáng thoáng, dần dần, tũng toẵng, xôn xao

b.Phân loại:

- Láy phụ âm đầu: tom tóp, tũng toẵng, xôn xao

- Láy vần: loáng thoáng

- Láy toàn bộ: dần dần

THÔNG HIỂU

Câu 5: Tìm ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây. Nêu tác dụng của các ẩn dụ đó đối với việc miêu tả sự vật và biểu cảm.

Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cải trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi...

(Bình Nguyên)

Trả lời:

  • Ẩn dụ trong câu: " cái trăng vàng", " cái trăng tròn", " cái trăng" => ẩn dụ chỉ em bé
  • Tác dụng: thể hiện tình cảm yêu thương, quý trọng, con là điều tốt đẹp quý giá nhất trần đời của mẹ, từ đó thể hiện tình yêu của mẹ dành cho con

- “trồng cây” so sánh ngầm với  hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

Câu 6. Tìm các từ ghép trong đoạn thơ sau:

"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi"

(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)

Trả lời:

Các từ ghép là: mặt trời, đoàn thuyền, câu hát, gió khơi

Câu 7: Hãy tìm phép ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây:

a.

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình”

(Ánh trăng – Nguyễn Duy)

b.

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Trả lời:

a.Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” ẩn dụ: trước sau như một, sự chung thủy, vẹn nguyên của thiên nhiên quê hương.

b.Hình ảnh “mặt trời” trong câu thứ hai là một biện pháp tu từ ẩn dụ. Tác giả đã dùng hình ảnh “mặt trời” để chỉ Bác Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ dân tộc vĩ đại. Bác chính là ánh sáng dẫn lối cho dân tộc ta, giành lại độc lập và tự do cho Tổ quốc.

Câu 8:  Người xưa có câu:

-Nói ngọt lọt đến xương.

-Nói nặng quá.

Ẩn dụ ở đây thuộc kiểu nào?

Một số ví dụ tương tự?

Trả lời:

– Đây là kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – lấy vị giác để chỉ thính giác.

– Một số ví dụ khác như:

+ giọng chua, giọng ấm,…

+ Nói nhẹ, nói đau,…

+ màu nóng, màu lạnh,…

Câu 9: Các từ “kim cương”, “ngôi sao sáng” trong các câu thơ sau có phải là biện pháp tu từ ẩn dụ không? Phân tích giá trị?

“Nghe dào dạt mười bốn triệu Miền Nam đang tỉnh thức

Khôn! Ba mươi triệu kim cương của thiên hà Tổ quốc

Không! Hàng nghìn triệu ngôi sao sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời

Hứa một mùa gặt lớn ngày mai.”

Trả lời:

– Những từ “Kim cương”, “ngôi sao sáng” trong đoạn trích là ẩn dụ để biểu thị những cái quý giá trong nhân phẩm, tính cách con người.

VẬN DỤNG

Câu 10: Nêu ra ý nghĩa của những phép ẩn dụ trong những câu thơ sau:

  1. “Về thăm nhà Bác làng sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”

b.Trời hôm nay nắng giòn tan.”

Trả lời:

  1. Trong ví dụ trên, từ “thắp” chính là ẩn dụ hình thức để ám chỉ hình ảnh “nở hoa” (cụ thể là nói về hoa râm bụt nở hoa).
  2. Hình thức ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng trong trường hợp này với mục đích diễn tả cái nắng chói chang, mọi thứ dường như có thể cháy khô đến giòn tan. Ở đây, tác giả đã sử dụng giác quan về thị giác để cảm nhận về ánh nắng, nhưng khi miêu tả trong câu lại sử dụng từ “giòn tan” – từ được sử dụng cho vị giác.

Câu 11: Cho 1 số từ sau: thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn. Hãy xếp các từ trên vào 3 nhóm: Từ ghép tổng hợp; Từ ghép phân loại; Từ láy ?

Trả lời:

- Từ ghép tổng hợp: bạn bè, san sẻ, gắn bó, giúp đỡ.

- Từ ghép phân loại: bạn học, bạn đường, bạn đọc.

- Từ láy: thật thà, chăm chỉ, khó khăn, ngoan ngoãn.

Câu 12: Trong bài: "Tre Việt Nam" nhà thơ Nguyễn Duy có viết: "Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người". Trong đoạn thơ trên, tác giả ca ngợi những phẩm chất nào của tre? Tác giả đã dùng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất đó

Trả lời:

 Bằng biện pháp nhân hóa, nhà thơ Nguyễn Duy đã bộc lộ được phẩm chất cao đẹp của cây tre Việt Nam. Thông qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý của con người Việt Nam. Hình ảnh đó gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, ngay thẳng, kiên cường, bất khuất, trước mọi nguy nan của dân tộc Việt Nam:

“Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như trông là thường”

Cao đẹp và tự hào hơn đó là sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống, biết yêu thương nhường nhịn, che chở đùm bọc cho con của cây tre:

“Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con”

Qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý, truyền thống, đáng tự hào của con người Việt Nam đó là truyền thống, yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam.

Câu 13: Phân các từ ghép sau thành 2 loại: Học tập, học đòi, học hỏi, học vẹt, học gạo, học lỏm, học hành, anh cả, anh em, anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường.

Trả lời:

- Từ ghép có nghĩa phân loại: học đòi, học gạo, học lỏm, học vẹt; anh cả, anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường, vui tính, vui lòng.

- Từ ghép có nghĩa tổng hợp: học tập, học hành, học hỏi, anh em, vui chơi.

Câu 14Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:

Em tưởng giếng sâu

Em nối sợi gàu dài

Ai ngờ giếng cạn

Em tiếc hoài sợi dây

(Ca dao)

Trả lời:

- Hình ảnh “Giếng sâu” tượng trưng cho tình cảm chân thật, sâu sắc

- Hình ảnh“Gàu dài”- thể hiện sự vụ đắp tình cảm

- Hình ảnh “Giếng cạn” – thể hiện tình cảm hời hợt

- Hình ảnh “Sợi dây” – Thể hiện tình cảm biết bao lâu vun đắp

→ Bài ca dao mang hàm ý than thở, oán trách người yêu

→ Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng về chủ đề quê hương trong đó có sử dụng biện pháp ẩn dụ

Trả lời:

Khung cảnh cánh đồng lúa quê em khi hoàng hôn thật đẹp biết bao. Phía phương Tây, bầu trời đỏ rực như lửa cháy. Ông mặt trời đỏ rực như một quả cầu khổng lồ đang lặn dần về phía chân trời. Dường như ông đã quá mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả. Từng đám mây lững thững trôi trên bầu trời. Trên cánh đồng, những bông lúa trĩu nặng đang đung đưa theo gió. Màu lúa chín vàng bao trùm khắp cả cánh đồng. Hương lúa thơm vị ngọt ngào của đất trời. Những chiếc nón nhấp nhô trên các cánh đồng đã ít dần. Phía xa, đám trẻ con đang chơi thả diều. Quê hương lúc này thật yên bình mà thơ mộng.

  • So sánh: Ông mặt trời đỏ rực như một quả cầu khổng lồ đang lặn dần về phía chân trời.
  • Ẩn dụ: Hương lúa thơm vị ngọt ngào của đất trời.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay