Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Bài 4: Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước
Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
TL: THÁNH GIÓNG NHẬN BIẾT
Câu 1: Giới thiệu về tác giả ?
Trả lời:
- Tên: Bùi Mạnh Nhị (1955)
- Quê quán: Xã Thành Lợi, Huyện Vụ Bản, Nam Định.
- Là Nhà giáo Ưu tú; Từng được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.
Câu 2: Theo em hiểu thì anh hùng là gì? Và thường xuất hiện ở trong những thể loại văn học nào
Trả lời:
Anh hùng là người can đảm cống hiến trong mọi hoàn cảnh dù là khó khăn nhất; là một cá nhân hành động không vị kỉ và luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn so với mức kì vọng của mọi người; là người xem thường nghịch cảnh để kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng mà không hề sợ hãi.
Câu 3: Có thể chia bố cục văn bản thành mấy phần?
Trả lời:
- Phần 1: (từ đầu… đến chủ đề này): Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước
- Phần 2 (tiếp … đến kì lạ): Sự ra đời kì lạ của Gióng
- Phần 3 (tiếp … đến Lê Trí Viễn): Sự lớn lên kì lạ của Gióng
- Phần 4: (tiếp … đến được giặc): Gióng ra trận đánh giặc
- Phần 5: Còn lại: Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại
Câu 4: Tóm tắt văn bản theo cách hiểu của em?
Trả lời:
Khẳng định Thánh Gióng thuộc loại tác phẩm hay nhất thuộc chủ đề đánh giặc giữ nước. Sự ra đời kì lạ của Gióng, nhân dân muốn nhân vật có xuất thân phi thường kỳ lạ thì tất lẽ sẽ lập nên những chiến công kỳ lạ. Gióng lớn lên cũng rất kì lạ, Gióng lớn lên nhờ sự nuôi dưỡng của nhân dân chứng tỏ Gióng không còn là con của một bà mẹ mà là con của toàn thể dân tộc, thể hiện tinh thần đoàn kết, sức mạnh của toàn dân tộc ta. Khi Gióng vươn vai ra trận, cái vươn vai phát triển của Gióng thể hiện sự trưởng thành vượt bậc của cả dân tộc khi đất nước có giặc ngoại xâm. Khi ra trận Gióng đánh giặc bằng văn hóa của dân tộc Việt Nam từ roi sắt, gậy sắt, ngựa sắt, cụm tre. Hình ảnh Gióng đánh giặc xong bay lên trời để thể hiện sự phi thường, bất tử của Gióng, đồng thời thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn đối với người anh hùng đánh giặc cứu nước của nhân dân.
Câu 5: Thể loại của văn bản là gì ?
Trả lời:
Nghị luận văn học.
Câu 6: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ?
Trả lời:
- Trích Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường (2012).
Câu 7: Phương thức biểu đạt của tác phẩm ?
Trả lời:
Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
THÔNG HIỂU
Câu 8: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm ?
Trả lời:
Qua văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, Bùi Mạnh Nhị đã chứng minh rằng Thánh Gióng là một tác phẩm thành công, tiêu biểu viết về lòng yêu nước của dân tộc.
Câu 9: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm ?
Trả lời:
- Tác giả Bùi Mạnh Nhị đã sử dụng thành công thao tác lập luận sắc bén qua văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.
Câu 10: Vấn đề được khái quát đầu tác phẩm là gì ? Quan điểm của tác giả là gì?
Trả lời:
Vấn đề: Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước
- Khái quát về chủ đề đánh giặc cứu nước: Là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam, văn học dân gian.
- Nêu quan điểm: Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề, là tác phẩm hay nhất cho chủ đề.
→ Đi từ khái quát đến cụ thể.
VẬN DỤNG
Câu 11: Tháng Gióng ra đời như thế nào ?
Trả lời:
- Mẹ Gióng mang thai Gióng không bình thường: ướm chân mang thai, thai 12 tháng.
- Nêu ra những sự ra đời kì lạ khác như Gióng trong truyện cổ dân gian (Lê Lợi, Nguyễn Huệ).
- Ý nghĩa sự ra đời kì lạ: Khiến nhân vật trở nên phi thường; thể hiện sự yêu mến, tôn kính với nhân vật; đặt niềm tin vào những chiến công kì lạ.
Câu 12: Sự kì lại khi Thánh Gióng lớn lên là gì ?
Trả lời:
- 3 năm không nói, lần cất tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước, cứu nước. → Tiếng nói không bình thường.
- Gióng lớn nhanh, lớn bằng thức ăn, thức mặc của nhân dân. → Sức mạnh dũng sĩ được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân.
Câu 13: Khi có giặc Ân đến Thánh Gióng đã như thế nào ?
Trả lời:
- Sự vươn vai liên quan đến mô típ truyền thống: người anh hùng phải khổng lồ về hình thể, sức mạnh, chiến công. → Tượng đài bất hủ về sự trưởng thành, hùng khí, tinh thần trước thế nước lâm nguy.
- Quang cảnh ra trận hùng vĩ, hoành tráng. → Tất cả sức mạnh, ý chí cộng đồng, thành tựu lao động, văn hóa được bộc lộ trong cuộc đối đầu giặc.
Câu 14: Khi đánh tan quân giạc Thánh Gióng đã là gì ?
Trả lời:
- Gióng ba về trời là sự ra đi phi thường. → Sự trân trọng, yêu mến, muốn bất tử hóa nhân vật. Đây là phần thưởng cao nhất trao tặng người anh hùng.
- Chiến tích còn để lại: dấu ngựa, ao hồ,... Nhân dân kể chuyện Gióng, tổ chức Hội Gióng. → Minh chứng câu chuyện có thật, giúp mọi người tin và giữ truyền thống dân tộc.
VẬN DỤNG CAO
Câu 15: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 - 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ "độc nhất vô nhị" ("có một không ai") ?
Trả lời:
Thánh Gióng là hình tượng độc nhất vô nhị về lòng yêu nước của văn học Việt Nam. Thánh Gióng được xây dựng với yếu tố hoang đường kì ảo cùng mong muốn của nhân dân. Thánh Gióng là hình tượng độc nhất vô nhị về lòng yêu nước của văn học Việt Nam. Thánh Gióng được xây dựng với yếu tố hoang đường kì ảo cùng mong muốn của nhân dân. Gióng mang trong mình sức mạnh của nhân dân, lớn lên từ tình yêu nước của nhân dân. Gióng hoàn thành nhiệm vụ và mơ ước lớn nhất của nhân dân là đánh trận bảo vệ đất nước. Khi đã hoàn thành nhiệm vụ, nhân dân ta đưa hình ảnh Thánh Gióng vào cõi bất tử, cõi thiêng liêng. Tuy vậy, vẫn xuất hiện rất nhiều những vết tích, dấu ấn của Gióng tại hạ thế được nhân dân truyền nhau lưu giữ. Không chỉ lưu giữ hình ảnh Thánh Gióng, nhân dân còn đang lưu giữ truyền thống yêu nước của dân tộc mình.