Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Bài 5: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập
Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
TL. HỒ CHÍ MINH VÀ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬPNHẬN BIẾT
Câu 1: Tìm hiểu tác giả?
Trả lời:
- Tên: Bùi Đình Phong (1950)
- Quê quán: Hà Tĩnh
- Là nhà nghiên cứu hàng đầu về lãnh tụ Hồ Chí Minh với hàng loạt công trình có giá trị cao, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, tác phong của Người.
Câu 2: Thể loại của văn bản là gì?
Trả lời:
Thể loại: Văn bản thông tin
Câu 3: Ngôi kể của văn bản ?
Trả lời:
Ngôi kể của văn bản là ngôi kể thứ 3
Câu 4: Phương thức biểu đạt của văn bản?
Trả lời
Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
Câu 5: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
Trả lời
Trích Bình giảng ca dao (1992).
Câu 6: Chỉ ra bố cục của văn bản?
Trả lời
- Phần 1: (từ đầu… Hoa Kỳ): Bác đề nghị được có cuốn “Tuyên ngôn Độc lập” Hoa Kỳ
- Phần 2 (tiếp … Tuyên ngôn Độc lập): Các bước Bác hoàn thiện bản “Tuyên ngôn Độc lập”
- Phần 3: Còn lại: Bác đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”
THÔNG HIỂU
Câu 7: Giá trị nội dung của tác phẩm?
Trả lời
Văn bản thuật lại sự kiện Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” theo trật tự thời gian. Qua đó, người đọc có thể thấy, “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh đã đóng góp một điểm son ngời sáng trong lịch sử luật pháp quốc tế và vẫn còn nguyên giá trị đến cả hôm nay và mai sau.
Câu 8: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm?
Trả lời
- Tác giả Bùi Đình Phong đã thuật lại sự kiện Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” theo trật tự thời gian để cung cấp cho người đọc tin tức chính xác, thuyết phục nhất về sự kiện này.
Câu 9: Tóm tắt lại tác phẩm theo cách hiểu của em ?
Trả lời
Văn bản thuật lại về sự ra đời của bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta ngày 2/9/1945 theo trình tự thời gian: Ngày 4/5/1945: Hồ Chí Minh rời Bác bó về Tân trào. Ngày 22/8/1945: Bác rời Tân Trào về Hà Nội. Ngày 25/8/1945: Bác vào ở nội thành, ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang. Sáng 26/8/1945: Bác triệu tập họp Thường vụ Trung ương Đảng, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập. 27/8/2945: Bác tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ đưa ra đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị. Ngày 28 và 29/8/1945: Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Vào ngày 30/8/1945: Bác mời mọi người tới trao đổi góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 31/8/1945: bổ sung một số điểm vào bảng Tuyên ngôn độc lập. 14 giờ ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
VẬN DỤNG
Câu 10: Thời gian, địa điểm, ý nghĩa của sự kiện diễn ra ?
Trả lời:
- Thời điểm: Thứ bảy, 1/9/2018
- Địa điểm: Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945
- Ý nghĩa: tuyên bố và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc
Câu 11: Các mốc thời gian quan trọng được tác phẩm nêu đến là gì ?
Trả lời:
+ 4/5/1945: HCM rời Bác bó về Tân trào
+ 22/8/1945. Bác rời Tân Trào về Hà Nội
+ 25/8/1945: Bác vào ở nội thàng, ở tâng 2 nhà 48 Hàng Ngang
+ Sáng 26/8/1945: HCM triệu tập họp Thường vụ Trung ương Đảng, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập
+ 27/8/2945: Bác tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ đưa ra đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị
+ Ngày 28 và 29/8/1945: Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập
+ 30/8/1945: Bác mời mọi người tới trao đổi góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập
+ 31/8/1945: bổ sung một số điểm vào bảng Tuyên ngôn độc lập
+ 14 giờ ngày 2/9/1945, chủ tịch HCM đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Câu 12: Tác dụng của lập luận và bố cục sắp xếp sự kiện trong văn bản là gì ?
Trả lời:
+ Những yếu tố đó có tác dụng thuật, trình bày lạị sự kiện theo trật tự thời gian, theo thứ tự từ trước đến sau, từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc, thu hút người đọc vào thông tin đưa ra.
Câu 13: Ý nghĩa của lập luận và bố cục sắp xếp sự kiện trong văn bản là gì ?
+ Giúp người đọc có thể hình dung, nắm bắt được trình tự lịch sử, thuật lại diễn biến từng sự kiện dẫn đến sự kiện lịch sử quan trọng: Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945.
Câu 14: Em thấy thông tin nào trong văn bản cần chú ý nhất? Vì sao?
Trả lời:
Em thấy thông tin về thời gian trong văn bản là cần phải chú ý nhất. Vì cần văn bản này cần có những yếu tố thời gian sự kiện chính xác để làm rõ nội dung sự ra đời của bản Tuyên ngôn.
VẬN DỤNG CAO
Câu 15:Viết đoạn văn (5 -7 câu ) trình bày suy nghĩ về bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
Trả lời:
Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khẳng định quyền làm chủ của dân tộc ta, tuyên bố nước ta hoàn toàn độc lập, hòa bình. Tuyên ngôn độc lập mang nhiều ý nghĩa cách mạng, vững bền ý chí của các bậc anh hùng. Tuyên ngôn độc lập chính là một bước tiến mới cho đất nước Việt Nam, mở ra trang sử mới cho dân tộc Việt Nam đó là kết quả của thực tiễn lãnh đạo tài tình đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi của Bác. Tuyên ngôn Độc lập đã thể hiện sự sáng suốt, nhạy bén và tầm nhìn chiến lược sâu rộng, khả năng dự báo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là một người dân Việt Nam, không hiểu các bạn thế nào, còn bản thân tôi cứ mỗi lần nghe lại Tuyên ngôn độc lập mà Hồ Chủ tịch đọc trong lòng lại rạo rực, tràn đầy cảm xúc và cũng rất đỗi tự hào. Tự hào mình là một người con của dân tộc Việt Nam, một dân tộc anh hùng, có bề dày lịch ử oanh liệt về đánh đuổi ngoại xâm. Qua đây, tôi cũng mong rằng mọi người dân Việt Nam phải làm thế nào để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, không chỉ để bạn bè quốc tế thán phục về truyền thống anh hùng mà còn khâm phục về thành tựu phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật.