Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Bài 6: Ông lão đánh cá và con cá vàng

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Ông lão đánh cá và con cá vàng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều

TL: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG 

NHẬN BIẾT

Câu 1: Tìm hiểu tác giả Puskin?

Trả lời:

Tên: A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Puskin (1799 - 1837)

- Quê quán: Nga

- Là nhà thơ mở đầu, đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX.

- Phong cách nghệ thuật:

+ Thơ của Puskin thể hiện tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga => Chính vì thế mà Bielinxki đã nhận định Puskin là “bộ bách khoa toàn thư của hiện thực đời sống Nga nửa đầu thế kỉ XIX”

Câu 2: Nêu một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn này ?

Trả lời:

+ Tiểu thuyết bằng thơ: Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin, 1823-1831;...

+ Bi kịch lịch sử: Bô-rít Gô-đu-nốp, 1825;...

+ Trường ca: Ru-xlan và Li-út-mi-la, 1820; Người tù Cáp-ca-dơ, 1821;...

+ Truyện ngắn: Cô tiểu thư nông dân,1830; Con đầm pích, 1833

Câu 3: Thể loại của tác phẩm ?

Trả lời:

Thể loại: Truyện cổ tích dân gian

Câu 4: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ?

Trả lời:

- Truyện được kể lại bằng 205 câu thơ, trên cơ sở truyện dân gian của Nga, Đức

- Truyện vừa giữu được nét chất phác, dung dị của nghệ thuật dân gian, vừa thể hiện tài năng sáng tạo của Pu-skin

Câu 5: Phương thức biểu đạt của tác phẩm ?

Trả lời:

 Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm

Câu 6: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ?

Trả lời:

 Ngôi thứ 3 - khi kể chuyện, tác giả thường ẩn mình/ giấu mình và gọi tên các nhân vật bằng tên của họ. Hay nói cách khác, khi kể chuyện theo ngôi thứ 3, tác giả là người ngoài cuộc, không tham gia trực tiếp vào câu chuyện nhưng lại có mặt ở khắp mọi nơi, biết hết mọi việc. 

Câu 7: Tóm tắt tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng theo cách hiểu của em?

Trả lời:

Câu chuyện về ông lão hiền lãnh, tốt bụng một lần ra biển kéo lười ông kéo được một chú cá vàng, con cá nói sẽ đền ơn ông nếu ông lão thả nó ra. Ông lão bèn thả cá vàng mà chẳng xin nó điều gì cả. Về nhà ông kể cho mụ vợ nghe thì mụ ta vô cùng tức giận và nói đáng nhẽ nên xin cái máng lợn mới chứ. Ông lão quay trở lại biển xin cá vàng cái máng lợn mới. Nhưng vẫn chưa thỏa mãn mong muốn của mụ vợ, lòng tham nổi lên. Mụ muốn có một cái nhà rộng, muốn làm nhất phẩm phụ nhân, muốn làm nữ hoàng và cuối cùng mụ muốn làm Long Vương ngự trị trên biển để cá vàng phải phục tùng mệnh lệnh của mụ. Cuối cùng mụ vợ quay trở lại với cái máng lợn vỡ mọi thứ đều đã biến mất, đó là kết cục thích đáng của những người tham lam, độc ác.

Câu 8: Nêu bố cục của câu truyện ?

Trả lời:

Có thể chia văn bản thành 3 phần:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến ...ta cũng chẳng cần gì): Giới thiệu nhân vật và tình huống truyện.

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến ...ý muốn của tao): Sự đền ơn và lòng tham của mụ vợ.

- Đoạn 3 (Còn lại): Sự trừng trị của cá vàng.

THÔNG HIỂU

Câu 9: Giá trị nội dung của tác phẩm ?

Trả lời:

“Ông lão đánh cá và con cá vàng” là truyện cổ tích dân gian do A.Pu-skin kể lại. Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những con người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc

Câu 10: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm ?

Trả lời:

- Sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện

- Sự đối lập giữa các nhân vật

- Sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hoang đường, kì ảo

VẬN DỤNG

Câu 11: Hai vợ chồng ông lão được miêu tả như thế nào ở đầu câu chuyện ? Em có nhận xét gì về cách mở đầu này ?

Trả lời:

 Nhân vật: hai vợ chồng ông lão

- Nghề nghiệp:

   + Chồng đi thả lưới

   + Vợ ở nhà kéo sợi

- Hoàn cảnh sống: sống trong một túp lều tranh nát trên bờ biển

→ Cuộc sống của hai vợ chồng ông lão lao động bình yên

→ Cách mở chuyện ngắn gọn, đầy đủ giúp người đọc hiểu được tổng quan về nhân vật

Câu 12: Cuộc gặp gỡ của ông lão và cá vàng được miêu tả như thế nào ?

Trả lời:

Vào một hôm như mọi người, ông lão đánh cá ra biển.Bắt được cá vàng, cá vàng van xin và hứa sẽ đền đáp

   + Thả cá vàng về biển và không đòi hỏi gì

→ Ông lão là người nhân từ, hiền lành, tốt bụng, không tham lam

   + Hình ảnh ông lão được miêu tả: đi, lại đi, lóc cóc, lủi thủi…

→ Dáng vẻ tất tả, đi đi, về về, cô đơn, nhỏ bé, đáng thương

Câu 13: Mụ vợ của ông lão đã phản ứng thế nào khi viết việc cá vàng sẽ đền đáp cho nhà ông lão ?

Trả lời:

 Từ ngạc nhiên chuyển sang mừng rỡ và bắt đầu đòi hỏi:

 + Đòi máng lợn mới

+ Đòi một cái nhà rộng

+ Được làm nhất phẩm phu nhân
+  Được làm nữ hoàng

+ Đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển

→ Những đòi hỏi của mụ vợ ngày càng tăng dần. Qua đó, cho thấy mụ vợ là người tham lam.

   + Thái độ của mụ vợ đối với chồng: quát, mắng nhiếc, đuổi đi, tát

→ Mụ vợ là kẻ bội bạc, quá quắt, luôn đặt những thứ vật chất lên trên tình cảm vợ chồng

Câu 14: Thái độ của cá vàng khi nghe những lời ước của mụ vợ là gì ?

Trả lời:

 

   + Bốn lần đều đáp ứng những nhu cầu của mụ vợ

   + Lần thứ năm: cá Vàng không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu xuống biển cả

→ Cá Vàng đại diện cho cái thiện, lòng tốt, cho công lí của nhân dân

Câu 15: Thái độ của biển cả trước những lần đòi hỏi đấy là gì ?

Trả lời:

+ Lần 1: Máng lợn mới - gợn sóng êm ả

+ Lần 2: Một ngôi nhà rộng - biển đã gợn sóng

+ Lần 3: Nhất phẩm phu nhân - biển nổi sóng dữ dội

+ Lần 4: Làm nữ hoàng - biển nổi sóng mù mịt

+ Lần 5: Làm long vương ngự trên mặt biển - biển nổi sóng ầm ầm

VẬN DỤNG

Câu 16: Cái kết cho câu chuyện này là gì? Nêu bài học của em thông qua câu chuyện ?

Trả lời:

Cái kết : Hai vợ chồng ông lão trở về với cuộc sống nghèo khó trước đây → Sự trừng trị đối với những kẻ tham lam

Qua truyện ngắn, ta có thể rút ra những bài học:

- Thứ nhất là bài học về sự tham lam, bội bạc sẽ phải trả giá. Mụ vợ ông lão dù không có công lao gì nhưng luôn đòi hỏi quyền lợi và lòng tham ấy ngày càng tăng lên. Không chỉ tham lam, mụ vợ ông lão còn hết sức bội bạc.

- Thứ hai là bài học về sự biết ơn đối với những người nhân hậu. Cá vàng vì mang ơn tấm lòng nhân hậu của ông lão nên đã giúp đỡ mỗi khi ông lão cần.

- Thứ ba trong cuộc sống cần có chính kiến, không nên quá nhu nhược, cần phân định được đúng sai. Ông lão đã thực hiện tất cả những mong muốn ngông cuồng của mụ vợ dù biết là không đúng.

=>  Như vậy, truyện có ý nghĩa giáo dục chúng ta cần biết ơn những người đã giúp đỡ mình khi hoạn nạn, khó khăn. Không nên tham lam, bội bạc, đừng vì vật chất và danh vọng mà đánh mất tình người.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay