Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Bài 7: Thực hành tiếng Việt

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Thực hành tiếng Việt . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 

NHẬN BIẾT

Câu 1: Thành ngữ là gì ? Cho ví dụ về thành ngữ ?

Trả lời

là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,...

Ví dụ: đứng núi này trông núi khác, đứng núi nọ trông núi kia,...

Câu 2: Cho các từ sau đây: Bác, người Cha, Lượm, Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội, Hàng Bè, Mang Cá sắp xếp thàng hai loại từ : từ viết hoa tên riêng và Viết hoa tu t (viết hoa để thế hiện sự kính trọng).

Trả lời

-  Việt hoa tên riêng: Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội, Hàng Bè, Mang Cá

-  Viết hoa tu từ (viết hoa để thế hiện sự kính trọng): Bác, người Cha, Lượm

Câu 3: Tìm các từ láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ?

Trả lời

  • Những từ láy có trong bài thơ: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, ngủ ngon, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, đinh nình, phăng phắc, vội vàng, nằng nặc, lầm thâm, mênh mông.
  • Từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng:
  • Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng...
  • Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm:mơ màng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, hốt hoảng, nằng nặc...

Câu 4: Nêu đặc điểm dùng từ nổi bật trong bài thơ sau

Chủ bé loắt choát

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đâu nghênh nghênh

(Tố Hữu)

Trả lời

Sử dụng hàng loạt các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh

Tác dụng: miêu tả hình dáng, tính cách của cậu bé liên lạc nhỏ tuổi.

THÔNG HIỂU

Câu 5Cho đoạn văn sau:

Quanh nhà ông bà ngoại là vườn dừa, là những bờ đất trồng dừa có mương nước hai bên. Vườn dừa rất mát vì tàu dừa che hết nắng, vì có gió thổi vào. Và mát vì có những trái dừa cho nước rất trong, cho cái dừa mỏng mỏng mềm mềm vừa đưa vào miệng đã muốn tan ra mát rượi . Vườn dừa là chỗ mấy đứa con traicon gái trong xóm ra chơi nhảy dâyđánh đáođánh đũa .

Hãy phân loại những từ im đậm thành từ ghép và từ láy ?

Trả lời

 

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ láy

dừa, nắng, gió, mát, trong, xóm

bà ngoại, vườn dừa, mương nước, tàu dừa, trái dừa, mát rượi, con trai, con gái, nhảy dây, đánh đáo, đánh đũa

mỏng mỏng, mềm mềm

Câu 6 : Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Trả lời

Từ ghép: chung quanh, hung dữ, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Từ láy: sừng sững, lủng củng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai

Câu 7 :

  1. Những từ nào là từ láy

- Ngay ngắn, Ngay thẳng, Ngay đơ

- Thẳng thắn, Thẳng tuột, Thẳng tắp

  1. Những từ nào không phải từ ghép?

- Chân thành, Chân thật, Chân tình

- Thật thà, Thật sự, Thật tình

Trả lời

  1. a) Từ là từ láy là: Ngay ngắn, Thẳng thắn,
  2. b) Những từ không phải từ ghép: Thật thà,

Câu 8: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.

Trả lời

Từ láy

Từ ghép

chậm chạp, mê mẩn, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tắn, vương vấn

châm chọc, mong ngóng, phương hướng

Câu 9: Cho đoạn văn sau:

"Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương "tom tóp", lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền".

  1. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.
  2. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.

Trả lời

  1. Những từ láy có trong đoạn văn: tom tóp, loáng thoáng, tũng toẵng, xôn xao, dần dần
  2. Từ láy bộ phận: tom tóp, tũng toẵng, xôn xao,  loáng thoáng

Từ láy toàn bộ: dần dần

VẬN DỤNG

Câu 10. Tìm và giải thích các thành ngữ trong các câu sau đây

 Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì.

(Bánh chưng, bánh giầy)

Trả lời

- Thành ngữ của câu trên: Sơn hào hải vị, nem công chả phượng.

- Nghĩa của thành ngữ:

+ Món ăn quý hiếm trên núi, vị ngon quý hiếm ở biển

+ Những thức ăn quý hiếm ở mọi nơi được lựa chọn.

Câu 11  “Con Rồng cháu Tiên”, “Ếch ngồi đáy giếng”, “Thầy bói xem voi” được xem là thành ngữ hay tiêu đề của một câu chuyện dân gian

Trả lời

Cả 2 cụm từ trên đều vừa là thành ngữ và vừa là những câu chuyện dân gian

Câu 12. Điền thêm từ để  thành ngữ được trọn vẹn.

- Lời .... tiếng nói

- Một nắng ...sương

- Sinh cơ lập ....

Trả lời

- Lời ăn tiếng nói

- Một nắng hai sương

- Sinh cơ lập nghiệp

Câu 13 : Xác định thành ngữ trong các câu sau và cho biết chúng thuộc thành phần nào trong câu:

  1. Được 10 điểm kiểm tra môn Toán, nó vui như Tết
  2. Vì không có nhiều thời gian nên chúng tôi cũng chỉ cưỡi ngựa xem hoa thôi.
  3. Khi tối lửa tắt đèn, họ luôn giúp đỡ lẫn nhau.

Nêu tác dụng của việc sử dụng các thành ngữ đó.

Trả lời

  1. Vui như Tết – Thành phần vị ngữ
  2. Cưỡi ngựa xem hoa – Thành phần vị ngữ
  3. Tối lửa tắt đèn – Thành phần trang ngữ.

→ Tác dụng của việc sử dụng các thành ngữ trên dung để nhấn mạnh, bày tỏ tình cảm, cảm xúc một cách rõ ràng, dễ dàng hơn vì thành ngữ mang tính biểu cảm rất cao.

Câu 14Tìm năm thành ngữ có dùng biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng.

Trả lời

5 thành ngữ dùng biện pháp nói quá

- Chậm như rùa: biểu thi cảm xúc, thái độ chê bai, mỉa mai ai đó làm việc chậm chạp, không hiệu quả.

- Dời non lấp bể: thể hiện ý chĩ kiên định, mạnh mẽ một cách phi thường, có thể làm nên việc lớn lao, vĩ đại.

- Mình đồng da sắt: thể hiện một sức mạnh phi thường, cứng rắn, có thể chịu được mọi gian lao, vất vả.

- Lo bạc râu, rầu bạc tóc: Chỉ những nỗi lo lớn khiến ngoại hình cũng tiều tụy.

- Cái nết đánh chết cái đẹp: Nói về đức hạnh quan trọng hơn nhan sắc.

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Viết đoạn văn phân tích một câu ca dao mà  nói về phẩm chất , đặc điểm, tính các của con người

Trả lời

 Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, cao dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một tiêu biểu, điển hình, phổ biến nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực với đời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “đói” và “rách” để nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. “Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” có nghĩa là giữ lấy. Phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách đó chính là bài học của câu tục ngữ trên. Đó cũng chính là quan điểm sống của người dân lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai cấp thống trị.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay