Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Bài 8: Khan hiếm nước ngọt

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Khan hiếm nước ngọt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều

TL: KHAN HIẾM NƯỚC NGỌT 

NHẬN BIẾT

Câu 1: Tìm hiểu về xuất xứ văn bản ?

Trả lời:

- Theo báo Nhân Dân (2003).

Câu 2: Thể loại của văn bản là gì ?

Trả lời:

Thể loại : Báo chí

Câu 3: Phương thức biểu đạt của văn bản ?

Trả lời:

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 4: Tóm tắt nội dụng văn bản ?

Trả lời:

Nước ngọt đang dần khan hiếm vì nhiều lí do. Thứ nhất là nước sạch cho con người và động vật, thực vật có thể dùng được không phải nguồn nước bao la từ đại dương. Thứ hai là lượng nước dùng trong sinh hoạt của con người quá lớn. Thứ ba là do nguồn nước ngầm phân bố không đồng đều. Vì vậy con người cần sử dụng nước một cách hợp lí, tiết kiệm.

Câu 5: Nêu bố cục của văn bản ?

Trả lời:

- Phần 1: Nêu vấn đề về khan hiếm nước ngọt

- Phần 2: Hiện tượng khan hiếm nước ngọt

- Phần 3: Bài học nhận thức của con người

THÔNG HIỂU

Câu 6: Nêu giá trị nội dung của văn bản ?

Trả lời:

- Văn bản nêu lên hiện trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới. Từ đó nhắc nhở con người phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước ngọt.

Câu 7: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm ?

Trả lời:

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục.

Câu 8: Chủ đề của văn bản là gì ?

Trả lời:

Chủ đề về : bảo vệ môi trường tự nhiên

- Đưa ra nhận định sai lầm: Bề mặt Trái Đất mênh mông là nước với đại dương bao quanh, sông ngòi chằng chịt, các hồ nằm sâu trong đất liền.

→ Khẳng định suy nghĩ sai lầm nếu tin rằng con người và muôn loài không bao giờ thiếu nước.

Câu 9: Tác giả đưa ra những nhận định gì trong bài ?

Trả lời:

- Đưa ra nhận định của bản thân: 

+ Phân biệt nước ngọt, nước mặn. 

+ Nước ngọt trên hành tinh còn lại hầu hết ở những nơi khó khai thác: Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi-ma-lay-a.

+ Con người chỉ có thể khai thác ở sông, suối, đầm, ao... 

→ Khẳng định sự không vô tận.

VẬN DỤNG

Câu 10: Thực trạng khan hiếm nước ngọt hiện nay như thế nào ?

Trả lời:

+ Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên hành tinh có hơn 2 tỉ người thiếu nước ngọt.

+ Chẳng hạn vùng núi đá Đồng Văn, Hà Giang, bà con phải đi xa vài ba cây số lấy nước.

Câu 11: Nguyên nhân gây ra hiện trạng kham hiếm nước ngọt là gì ?

Trả lời:

+  Nước ngọt trên hành tinh hầu hết ở những nơi khó khai thác: Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi-ma-lay-a.

+ Con người làm ô nhiễm: rác thải, chất độc đổ thẳng xuống sông suối.

+ Cuộc sống ngày càng tiến bộ, con người ngày càng sử dụng nước nhiều hơn cho nhu cầu của mình.

+ Nguồn nước ngọt phân bố không đều, vấn đề khai thác khó khăn, tốn kém.

Câu 12: Hậu quả của việc khan hiếm nước ngọt là gì ?

Trả lời:

+ Khó khăn trong sinh hoạt của người dân.

+ Đất đai sẽ khô cằn, cây cối, muôn vật không sống nổi nếu thiếu nước.

+ Muốn có nước sạch, hợp vệ sinh dùng rất tốn kém.

Câu 13: Con người phải có hành động gì để bảo vệ nguồn nước ?

Trả lời:

- Khai thác nguồn nước ngọt tự nhiên.

- Sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.

Câu 14: Hãy phân loại các nguồn nước hiện nay và cho biết em đang dùng nước gì để sinh hoạt ?

Trả lời:

  • Nước, nước mặn, nước ngọt, nước sạch khác nhau ở tính chất của chúng.
  • Nước: không màu không mùi không vị
  • Nước mặn: có vị mặn, chứ hàm lượng muối cao
  • Nước ngọt: có xuất phát điểm là từ các cơn mưa được tạo ra do sự ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống ao, hồ, sông của mặt đất cũng như trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết
  • Nước sạch:  là nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa vi sinh vật gây bệnh và các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
  • Nguồn nước nhà em đang dùng là nước sạch:
  • Là nguồn nước duy trì sự sống của con người
  • Dùng để tưới tiêu, duy trì sự sống của thực vật
  • Thiếu nước đất đai khô cằn, không thể làm ăn sản xuất hay bất kì điều gì, động vật không thể sinh sống.

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Em nhận ra bài học gì sau khi đọc văn bản Khan hiếm nước ngọt ? Viết đoạn văn thể hiện điều đó ?

Trả lời:

Song song với sự phát triển không ngừng nghỉ của xã hội, môi trường tự nhiên lại bị tàn phá ngày một nặng nề. Nguồn nước sạch đang dần trở nên khan hiếm, cạn kiệt. Bên cạnh việc chỉ chiếm số lượng ít ỏi, nước ngọt còn phân bố rất không đồng đều. Nhiều nơi ở châu Phi, người dân phải sống trong tình cảnh tạm bợ, không có nước để sinh hoạt. Một số nơi khác thì nguồn nước dồi dào nhưng lại bị làm cho ô nhiễm nặng nề. Rác thải trong sinh hoạt, trong sản xuất được vứt bỏ trực tiếp ra môi trường. Con người chẳng lấy làm để tâm hay hổ thẹn với những hành động của bản thân. Dần dần, nguồn nước ngọt tự nhiên chẳng còn đủ để cung cấp cho các sinh vật trên Trái Đất. Hi vọng rằng, mỗi người sẽ biết yêu quý và nâng niu tự nhiên. Hãy chung tay cùng nhau thực hiện những việc làm tích cực như: trồng cây gây rừng, vứt rác đúng nơi, đúng chỗ, sử dụng sản phẩm tái chế,..

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay