Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Bài 8: Thực hành tiếng Việt

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Thực hành tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều

TL: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 

NHẬN BIẾT

Câu 1: Từ Hán Việt là gì ? Chi ví dụ về 3 từ Hán Việt ?

Trả lời

Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt đi vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái Latinh. Về mặt âm thanh từ Hán Việt khi phát âm gần giống với tiếng Trung Quốc. Trong từ vựng tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao. 

Ví dụ: Thổ huyết, phu nhân, hoàng tộc

Câu 2: Từ mượn là gì? Vai trò của từ mượn đối với tiếng Việt là gì ?

Trả lời

Ngoài những từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,... mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Như vậy, từ mượn là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để tạo ra sự phong phú, đa dạng cho tiếng Việt

*Vai trò:

Bổ sung thêm các từ còn thiếu trong tiếng Việt

 Tạo ra nhiều lớp nghĩa khác nhau với những từ đã có trong tiếng Việt.

Câu 3: Các loại từ mượn phổ biến hiện nay ?

Trả lời

- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán (bao gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt)

- Ngoài từ mượn tiếng Hán, tiếng Việt còn một bộ phận từ mượn khác như : Từ mượn tiếng Pháp, từ mượn tiếng Nga, từ mượn tiếng Anh.

THÔNG HIỂU

Câu 4:  Trong câu: “Thái độ đối xử với động vật là một tiêu chí đánh giá sự văn minh của một cá nhân hoặc cộng đồng.” Theo em văn minh nghĩ là gì ?

Trả lời

Văn minh là quy tắc ứng xử tôn trọng lẫn nhau, cư xử với nhau theo đúng phép tác, lịch sự với nhau 

Câu 5: Đọc các câu sau và thực hiện các yêu câu bên dưới: “Đại dương bao quanh lục địa. Rồi mạng lưới sông ngòi chăng chịt. Lại có những hồ năm sâu trong đất liền lớn chăng kém gì biển cả.” (Khan hiếm nước ngọt). Hãy sắp xếp các từ in nghiêng vào hai nhóm: từ thuần Việt, từ Hán Việt.

Trả lời

  1. a) Xếp các từ in nghiêng vào hai nhóm:
  • Từ thuần Việt: đất liền, biển cả
  • Từ Hán Việt: đại dương, lục địa

Câu 6:Ghi lại những từ mượn trong các câu dưới đây. Cho biết các từ ấy đợc mượn của ngôn ngữ nào 

  1. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.
  2. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.
  3. Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng. 

Trả lời

  1. Từ mượn ở câu này là: Vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sinh lễ. Đây là các từ mượn tiếng Hán.
  2. Từ mượn ở câu này là: Gia nhân. Đây là từ mượn tiếng Hán
  3. Từ mượn ở câu này là: Pốp, Mai-cơn Giắc-xơn, In-tơ-net. Đây là các từ mượn tiếng Anh.

Câu 7: Hãy xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành các từ Hán Việt sau:

Khán giả: người xem; thính giả: người nghe; độc giả: người đọc

Trả lời

  1. Từ "khán giả" có tiếng "khán" nghĩa là xem và tiếng "Giả" nghĩa là người

Từ "thính giả" có tiếng "Thính" nghĩa là nghe và tiếng "Giả" nghĩa là người

Từ "độc giả" có tiếng "Độc" nghĩa là đọc và tiếng "Giả" nghĩa là người.

Câu 8 Kể tên một số từ mượn:

  1. Là tên các đơn vị đo lường, ví dụ: mét 
  2. Là tên một số bộ phận của chiếc xe đạp, ví dụ: ghi đông
  3. Là tên một số đồ vật, ví dụ: ra-đi-ô

Trả lời

  1. Ki-lô-mét, ki-lô-gam, xăng-ti-mét,...
  2. Ghi-đông, gác-đờ-bu, pê-đan,...
  3. Ra-đi-ô, vi-ô-lông, sa lông, bình tông,...

 

Câu 9: Sắp xếp các từ sau đây thành cặp từ đồng nghĩa và gạch dưới các từ mượn: Mì chính, trái đất, hi vọng, piano, gắng sức, đa số, xi rô, bột ngọt, nỗ lực, địa cầu, mong muốn, số đông, nước ngọt, dương cầm.

Trả lời

Mì chính - bột ngọt

Trái đất - địa cầu

Hi vọng - mong muốn

Piano - dương cầm

Gắng sức - nỗ lực

Đa số - số đông

Xi rô - nước ngọt

VẬN DỤNG

Câu 10: Em có nhận xét gì về cách dùng các từ in đậm dưới đây? Theo em, nên dùng thế nào?

- Hello (chào), đi đâu đấy?

- Đi ra chợ một chút.

..

- Thôi, byei (chào) nhé, see you again( gặp nhau sau)

Trả lời

Cách dùng các từ in đậm như đã cho trong bài tập là lạm dụng từ nước ngoài một cách thái quá. Việc học ngoại ngữ là cần thiết nhưng không nên dùng kèm vào tiếng Việt. Một mặt làm mất sự trong sáng của tiếng Việt. Mặt khác, làm cho mọi người tưởng đang “khoe chữ”. Chỉ nên sử dụng những từ mượn đã quen dùng trong cộng đồng và khi thật cần thiết.

Câu 11: Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống sao cho thích hợp:

  1. báu vật/của quý

- Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ khác...

- Lê Lợi cầm gươm lên xem và thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người không biết đó là...

  1. chết/từ trần

- Ông của Lan đã... đêm qua.

- Con chó nhà tớ ăn phải bả, đã... từ tuần trước.

Trả lời

a.

- Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý.

- Lê Lợi cầm gươm lên xem và thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người không biết đó là báu vật.

b.

- Ông của Lan đã từ trần đêm qua.

- Con chó nhà tớ ăn phải bả, đã chết từ tuần trước.

Câu 12: Tìm những từ ghép thuần Việt tương ứng với các từ Hán Việt sau:

Phụ mẫu, huynh đệ, thiên địa , giang sơn, quốc kì, tiền hậu, thi nhân, sinh tử, sinh nhật, phụ tử, mẫu tử.

Trả lời

Từ Hán Việt

Từ thuần Việt

Phụ mẫu

Cha mẹ

Huynh đệ

Anh em

Thiên địa

Trời đất

Giang sơn

Sông núi

Sinh tử

Sống chết

Tiền hậu

Trước sau

Thi nhân

Nhà thơ

Phụ tử

Cha con

Nhật dạ

Ngày đêm

Mẫu tử

Mẹ con

Câu 13: Cho biết các từ ấy đợc mượn của ngôn ngữ nào.

  1. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ.
  2. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập.
  3. Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng. 

Trả lời

  1. Từ mượn ở câu này là: Vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sinh lễ. Đây là các từ mượn tiếng Hán.
  2. Từ mượn ở câu này là: Gia nhân. Đây là từ mượn tiếng Hán
  3. Từ mượn ở câu này là: Pốp, Mai-cơn Giắc-xơn, In-tơ-net. Đây là các từ mượn tiếng Anh.

Câu 14: “Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.”  (Trích truyện Thạch Sanh )

Trong đoạn trích trên, từ nào là từ Hán Việt ?

Trả lời

Từ Hán việt được mượn là từ Gia Tài

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Viết đoạn văn với chủ đề Bảo vệ thiên nhiên môi trường , sau đó chỉ ra 1 từ Hán Việt được sử dụng trong đó ?

Trả lời

Môi trường là một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Một môi trường sạch rất cần thiết cho một cuộc sống yên bình và khỏe mạnh. Môi trường giúp con người, động vật và những sinh vật sống khác lớn lên và phát triển một cách tự nhiên. Nhưng hiện nay, môi trường của chúng ta đang bị rối loạn bằng nhiều cách khác nhau. Bất cứ hình thức làm rối loạn sự cân bằng tự nhiên nào cũng đều ảnh hưởng đến toàn bộ môi trường. Điều này không chỉ phá hủy cuộc sống của con người mà còn ảnh hường đến tất cả mọi sinh vật sống. Chúng ta có thể bảo vệ môi trường của chúng ta bằng các hành động nhỏ của mọi người trên Trái Đất. Chúng ta nên giàm lượng rác thải, chỉ bỏ rác đúng nơi quy định… và nhiều cách đơn giản khác. Bảo vệ môi trường cho sự sinh tồn của nhân loại là điều rất quan trọng. Khi chúng ta bảo vệ môi trường, chúng ta đang bảo vệ chính bản thân mình và cả tương lai của chúng ta nữa. Hãy chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay