Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Ôn tập bài 1
Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 1. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
ÔN TẬP BÀI 1
TRUYỆN (TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH)
Câu 1: Truyền thuyết Hồ Gươm ra đời trong thời điểm nào?
Trả lời
Truyền thuyết hồ Gươm ra đời trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407- 1427)
Câu 2: Tóm tắt nội dung Sự tích Hồ Gươm văn bản?
Trả lời
Thời nước Nam ta bị giặc Minh xâm lược, ở vùng Lam Sơn nghĩa quân nổi dậy chống xâm lược nhưng không thành. Đức Long quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần. Phần lưỡi gươm do người đánh cá Lê Thận nhặt được rồi chàng gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Còn Lê Lợi nhặt được chuôi gươm nạm ngọc. Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân lên cao. Gươm thần tung hoành khắp trận địa. Gươm thần giúp họ mở đường đánh tràn ra mãi cho đến khi không còn bóng quân thù. Khi Lê Lợi đã lên làm vua, Rùa Vàng ngoi lên đòi lại thanh gươm thần trên hồ Tả Vọng. Từ đó lấy tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Câu 3: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Sự tích Hồ Gươm?
Trả lời
Giá trị nội dung: Tái hiện lại lịch sử vang bóng một thời của Vua Lê Lợi và sự tích ra đời của Hồ Gươm - một địa danh nổi tiếng của đất nước. Đồng thời thể hiện tinh thần dân tộc yêu nước, quyết giành độc lập cho bờ cõi.
Câu 4: Yếu tố lịch sử trong truyện sự tích Hồ Gươm là gì?
Trả lời
- Người anh hùng Lê Lợi - thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Người anh hùng Lê Lợi - thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427): kéo dài trong mười năm bắt đầu từ lúc Lê Lợi dấy binh ở Lam Sơn (Thanh Hóa) và kết thúc bằng sự kiện nghĩa quân Lam Sơn đại thắng quân Minh, nhà Lê dời đô về Thăng Long. - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427): kéo dài trong mười năm bắt đầu từ lúc Lê Lợi dấy binh ở Lam Sơn (Thanh Hóa) và kết thúc bằng sự kiện nghĩa quân Lam Sơn đại thắng quân Minh, nhà Lê dời đô về Thăng Long.
Câu 5: Hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ như thế nào ?
Trả lời
Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng hết sức bạo ngược, nhân dân ta hết sức căm giận
Ở vùng Lam Sơn nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn yếu, nhiều lần bị thua.
+ Vì không muốn con cháu phải sống mãi dưới ách đô hộ của kẻ thù tàn bạo, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để họ đánh đuổi chúng. + Vì không muốn con cháu phải sống mãi dưới ách đô hộ của kẻ thù tàn bạo, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để họ đánh đuổi chúng.
Câu 6: Cách cho mượn gươm thần này mang ý nghĩa đặc biệt gì ?
Trả lời
- Đây là thanh gươm thần, do thần Long Quân cho mượn nên không thể trao tay theo cách thức thông thường. - Đây là thanh gươm thần, do thần Long Quân cho mượn nên không thể trao tay theo cách thức thông thường.
- Cách cho mượn này làm tăng sự chú ý tới thanh gươm để cuối cùng mới nhận được giá trị to lớn và linh thiêng, quý giá của gươm thần. - Cách cho mượn này làm tăng sự chú ý tới thanh gươm để cuối cùng mới nhận được giá trị to lớn và linh thiêng, quý giá của gươm thần.
- Hình ảnh lưỡi gươm thì nằm ở dưới nước, chuôi gươm lại treo ở trên rừng nhưng vẫn gặp nhau và làm thành một thanh gươm hoàn chỉnh như muốn nói lên sự hợp nhất, sự đoàn kết của nhân dân miền đồng bằng sông nước và miền rừng thẳm non cao trong sự nghiệp chống ngoại xâm, đánh giặc cứu nước. - Hình ảnh lưỡi gươm thì nằm ở dưới nước, chuôi gươm lại treo ở trên rừng nhưng vẫn gặp nhau và làm thành một thanh gươm hoàn chỉnh như muốn nói lên sự hợp nhất, sự đoàn kết của nhân dân miền đồng bằng sông nước và miền rừng thẳm non cao trong sự nghiệp chống ngoại xâm, đánh giặc cứu nước.
- Hình ảnh Lê Thận bắt được lưỡi gươm, Lê Lợi tìm thấy chuôi gươm ý nói người cầm gươm chỉ đạo cuộc kháng chiến là Lê Lợi, nhưng sức mạnh đánh giặc là sự đóng góp của nhiều người, nhiều tướng tài trong đó có Lê Thận, một người đánh cá bình thường. - Hình ảnh Lê Thận bắt được lưỡi gươm, Lê Lợi tìm thấy chuôi gươm ý nói người cầm gươm chỉ đạo cuộc kháng chiến là Lê Lợi, nhưng sức mạnh đánh giặc là sự đóng góp của nhiều người, nhiều tướng tài trong đó có Lê Thận, một người đánh cá bình thường.
Câu 7: Từ đơn là gì ? Cho ví dụ về từ đơn ?
Trả lời:
Từ đơn là từ được cấu tạo bởi 1 tiếng.
Ví dụ về từ đơn: mẹ, cha, mèo, cây, hoa, mây, mưa,…
Câu 8: Từ phức là gì ? Cho ví dụ về từ phức?
Trả lời:
Từ phức là từ gồm ít nhất hai tiếng tạo thành trở lên.
Một số ví dụ về từ phức: cha mẹ, chó mèo, cây cối, mưa gió, lạnh lẽo, sạch sành sanh,…
Trong từ phức bao gồm hai loại: Từ láy và từ ghép
Câu 9: Ghi lại các từ đơn và từ phức trong đoạn thơ:
“Rất công bằng, rất thông minh.
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.”
Lâm Thị Mỹ Dạ
Trả lời:
Từ đơn: rất, vừa, lại.
Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang.
Câu 10: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.
Trả lời:
Từ ghép: chung quanh, hung dữ, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.
Từ láy: sừng sững, lủng củng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai
Câu 11: Cho đoạn văn sau:
"Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương "tom tóp", lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền".
- a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.
- b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.
- a. Những từ láy có trong đoạn văn: tom tóp, loáng thoáng, tũng toẵng, xôn xao, dần dần
- b. Từ láy bộ phận: tom tóp, tũng toẵng, xôn xao, loáng thoáng
Câu 13: Chuyện Thạch Sanh được kể theo ngôi thứ mấy
Trả lời
Ngôi thứ ba, người kể chuyện giấu mình đi hòa mình vào trong toàn bộ tác phẩm. Đây là một trong những ngôi kể tiêu biểu được sử dụng trong những câu chuyện kể dân gian.
Câu 14: Bố cục văn bản Thạch Sanh?
Trả lời
- Phần 1 (từ đầu đến “mọi phép thần thông”): Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh - Phần 1 (từ đầu đến “mọi phép thần thông”): Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
- Phần 2 (tiếp đó đến “hóa kiếp thành bọ hung”): Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh - Phần 2 (tiếp đó đến “hóa kiếp thành bọ hung”): Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh
- Phần 3 (còn lại): Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi vua và lui yên quân lính chư hầu - Phần 3 (còn lại): Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi vua và lui yên quân lính chư hầu
Câu 15: Tìm hiểu nguồn gốc ra đời của Thạch Sanh
Trả lời
Thạch Sanh là con trai Ngọc Hoàng, là thái tử thiên triều
Được mẹ mang thai nhiều năm, mồ côi cha từ nhỏ, sau đó không lâu mẹ cũng mất
Lớn lên bằng nghề kiếm củi
Là người tài giỏi và được thần dạy đủ mọi võ nghệ
Câu 16: Thể loại của Thánh Gióng là gì ?
Trả lời
Truyền thuyết Thánh Gióng nằm trong hệ thống các truyền thuyết thời kì Hùng Vương, nói về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong truyền thuyết nổi bật lên là hình tượng người anh hùng Thánh Gióng với sức mạnh vô địch, kiên cường, anh dũng là đại diện tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh quật khởi của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm xâm lược.
Câu 17: Tóm tắt truyện Thánh Gióng theo cách hiểu của em?
Trả lời
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão ăn ở phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng thấy một vết chân rất to liền đặt lên ướm thử. Không ngờ, về nhà bà thụ thai. Mười hai tháng sau bà sinh ra một cậu bé khôi ngô nhưng lên ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười, không biết đi, đặt đâu nằm đấy. Bấy giờ có giặc n xâm chiếm bờ cõi, vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước. Nghe thấy tiếng rao, Thánh Gióng cất tiếng nói xin đi đánh giặc. Sau hôm đó, nhờ sự giúp đỡ của dân làng Gióng lớn nhanh như thổi vươn vai thành tráng sĩ phá tan quân giặc. Giặc tan, Gióng bay về trời. Vua nhớ công ơn phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ở quê nhà.
Câu 18: Từ lời nói đặc biệt của chú bé ba tuổi đến sứ giả hàng loạt những điều gì kì lạ đã xảy ra? Phân tích những sự việc đó?
Trả lời
+ Cậu bé ba tuổi chưa từng chịu nói một lời nhưng khi nghe tiếng của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”, + Cậu bé ba tuổi chưa từng chịu nói một lời nhưng khi nghe tiếng của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”,
+ Sau đó bắt đầu ăn rất nhiều cơm và Gióng lớn nhanh như thổi,chạy nhờ bà con, làng xóm góp gạo thổi cơm + Sau đó bắt đầu ăn rất nhiều cơm và Gióng lớn nhanh như thổi,chạy nhờ bà con, làng xóm góp gạo thổi cơm
+ Giặc kéo đến, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt, một mình xông pha ra chiến trường. + Giặc kéo đến, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt, một mình xông pha ra chiến trường.
Câu 19: Thánh Gióng đánh giặc được miêu tả qua những chi tiết nào ?
Trả lời
- Gióng vươn vai một cái trở thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt - Gióng vươn vai một cái trở thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt
- Gióng ra trận đánh giặc: - Gióng ra trận đánh giặc:
+ Mặc áo giáo, cầm roi, nhảy lên mình ngựa + Mặc áo giáo, cầm roi, nhảy lên mình ngựa
+ Thúc ngựa, phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác + Thúc ngựa, phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác
+ Khi roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc + Khi roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc
+ Kết quả: giặc chết như rạ, giẫm đạp lên nhau chạy trốn + Kết quả: giặc chết như rạ, giẫm đạp lên nhau chạy trốn
→ Dũng mãnh, oai phong, lẫm liệt
→ Ngợi ca lòng yêu nước, sức mạnh chống ngoại xâm của nhân dân ta
Câu 20: Hàng năm người dân đã có những hoạt động nào liên quan đến sự tích Thánh Gióng?
Trả lời
- Hội Gióng là một trong những nét đẹp văn hóa, là lễ hội được tổ chức thường niên ở nhiều nơi thuộc khu vực Hà Nội. Đây là ngày mà người dân bày tỏ lòng thành kính, tưởng niệm và ca ngợi đến Thánh Gióng – người anh hùng trong truyền thuyết của - Hội Gióng là một trong những nét đẹp văn hóa, là lễ hội được tổ chức thường niên ở nhiều nơi thuộc khu vực Hà Nội. Đây là ngày mà người dân bày tỏ lòng thành kính, tưởng niệm và ca ngợi đến Thánh Gióng – người anh hùng trong truyền thuyết của
- Hiện nay, có 2 hội Gióng điển hình ở Hà Nội đó chính là hội Gióng được tổ chức từ ngày 7 -9 tháng 4 âm lịch hàng năm, - Hiện nay, có 2 hội Gióng điển hình ở Hà Nội đó chính là hội Gióng được tổ chức từ ngày 7 -9 tháng 4 âm lịch hàng năm, ở đền Sóc thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng được tổ chức ở đền Phù Đổng, thuộc huyện Gia Lâm. Đây cũng là lễ hội đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.