Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Ôn tập bài 1 (P2)
Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 1. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
ÔN TẬP BÀI 1
TRUYỆN (TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH)
Câu 1: Từ ghép là gì ? Cho ví dụ về từ ghép?
Trả lời:
Từ ghép là những từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có nghĩa, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Ví dụ: ăn uống, sợ hãi
Câu 2: Từ láy là gì ? Cho ví dụ về từ láy?
Trả lời:
Từ láy là những từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần).
Ví dụ: sợ sệt, lênh khênh, rung rung
Câu 3: Đặt một câu chứa từ ghép và một câu chứa từ láy ?
Trả lời:
- Em được ăn uống rất nhiều món ngon tại bữa tiệc cưới của chị gái => Từ ghép: ăn uống, bữa tiệc - Em được ăn uống rất nhiều món ngon tại bữa tiệc cưới của chị gái => Từ ghép: ăn uống, bữa tiệc
- Con mèo hoang tỏ ra sợ sệt khi nhìn thấy em đang định ôm nó=> Từ láy: sợ sệt - Con mèo hoang tỏ ra sợ sệt khi nhìn thấy em đang định ôm nó=> Từ láy: sợ sệt
Câu 4: Hãy tìm trong từ điển và ghi lại 3 từ đơn và 3 từ phức
Trả lời:
- 3 từ đơn: đi, đứng, ngồi. - 3 từ đơn: đi, đứng, ngồi.
- 3 từ phức: anh hùng, dũng cảm, thông minh - 3 từ phức: anh hùng, dũng cảm, thông minh
Câu 5: Hãy điền những từ còn thiếu vào chỗ trống:
"Từ chỉ gồm một tiếng là ….. . Từ gồm hai hay nhiều tiếng là ……"
Trả lời:
"Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn, từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức."
Câu 6: Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào:
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
Tay nhè nhẹ chút, người ơi
Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.
Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình
Nắng già hạt gạo thơm ngon
Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.
Trả lời:
Các từ láy trong các dòng thơ là: chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình, bưng lưng, thơm tho
+ Từ láy bộ phận: chói chang, long lanh, xập xình, bưng lưng, thơm tho + Từ láy bộ phận: chói chang, long lanh, xập xình, bưng lưng, thơm tho
+ Từ láy toàn bộ: nhè nhẹ, + Từ láy toàn bộ: nhè nhẹ,
Câu 7: Viết một đoạn văn (5 -7 câu) về một hình tượng anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết trong đó hãy liệt kê ra những từ láy và từ ghép xuất hiện trong bài?
Trả lời:
Người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung là người anh hùng nổi tiếng của nước ta. Xuất thân là một người nông dân nhưng ông có tài trí mưu lược và võ nghệ cao cường không hề thua kém một vị tướng quân đã qua huấn luyện nào cả. Khi cùng hai anh trai Nguyễn Nhạc và Nguyễn Dữ khởi nghĩa, Quang Trung luôn là người đóng vai trò chủ chốt. Chính ông là người dẫn quân đánh đổ vua Lê chúa Trịnh và nhà Mạc để thống nhất đất nước. Đồng thời cũng là người sáng tạo ra kế sách hành quân thần tốc ra Bắc để đánh đuổi quân Thanh sang xâm lược. Sau khi lên ngôi vua, ông cũng được nhân dân nể phục, kính trọng bởi các chính sách tiến bộ, hợp lòng dân. Có thể nói, Quang Trung là một người anh hùng văn võ song toàn, vô cùng đáng kính của nhân dân và dân tộc ta. Là hình tượng người anh hùng muôn đời mà chúng ta phải ngưỡng mộ và noi theo.
- Từ ghép: anh hùng, nông dân, tướng quân,.... - Từ ghép: anh hùng, nông dân, tướng quân,....
- Từ láy: Cao cường, chủ chốt - Từ láy: Cao cường, chủ chốt
Câu 8: Có thể chia bố cục văn bản Thánh Gióng thành mấy phần?
Trả lời
- Đoạn 1 (Từ đầu đến ...nằm đấy): Sự ra đời kỳ lạ của Gióng - Đoạn 1 (Từ đầu đến ...nằm đấy): Sự ra đời kỳ lạ của Gióng
- Đoạn 2 (Tiếp theo đến ...cứu nước): Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng - Đoạn 2 (Tiếp theo đến ...cứu nước): Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng
- Đoạn 3 (Tiếp theo đến ...lên trời, biến mất): Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc - Đoạn 3 (Tiếp theo đến ...lên trời, biến mất): Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc n
- Đoạn 4 (Còn lại): Gióng bay về trời - Đoạn 4 (Còn lại): Gióng bay về trời
Câu 9: Truyền thuyết thì thường có những yếu tố gì để xác định?
Trả lời
- Truyền thuyết thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian. - Truyền thuyết thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.
- Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thể; chiến công phi thường; kết cục. - Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thể; chiến công phi thường; kết cục.
- Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng. - Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng.
- Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện. - Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.
- Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ. - Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ.
Câu 10: Giá trị nội dung của truyện Thánh Gióng?
Trả lời
-Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm. -Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.
Câu 11: Sự ra đời của Thánh Gióng có điều gì kì lạ?
Trả lời
- Bà mẹ ra đồng, ướm chân mình lên một vết chân rất to, về nhà bà thụ thai - Bà mẹ ra đồng, ướm chân mình lên một vết chân rất to, về nhà bà thụ thai
- Mười hai tháng mang thai, sinh ra một đứa bé khôi ngô - Mười hai tháng mang thai, sinh ra một đứa bé khôi ngô
- Đến ba tuổi, đứa bé không biết nói, biết cười, không biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy - Đến ba tuổi, đứa bé không biết nói, biết cười, không biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy
=> Sự ra đời độc đáo từ chính cách mang thai, đến quá trình trưởng thành của cậu bé trái ngược với quy luật thông thường của tự nhiên.
Câu 12: Nhân dân đã tưởng nhớ đến công ơn của Thánh Gióng như thế nào ?
Trả lời
- Nhà vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ở quê nhà, nay là làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. - Nhà vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ở quê nhà, nay là làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng.
- Hình ảnh những bụi tre ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun mới vàng óng - Hình ảnh những bụi tre ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun mới vàng óng
- Những vết chân ngựa thành những ao hồ liên tiếp, ngựa thét ra lửa thiêu cháy một làng gọi là làng Cháy… - Những vết chân ngựa thành những ao hồ liên tiếp, ngựa thét ra lửa thiêu cháy một làng gọi là làng Cháy…
→ Niềm tin của nhân dân vào sức mạnh thần kì của dân tộc
Câu 13: Qua câu chuyện về Thánh Gióng, em có cảm nhận gì về tinh thần dân tộc của nhân dân ta?
Trả lời
Thánh Gióng là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố thần kì (sinh nở thần kì, lớn nhanh như thổi, bay về trời) với hình tượng người anh hùng. Tác phẩm nằm trong hệ thống truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước, qua câu chuyện này ta thấy ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã phải đối mặt với nạn giặc xâm lược, công cuộc dựng nước luôn gắn liền với công cuộc giữ nước, đồng thời thấy được tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của ông cha.
Câu 14: Tính cách và phẩm chất của chàng Thạch Sanh ?
Trả lời
→ Vừa bình thường, vừa khác thường. Bình thường ở chỗ Thạch Sanh là con của nông dân, sống nghèo khổ bằng nghề tiều phu. Khác thường ở chỗ Thạch Sanh là thái tử con của Ngọc Hoàng, được mang thai trong thời gian dài, được chỉ dạy võ nghệ tinh thông -Bình thường:
→ Thể hiện ước mơ niềm tin con người bình thường cũng có tài năng hơn người.
Câu 15: Thử thách đầu tiên của Thạch Sanh là gì ?
Trả lời
Vốn là trẻ mồ côi, khao khát được yêu thương nên khi Lý Thông ngỏ lời kết nghĩa, Thạch Sanh lập tức đồng ý. Tuy nhiên, Lý Thông không có lòng tốt khi liên minh với Thạch Sanh mà chỉ muốn lợi dụng ông. Thử thách đầu tiên mà Thạch Sanh phải trải qua chính là thử thách lòng tin. Lý Thông nói dối để Thạch Sanh canh giữ chùa nhưng thực chất đã đẩy Thạch Sanh vào chỗ chết. Tuy nhiên, Thạch Sanh không chỉ sống sót qua đêm mà còn đánh bại yêu tinh, chứng tỏ sự trung thực và giản dị của mình.Lý Thông tiếp tục làm kẻ xảo quyệt, lại một lần nữa lừa Thạch Sanh khiến Thạch Sanh phải trở về túp lều cũ, trong khi hắn ngoan ngoãn nhận công và nhận thưởng
Câu 16: Thử thách thứ hai của Thạch Sanh là gì ?
Trả lời
Một ngày nọ công chúa đương triều bị một con đại bàng bắt đi. Thạch Sanh, một người cao thượng, khi thấy sự việc đã mang cung tên vàng ra bắn làm bị thương con chim ác. Anh lần theo dấu vết máu và tìm thấy lối vào hang động. Theo yêu cầu của Lý Thông, anh xuống hang sâu để cứu công chúa, nhưng khi đã cứu được rồi, Lý Thông đã chặn cửa hang nhằn hãm hại Thạch Sanh và cướp công thêm một lần nữa Tuy nhiên, Thạch Sanh không hề sợ hãi, tìm đường thoát thân và cứu được con trai vua Thủy Tế trên đường đi.
Câu 17: Ý nghĩa mà sự tích Hồ Gươm mang lại ?
Trả lời
-Ngợi ca cuộc kháng chiến chống giặc quân Minh của dân tộc, đó là cuộc kháng chiến chính nghĩa được lòng trời, hợp lòng người, mang tính chất nhân dân. -Ngợi ca cuộc kháng chiến chống giặc quân Minh của dân tộc, đó là cuộc kháng chiến chính nghĩa được lòng trời, hợp lòng người, mang tính chất nhân dân.
- Đề cao suy tôn vai trò của Lê Lợi - Đề cao suy tôn vai trò của Lê Lợi
- Thể hiện niềm tự hào về sức mạnh đoàn kết và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa - Thể hiện niềm tự hào về sức mạnh đoàn kết và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa
- Giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm) và truyền thống chuộng hòa bình của nhân dân ta. - Giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm) và truyền thống chuộng hòa bình của nhân dân ta.
Câu 18: Sự kì diệu của nghĩ quân đánh giặc sau khi mượn được gươm thần là gì ?
Trả lời
Gươm thần đã tỏ ra sức mạnh của mình trong cuộc chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn:
+ Làm cho tinh thần đoàn kết xung quanh Lê Lợi và ý chí chiến đấu đánh quân xâm lược của quân tướng thêm dâng cao. + Làm cho tinh thần đoàn kết xung quanh Lê Lợi và ý chí chiến đấu đánh quân xâm lược của quân tướng thêm dâng cao.
+ Làm cho mọi người thêm tin tưởng ở Lê Lợi vì Lê Lợi đúng là một minh công được Trời phó thác cho việc lớn. + Làm cho mọi người thêm tin tưởng ở Lê Lợi vì Lê Lợi đúng là một minh công được Trời phó thác cho việc lớn.
+ Làm nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng: Lưỡi gươm thần trong tay Lê Lợi, tung hoành khắp các trận địa làm quân Minh kinh hồn, bạt vía. + Làm nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng: Lưỡi gươm thần trong tay Lê Lợi, tung hoành khắp các trận địa làm quân Minh kinh hồn, bạt vía.
+ Làm cho uy thanh của nghĩa quân vang dội khắp nơi: Gươm thần như một biểu tượng của lòng tin, của sức mạnh mở đường cho quân ta giành chiến thắng rực rỡ, hào hùng, oanh liệt. + Làm cho uy thanh của nghĩa quân vang dội khắp nơi: Gươm thần như một biểu tượng của lòng tin, của sức mạnh mở đường cho quân ta giành chiến thắng rực rỡ, hào hùng, oanh liệt.
Câu 19: Cảnh Lê Lợi trả lại gươm cho Long Quân diễn ra như thế nào?
Trả lời
- Một năm sau chiến thắng quân Minh, Long Quân mới cho đòi lại gươm. - Một năm sau chiến thắng quân Minh, Long Quân mới cho đòi lại gươm.
- Hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ: - Hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ:
+ Giặc Minh xâm lược đã bị đánh tan + Giặc Minh xâm lược đã bị đánh tan
+ Chủ tướng Lê Lợi lên ngôi vua + Chủ tướng Lê Lợi lên ngôi vua
- Cảnh đòi gươm và trao gươm thiêng đã diễn ra rất khác lạ: - Cảnh đòi gươm và trao gươm thiêng đã diễn ra rất khác lạ:
+ Vua Lê đang cưỡi thuyền rồng dạo trên hồ Tả Vọng + Vua Lê đang cưỡi thuyền rồng dạo trên hồ Tả Vọng
+ Bỗng nhiên có con rùa lớn nhô đầu lên rồi bơi nổi hẳn lên mặt nước và nói với nhà vua: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". + Bỗng nhiên có con rùa lớn nhô đầu lên rồi bơi nổi hẳn lên mặt nước và nói với nhà vua: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân".
+ Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng + Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng
+ Rùa há miệng, đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. + Rùa há miệng, đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
+ Gươm và Rùa chìm đáy nước mà người ta vẫn còn thấy vật gì le lói dưới mặt hồ xanh. + Gươm và Rùa chìm đáy nước mà người ta vẫn còn thấy vật gì le lói dưới mặt hồ xanh.
-> Một cảnh tượng kỳ lạ, đẹp đẽ mang tính chất thiêng liêng, thần bí. -> Một cảnh tượng kỳ lạ, đẹp đẽ mang tính chất thiêng liêng, thần bí.
=> Ca ngợi tính chất toàn dân, chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa. Đồng thời, lý giải tên gọi hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm hiện nay.
Câu 20: Cảm nghĩ của em sau khi đọc tác phẩm sự tích Hồ Gươm?
Trả lời
“Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng- nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.