Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Ôn tập bài 2 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 2. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều

ÔN TẬP BÀI 2

THƠ (THƠ LỤC BÁT)

Câu 1: Ca dao là gì ? Đâu là hình thức chủ yếu của ca dao Việt Nam ?

Trả lời:

+ Định nghĩa: Ca dao là một hình thức thơ ca dân gian truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. + Định nghĩa: Ca dao là một hình thức thơ ca dân gian truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.

+ Hình thức: Ca dao sử dụng nhiều thể thơ, trong đó nhiều bài viết theo thể lục bát. Mỗi bài ca dao ít nhất có hai dòng. + Hình thức: Ca dao sử dụng nhiều thể thơ, trong đó nhiều bài viết theo thể lục bát. Mỗi bài ca dao ít nhất có hai dòng.

Câu 2: Nêu giá trị nội dung tác phẩm Ca dao Việt Nam ?

Trả lời:

 Ba bài ca dao trong văn bản thể hiện tình cảm gia đình: đó là tình cảm giữa cha mẹ với con, tình cảm cội nguồn và tình cảm anh em.

Câu 3: Bài ca dao thứ nhất trong văn bản Ca dao Việt Nam là chủ đề gì ? Phân tích nghệ thuật của bài ?

Trả lời:

- Bài 1: Nói về tình cảm, công lao của cha mẹ - Bài 1: Nói về tình cảm, công lao của cha mẹ

→ Tác dụng của biện pháp so sánh:

+ Tăng sức gợi tả gợi cảm cho câu ca dao. + Tăng sức gợi tả gợi cảm cho câu ca dao.

+ Nhấn mạnh mỗi con người đều có cội nguồn, phải biết ơn và trân trọng. + Nhấn mạnh mỗi con người đều có cội nguồn, phải biết ơn và trân trọng.

Câu 4: Cảm nhận của em về câu ca dao :

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chính chữ ghi lòng con ơi!

Trả lời:

Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát mang âm điệu trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ. Mượn những hình ảnh thiên nhiên để nói đến công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Ở đây, tác giả dân gian đã dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên - đó là “núi”, “biển” để thể hiện công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Có lẽ chẳng thể nào đong đếm được công lao của đấng sinh thành. Người cha có công sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ cho con nhiều điều hay lẽ phải. Người mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Không chỉ vậy, đứa con sinh ra còn được mẹ chăm sóc, bảo vệ từng miếng ăn, cái mặc. Bài ca dao chỉ bốn câu nhưng chứa đựng những nội dung vô cùng sâu sắc về tình cảm gia đình. Lời răn dạy chắc hẳn sẽ còn nguyên giá trị cho đến muôn đời.

Câu 5: Cảm nhận của em về câu ca dao :

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Trả lời:

Bài ca dao giúp tôi hiểu được mối quan hệ gắn bó giữa những người thân trong gia đình. Câu đầu tiên là câu phủ định - “anh em” không phải người xa lạ, từ đó nhằm khẳng định mối quan hệ thân thiết, ruột thịt. Tiếp đến, điệp từ “cùng” giúp nhấn mạnh vào mối quan hệ gắn bó giữa “anh em” - cùng chung cha mẹ, là người thân một nhà. Hai câu tiếp theo là lời khuyên nhủ giá trị. Giữa anh, em cần có sự yêu mến, hòa thuận. Cách so sánh “như thể tay chân” thật độc đáo, bởi “tay” và “chân” đều là những bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Cũng giống như anh em có sống hòa thuận thì gia đình mới có thể vui vẻ, hạnh phúc. Bài ca dao tuy ngắn gọn nhưng đã đem đến một bài học quý giá cho chúng ta.

Câu 6: Hãy xếp các từ phức sau vào hai loại từ ghép và từ láy: sừng sững, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

Trả lời:

- Từ ghép: hung dữ, mộc mạc, dẻo dai, vững chắc - Từ ghép: hung dữ, mộc mạc, dẻo dai, vững chắc

- Từ láy: sừng sững, lủng củng, nhũn nhặn, cứng cáp. - Từ láy: sừng sững, lủng củng, nhũn nhặn, cứng cáp.

Câu 7: Tìm ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây. Nêu tác dụng của các ẩn dụ đó đối với việc miêu tả sự vật và biểu cảm.

“Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cải trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi...”

(Bình Nguyên)

Trả lời:

Ẩn dụ trong câu: " cái trăng vàng", " cái trăng tròn", " cái trăng" => ẩn dụ chỉ em bé

Tác dụng: thể hiện tình cảm yêu thương, quý trọng, con là điều tốt đẹp quý giá nhất trần đời của mẹ, từ đó thể hiện tình yêu của mẹ dành cho con

- “trồng cây” so sánh ngầm với - “trồng cây” so sánh ngầm với  hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

Câu 8: Hãy tìm phép ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây:

  • a.
  • b.
    • a.Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” ẩn dụ: trước sau như một, sự chung thủy, vẹn nguyên của thiên nhiên quê hương.
    • b.Hình ảnh “mặt trời” trong câu thứ hai là một biện pháp tu từ ẩn dụ. Tác giả đã dùng hình ảnh “mặt trời” để chỉ Bác Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ dân tộc vĩ đại. Bác chính là ánh sáng dẫn lối cho dân tộc ta, giành lại độc lập và tự do cho Tổ quốc.
  • a. “Về thăm nhà Bác làng sen
  • b.Trời hôm nay nắng giòn tan.”
    • a. Trong ví dụ trên, từ “thắp” chính là ẩn dụ hình thức để ám chỉ hình ảnh “nở hoa” (cụ thể là nói về hoa râm bụt nở hoa).
    • b. Hình thức ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng trong trường hợp này với mục đích diễn tả cái nắng chói chang, mọi thứ dường như có thể cháy khô đến giòn tan. Ở đây, tác giả đã sử dụng giác quan về thị giác để cảm nhận về ánh nắng, nhưng khi miêu tả trong câu lại sử dụng từ “giòn tan” – từ được sử dụng cho vị giác.

Câu 12: Tìm hiểu về tác giả Đinh Nam Khương ?

Trả lời

Đinh Nam Khương sinh năm 1949, quê Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Ông là phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội, hội viên Hội nhà văn Việt nam, hiện sinh sống và làm việc tại Hà Nội.

Câu 13: Giá trị nội dung của tác phẩm Về thăm mẹ?

Trả lời

Về thăm mẹ là bài thơ thể hiện tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ mình. Mặc dù mẹ không ở nhà nhưng hình ảnh mẹ hiện hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh. Mỗi cảnh, mỗi vật đều biểu hiện sự vất vả, sự tần tảo, hi sinh và đặc biệt là tình thương yêu của mẹ dành cho con.    

Câu 14: Hình ảnh mẹ gắn với bếp lửa thể hiện điều gì ?

Trả lời

- Hình ảnh mẹ gắn liền với bếp lửa: "bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà".  - Hình ảnh mẹ gắn liền với bếp lửa: "bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà". → Thể hiện sự tần tảo, đảm đang. → Mang những đặc điểm điển hình của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam.

Câu 15: Tình yêu của mẹ gắn với những sự vật gần gũi, đời thường , đó là những sự vật hiện tượng gì ?

Trả lời

+ “chum tương đã đậy” + “chum tương đã đậy”

+ “áo tơi lủn củn” + “áo tơi lủn củn”

+ “nón mê ngồi dầm mưa” + “nón mê ngồi dầm mưa”

+ “đàn gà, cái nơm hỏng vành” + “đàn gà, cái nơm hỏng vành”

→ Tất cả các sự vật đều gần gũi, có vẻ cũ kỹ, xấu xí, không trọn vẹn.

→ Sự vất vả, tích cóp, tiết kiệm của người mẹ để nuôi con khôn lớn.

→ Tình yêu của mẹ đối với con trọn vẹn.

Câu 16: Hình ảnh đôi bàn tay mẹ trước giông bão cuộc đời ?

Trả lời

+ "chắn mưa sa". + "chắn mưa sa".

+ "chặn bão qua mùa màng". + "chặn bão qua mùa màng".

→ Mẹ mạnh mẽ, kiên cường trước khó khăn, chông gai trong cuộc đời để bảo vệ con, cho con được hạnh phúc, bình yên.

→ Sức mạnh phi thường, bản năng của người làm mẹ.

Câu 17: Sự nhiệm màu của bàn tay mẹ hy sinh vì con ?

Trả lời

+ "thức một đời". + "thức một đời".

+ "mai sau bể cạn non mòn" vẫn còn hát ru. + "mai sau bể cạn non mòn" vẫn còn hát ru.

+ "chắt chiu từ những dãi dầu". + "chắt chiu từ những dãi dầu".

→ Người mẹ vất vả, chắt chiu...nuôi nấng con. Mẹ nuôi con suốt một đời dù cho bất cứ điều gì xảy ra.

Câu 18: Lời ru của mẹ được miêu tả như thế nào ?

Trả lời

- Nghĩ cho đứa con yếu ớt, nhớ nhung mẹ: - Nghĩ cho đứa con yếu ớt, nhớ nhung mẹ:

+ "mềm ngọn gió thu", "tan đám sương mù lá cây"  + "mềm ngọn gió thu", "tan đám sương mù lá cây" → xua tan đi cái rét mướt, lạnh lẽo của thời tiết. → Sự ấm áp đến từ lời ru, từ trái tim người mẹ.

+ "cái khuyết tròn đầy", "cái thương cái nhớ"  + "cái khuyết tròn đầy", "cái thương cái nhớ" → thương cho đứa con còn nhỏ, chưa phát triển đầy đủ, thương con khi phải xa mẹ.

- Nghĩ cho mẹ, cho bà: "sóng lặng bãi bồi", "mưa không dột chỗ bà ngồi khâu". - Nghĩ cho mẹ, cho bà: "sóng lặng bãi bồi", "mưa không dột chỗ bà ngồi khâu".

- Nghĩ cho cả mọi người, cho cuộc đời: "cho đời nín đau". - Nghĩ cho cả mọi người, cho cuộc đời: "cho đời nín đau".

- Mẹ vì mọi người mà quên mất bản thân mình  - Mẹ vì mọi người mà quên mất bản thân mình

"À ơi...Mẹ chẳng một câu ru mình".

→ Đức hi sinh cao cả, thiêng liêng của người mẹ

Câu 19: Viết một đoạn văn (5 - 7 câu ) nêu cảm nhận của em về bài thơ ?

Trả lời

À ơi tay mẹ là một khúc hát ru được thể hiện bằng hình thức một bài thơ lục bát. Với giai điệu nhịp nhàng đặc trưng vốn có của thể thơ này, lời ru được cất lên càng thêm du dương, da diết, chở theo biết bao tình yêu thương của mẹ. Trong bài thơ, người mẹ xuất hiện gián tiếp qua hình tượng đôi bàn tay. Bàn tay mẹ vất vả, bàn tay mẹ dịu dàng, bàn tay mẹ bế bồng, chăm sóc cho con. Đó chính là hình ảnh người mẹ to lớn, vĩ đại. Mẹ cũng từng chỉ là một người con gái nhỏ bé, nhưng từ khi là mẹ của con, mẹ chẳng còn sợ điều gì cả. Mẹ yêu con, nên hi sinh mọi thứ cho con. Tất cả những tình yêu của mẹ hóa thân thành những mong cầu cho thiên thần bé nhỏ trong vòng tay mình. Bàn tay mẹ hóa thành bầu trời, thành mái ấm che chở cho con. Đọc bài thơ À ơi tay mẹ, em cảm giác như được nhỏ lại, được vùi vào vòng tay ấm áp của mẹ để cảm nhận hơi ấm của tình mẹ bao lấy quanh người. Có lẽ, trên thế giới này không có thứ gì có thể cao cả, đong đầy và bất tận như tình mẹ ấy.

Câu 20: Tìm hiểu về tác giả Bình Nguyên ?

Trả lời

- Tên: Bình Nguyên - Tên: Bình Nguyên

- Quê quán: Ninh Bình - Quê quán: Ninh Bình

- Cuộc đời: - Cuộc đời:

+ Ông vừa là nhà thơ vừa là Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam + Ông vừa là nhà thơ vừa là Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay