Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Ôn tập bài 3 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 3. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 4

VĂN NGHỊ LUẬN (NGHỊ LUẬN VĂN HỌC)

Câu 1: Tìm hiểu tác giả tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao

Trả lời

- Tác giả Hoàng Tiến Tựu (1933 - 1998) - Tác giả Hoàng Tiến Tựu (1933 - 1998)

- Quê quán: Thanh Hóa - Quê quán: Thanh Hóa

- Hiện đang là nhà nghiên cứu hàng đầu về chuyên ngành Văn học dân gian. - Hiện đang là nhà nghiên cứu hàng đầu về chuyên ngành Văn học dân gian.

Câu 2: Chỉ ra bố cục của văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao?

Trả lời

- Phần 1: Từ đầu đến “một bài ca dao nào khác” - Phần 1: Từ đầu đến “một bài ca dao nào khác”

- Phần 2: Tiếp đến “đồng lúa quê hương” - Phần 2: Tiếp đến “đồng lúa quê hương”

- Phần 3: Tiếp đến “nói lên điều đó” - Phần 3: Tiếp đến “nói lên điều đó”

- Phần 4: Còn lại - Phần 4: Còn lại

Câu 3: Giá trị  nội dung của tác phẩm?

Trả lời

Qua Vẻ đẹp của một bài ca dao, Hoàng Tiến Tựu đã nêu lên ý kiến của mình về vẻ đẹp cũng như bố cục của một bài ca dao. Qua đó thể hiện khả năng lập luận xuất sắc của tác giả.

Câu 4: Ý kiến của tác giả về bố cục của bài ca dao :

“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”

Trả lời

- Ý kiến của nhiều người: chia 2 phần (2 câu đầu - 2 câu cuối, hình ảnh cánh đồng - hình ảnh cô gái thăm đồng) - Ý kiến của nhiều người: chia 2 phần (2 câu đầu - 2 câu cuối, hình ảnh cánh đồng - hình ảnh cô gái thăm đồng)

- Ý kiến tác giả: Không hoàn toàn như vậy. - Ý kiến tác giả: Không hoàn toàn như vậy.

+ Ngay 2 câu đầu, cô gái đã xuất hiện: cô gái đã miêu tả, giới thiệu rất cụ thể chỗ đứng cũng như cách quan sát cánh đồng. + Ngay 2 câu đầu, cô gái đã xuất hiện: cô gái đã miêu tả, giới thiệu rất cụ thể chỗ đứng cũng như cách quan sát cánh đồng.

+ Cụm từ "mênh mông bát ngát" được đặt vị trí cuối 2 câu đầu và có sự đảo vị trí. + Cụm từ "mênh mông bát ngát" được đặt vị trí cuối 2 câu đầu và có sự đảo vị trí.

→ Cô gái hiện lên năng động, tích cực: đứng bên ni đồng rồi lại đứng bên tê đồng, ngắm nhìn cảnh vật từ nhiều phía như muốn thâu tóm, cảm nhận cả cánh đồng bát ngát.

=> Khẳng định ý kiến không nên chia 2 phần để phân tích.

Câu 5: Hai câu ca dao sau được miêu tả như thế nào ?

Trả lời

- Tập trung ngắm nhìn, quan dát, đặc tả "chẽn lúa đòng đòng" đang phất phơ dưới "ngọn nắng hồng ban mai". Ngọn nắng cũng được coi là một hoán dụ của Mặt Trời. - Tập trung ngắm nhìn, quan dát, đặc tả "chẽn lúa đòng đòng" đang phất phơ dưới "ngọn nắng hồng ban mai". Ngọn nắng cũng được coi là một hoán dụ của Mặt Trời.

→ Miêu tả cảnh vật tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước.

- Tả "chẽn lúa đòng đòng" trong mối liên hệ so sánh với bản thân. - Tả "chẽn lúa đòng đòng" trong mối liên hệ so sánh với bản thân.

→ Cô gái đến tuổi dậy thì, căng đầy sức sống.

- Cuối cùng khẳng định lại "Bài ca dao quả là bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng". - Cuối cùng khẳng định lại "Bài ca dao quả là bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng".

=> Cái nhìn chi tiết, bộ phận.

- Nghệ thuật: - Nghệ thuật:

+ So sánh: như. + So sánh: như.

+ Hoán dụ: nắng hồng - Mặt Trời. + Hoán dụ: nắng hồng - Mặt Trời.

+ Ẩn dụ: chẽ lúa - người con gái đầy sức sống. + Ẩn dụ: chẽ lúa - người con gái đầy sức sống.

Câu 6: Ca dao là gì ? Cho ví dụ về ca dao mà em biết ?

Trả lời:

Ca dao là một thuật ngữ hán việt, trong từ nguyên, ca là một bài hát có chương có giai điệu, còn dao là một bài hát ngắn không có giai điệu hoặc chương khúc. Đây là một thể thơ dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng lời thoại không theo một nhịp điệu cụ thể nào, thường được viết theo thể thơ lục bát để dễ nhớ. Ca dao bộc lộ tâm tình, tình cảm của người nói, người viết về đủ mọi đề tài trong cuộc sống.

Ví dụ:

Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu

Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

Câu 7: Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây: lớn nhanh như thổi, hôi như cú mèo; cá chậu chim lồng;  bể cạn non mòn;  buôn thúng bán bưng...

Trả lời:

  • a. Lớn nhanh như thổi: nghĩa người hoặc sự việc lớn rất nhanh
  • b. Hôi như cú: chỉ cơ thể có mùi hôi khó chịu
  • c. Cá chậu chim lồng: chỉ tình cảnh bị giam giữ, tù túng, mất tự do.
  • d. Bể cạn non mòn:  chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, của trời đất

e. Buôn thúng bán bưng: chỉ những người nghèo khổ, có ít vốn liếng buôn bán vặt vãnh, tần tảo.

Câu 8: Tìm và giải thích các thành ngữ trong các câu sau đây

a) Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì.

(Bánh chưng, bánh giầy)

b)Thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn của truyện cổ tích (Thạch Sanh)

+ Tứ cố vô thân. + Tứ cố vô thân.

+ Khỏe như voi. + Khỏe như voi.

Trả lời:

a,Thành ngữ của câu trên: Sơn hào hải vị, nem công chả phượng.

- Nghĩa của thành ngữ: - Nghĩa của thành ngữ:

+ Món ăn quý hiếm trên núi, vị ngon quý hiếm ở biển + Món ăn quý hiếm trên núi, vị ngon quý hiếm ở biển

+ Những thức ăn quý hiếm ở mọi nơi được lựa chọn. + Những thức ăn quý hiếm ở mọi nơi được lựa chọn.

b,Nghĩa của thành ngữ

+ Tứ: bốn; cố: quay đầu nhìn lại; vô: không; thân: người thân, bà con họ hàng; đơn độc, không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa. + Tứ: bốn; cố: quay đầu nhìn lại; vô: không; thân: người thân, bà con họ hàng; đơn độc, không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa.

+ Voi: con vật rất to, rất khỏe => Người có sức khỏe phi thường. + Voi: con vật rất to, rất khỏe => Người có sức khỏe phi thường.

Câu 9: Đặt với mỗi thành ngữ cho dưới đây 1 câu : Mặt nặng mày nhẹ, Mặt hoa da phấn, Mặt sắt đen sì.

Trả lời:

- Em gái tôi tức giận, mặt nặng mày nhẹ khi không được mua đồ chơi theo ý muốn. - Em gái tôi tức giận, mặt nặng mày nhẹ khi không được mua đồ chơi theo ý muốn.

- Thúy Kiều là một cô gái đẹp, mặt hoa da phấn và tài sắc vẹn toàn - Thúy Kiều là một cô gái đẹp, mặt hoa da phấn và tài sắc vẹn toàn

- Thiên lôi trong trí tưởng tượng là một vị thần dữ tợn, mặt sắt đen sì và trang nghiêm - Thiên lôi trong trí tưởng tượng là một vị thần dữ tợn, mặt sắt đen sì và trang nghiêm

Câu 10: Hình ảnh “con cò” có ý nghĩa như thế nào trong ca dao ?

Trả lời:

Gợi ra hình ảnh nhỏ bé , cô đơn và có thân phận khó khăn, thấp bé

Câu 11: Điền các từ còn thiếu để hoàn chỉnh các thành ngữ nói về sự đoàn kết dưới đây, sau đó đặt câu với một thành ngữ đó?

- Đồng sức đồng ………….. - Đồng sức đồng …………..

- Đồng ……….nhất trí.  - Đồng ……….nhất trí.

- Đồng cam cộng ….. - Đồng cam cộng …..

- Đồng tâm hiệp… - Đồng tâm hiệp…

Trả lời:

- Đồng sức đồng lòng - Đồng sức đồng lòng

- Đồng tâm nhất trí.  - Đồng tâm nhất trí.

- Đồng cam cộng khổ - Đồng cam cộng khổ

- Đồng tâm hiệp lực - Đồng tâm hiệp lực

Câu 12: Hoàn thành các thành ngữ nói về sự trung thực, thật thà rồi đặt câu với một thành ngữ đó.

- Thẳng như ……… - Thẳng như ………

- Thật như…. - Thật như….

- Ruột để ngoài…. - Ruột để ngoài….

Cây ngay không sợ ……..

Trả lời:

- Thẳng như ruột ngựa - Thẳng như ruột ngựa

- Thật như đếm - Thật như đếm

- Ruột để ngoài da - Ruột để ngoài da

- Cây ngay không sợ chết đứng - Cây ngay không sợ chết đứng

Câu 13: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng bay vừa thì râm” thuộc thể loại văn học dân gian nào?

Trả lời:

Câu này là câu tục ngữ

Câu 14: Em hiểu câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” như thế nào?

Trả lời:

Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy đối với họ, tấc đất quý như vàng. Nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất.

Câu 15: Thể loại của văn bản Nguyên Hồng – Nhà văn của những người cùng khổ là gì?

Trả lời

 Thể loại:  Văn nghị luận

Câu 16: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Nguyên Hồng – Nhà văn của những người cùng khổ?

Trả lời

- Văn nghị luận sắc bén, chặt chẽ. - Văn nghị luận sắc bén, chặt chẽ.

- Sử dụng một số biện pháp tu từ: liệt kê, so sánh, điệp ngữ. - Sử dụng một số biện pháp tu từ: liệt kê, so sánh, điệp ngữ.

Câu 17: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở trong bài là gì ? Từ đó em có cảm nhận gì về nhà văn ?

Trả lời

→ Liệt kê, điệp từ, điệp cấu trúc "Khóc khi...."

- Không biết Nguyên Hồng đã khóc bao nhiêu lần. - Không biết Nguyên Hồng đã khóc bao nhiêu lần.

- Mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt từ trái tim nhạy cảm.  - Mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt từ trái tim nhạy cảm. → So sánh.

=> Tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động của Nguyên Hồng.

Câu 18: Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng ?

Trả lời

Đến với văn bản “Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ”, chúng ta đã hiểu hơn về nhà văn. Ông là một con người nhạy cảm, dễ xúc động và dễ khóc. Các tác phẩm của ông đều thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với những kiếp người bất hạnh trong xã hội. Nguyên nhân xuất phát từ hoàn cảnh sống bất hạnh của nhà văn. Mồ côi cha từ nhỏ, mẹ lại đi bước nữa, làm ăn xa quê. Nguyên Hồng đã phải học cách sống tự lập. Từ khi còn đi học, ông đã tự bươn chải kiếm sống bằng nhiều nghề. Đến năm mười sáu tuổi phải rời xa quê hương để kiếm sống. Cuộc sống chân lấm tay bùn đã giúp Nguyên Hồng có được “chất dân nghèo, chất lao động” mà không nhà văn nào có được. Ông đã thấu hiểu được cuộc sống vất vả mưu sinh của người lao động nghèo. Những tác phẩm của ông đều chứa đựng tình cảm sâu nặng, tha thiết với những kiếp người cùng khổ. Như vậy, lời khẳng định là Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ là vô cùng đúng đắn.

Câu 19: Khi đánh tan quân giặc Thánh Gióng đã là gì ?

Trả lời:

- Gióng bay về trời là sự ra đi phi thường.  - Gióng bay về trời là sự ra đi phi thường. → Sự trân trọng, yêu mến, muốn bất tử hóa nhân vật. Đây là phần thưởng cao nhất trao tặng người anh hùng.

- Chiến tích còn để lại: dấu ngựa, ao hồ,... Nhân dân kể chuyện Gióng, tổ chức Hội Gióng.  - Chiến tích còn để lại: dấu ngựa, ao hồ,... Nhân dân kể chuyện Gióng, tổ chức Hội Gióng. → Minh chứng câu chuyện có thật, giúp mọi người tin và giữ truyền thống dân tộc.

Câu 20: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 - 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ "độc nhất vô nhị" ("có một không ai") ?

Trả lời:

Thánh Gióng là hình tượng độc nhất vô nhị về lòng yêu nước của văn học Việt Nam. Thánh Gióng được xây dựng với yếu tố hoang đường kì ảo cùng mong muốn của nhân dân. Thánh Gióng là hình tượng độc nhất vô nhị về lòng yêu nước của văn học Việt Nam. Thánh Gióng được xây dựng với yếu tố hoang đường kì ảo cùng mong muốn của nhân dân. Gióng mang trong mình sức mạnh của nhân dân, lớn lên từ tình yêu nước của nhân dân. Gióng hoàn thành nhiệm vụ và mơ ước lớn nhất của nhân dân là đánh trận bảo vệ đất nước. Khi đã hoàn thành nhiệm vụ, nhân dân ta đưa hình ảnh Thánh Gióng vào cõi bất tử, cõi thiêng liêng. Tuy vậy, vẫn xuất hiện rất nhiều những vết tích, dấu ấn của Gióng tại hạ thế được nhân dân truyền nhau lưu giữ. Không chỉ lưu giữ hình ảnh Thánh Gióng, nhân dân còn đang lưu giữ truyền thống yêu nước của dân tộc mình.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay