Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Ôn tập bài 5 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 5. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 5

VĂN BẢN THÔNG TIN (THUẬT LẠI SỰ KIỆN THEO TRẬT TỰ THỜI GIAN)

Câu 1: Thể loại của văn bản Chiến dịch Điện Biên Phủ ?

Trả lời

Thể loại: Văn bản thông tin

Câu 2: Nêu bố cục của văn bản Chiến dịch Điện Biên Phủ ?

Trả lời

- Phần 1: (từ đầu… trung tâm): Diễn biến đợt 1 của chiến dịch Điện Biên Phủ - Phần 1: (từ đầu… trung tâm): Diễn biến đợt 1 của chiến dịch Điện Biên Phủ

- Phần 2 (tiếp … cao độ): Diễn biến đợt 2 của chiến dịch Điện Biên Phủ - Phần 2 (tiếp … cao độ): Diễn biến đợt 2 của chiến dịch Điện Biên Phủ

- Phần 3: Còn lại: Diễn biến đợt 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ - Phần 3: Còn lại: Diễn biến đợt 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ

Câu 3: Ý nghĩa của sự xuất hiện văn bản vào thời điểm đó là gì ?

Trả lời

Nơi xuất hiện của văn bản: Trang tin đồ họa – Thông tấn xã Việt Nam infographics.vn

Thời điểm đó có ý nghĩa: Chuẩn bị cho ngày kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2019)

+ Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc là diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ. + Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc là diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.

Câu 4: Đợt 2 có những diễn biến gì quan trọng ?

Trả lời

+ Đợt 2 (30/3 đến 30/4):  + Đợt 2 (30/3 đến 30/4):

- Đợt tấn công quyết liệt nhất, gay go nhất. - Đợt tấn công quyết liệt nhất, gay go nhất.

- Kiểm soát được điểm cao, khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn của quân ta. - Kiểm soát được điểm cao, khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn của quân ta.

- -  Quân địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần cao độ

Câu 5: Nêu tác dụng của cách trình bày thông tin văn bản trên ?

Trả lời

 Cách trình bày các thông tin theo trình tự thời gian.

- -  Cách trình bày với màu sắc dễ dàng phân biệt, kí hiệu đồng nhất, hình ảnh phù hợp với nội dung của từng đợt tiến công, cỡ chữ in đậm vào những câu có nội dung quan trọng thu hút người đọc, khiến người đọc dễ nắm bắt được nội dung, không thấy khô khan nhàm chán.

Câu 6: Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về chiến dịch Điện Biên Phủ 1953 - 1954 ?

Trả lời

Trong cuộc vệ quốc vĩ đại kéo dài suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam đã vẽ nên những trang sử oai hùng. Trong đó, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1953 - 1954) đã làm chấn động năm châu, rung chuyển địa cầu và trở thành dấu son chói lọi, mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc. Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại. Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh sập thành lũy của chủ nghĩa thực dân cũ ở vị trí xung yếu nhất, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới; báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu. Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, chiến thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi. Chân lý đó đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ La-tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Chiến thắng này đã làm thay đổi cục diện thế giới, khẳng định sức mạnh chính nghĩa của Việt Nam, của Nhân dân yêu chuộng hòa bình, độc lập trên thế giới.

Câu 7: Các cột mốc của sự kiện giờ Trái Đất diễn ra trên thế giới như thế nào ?

Trả lời

- -  Năm 2004: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền.

- -  Năm 2005: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a và Công ty Lê-ô Bớc-nét Xít-ni xây dựng dự án lớn tên “Tiếng tắt lớn”

- Năm 2006: “Giờ Trái Đất” ra đời. - Năm 2006: “Giờ Trái Đất” ra đời.

- -  31-3-2007: Lễ khai mạc Giờ Trái Đất tại Xít-ni kéo dài một tiếng đồng hồ.

- 29-3-2008: Chiến dịch Giờ Trái Đất mở rộng tổ chức ở 371 thành phố và thị trấn. - 29-3-2008: Chiến dịch Giờ Trái Đất mở rộng tổ chức ở 371 thành phố và thị trấn.

- -  2009: Chiến dịch Giờ Trái Đất thu hút hàng trăm triệu người.

- Cuối năm 2009: Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hiệp quốc với sự tham gia của 192 nước, trong đó có Việt Nam. - Cuối năm 2009: Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hiệp quốc với sự tham gia của 192 nước, trong đó có Việt Nam.

Câu 8: Em có cảm nhận gì khi đọc những thông tin về Giờ Trái Đất ?

Trả lời

Thông tin từ văn bản trên giúp bản thân em nhận ra rằng môi trường hiện tại đang gặp nguy hiểm, bản thân em cùng mọi người xung quanh phải đoàn kết với nhau, cùng nhau hành động. Đối với em, hành động đơn giản nhất mà chúng ta có thể cùng nhau làm là tắt điện nước khi không sử dụng (ra khỏi phòng học, rửa xong tau,…).

Câu 9: Tìm kiếm một số thông tin khác về hoạt động giờ Trái Đất ở Việt Nam ?

Trả lời

+ Sự kiện tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất sẽ diễn ra từ 20h30 đến 21h30 ngày thứ 7 (27/3/2021) trên phạm vi toàn quốc. + Sự kiện tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất sẽ diễn ra từ 20h30 đến 21h30 ngày thứ 7 (27/3/2021) trên phạm vi toàn quốc.

+ Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo Tổng công ty, Công ty Điện lực các tỉnh, thành phố hưởng ứng Chiến dịch năm 2021 phổ biến tuyên truyền tại các địa điểm giao dịch khách hàng, trụ sở của các đơn vị điện lực trong tháng 3/2021;  + Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo Tổng công ty, Công ty Điện lực các tỉnh, thành phố hưởng ứng Chiến dịch năm 2021 phổ biến tuyên truyền tại các địa điểm giao dịch khách hàng, trụ sở của các đơn vị điện lực trong tháng 3/2021;

+ Vận động các tổ chức, cơ quan và khách hàng thực hiện tắt đèn và các thiết bị không cần thiết vào thời gian diễn ra Sự kiện Tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất; đồng thời đảm bảo an toàn lưới điện trong thời gian diễn ra sự kiện. + Vận động các tổ chức, cơ quan và khách hàng thực hiện tắt đèn và các thiết bị không cần thiết vào thời gian diễn ra Sự kiện Tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất; đồng thời đảm bảo an toàn lưới điện trong thời gian diễn ra sự kiện.

+ Năm 2020, sau một giờ tắt đèn và giảm thiểu sử dụng các thiết bị điện trong Giờ Trái đất, Việt Nam tiết kiệm được 436.000kWh. Việt Nam chính thức tham gia sự kiện lịch sử này kể từ tháng 3/2009, trong 12 năm tham gia sự kiện, Việt Nam đã tiết kiệm được 5.273.000 kWh. + Năm 2020, sau một giờ tắt đèn và giảm thiểu sử dụng các thiết bị điện trong Giờ Trái đất, Việt Nam tiết kiệm được 436.000kWh. Việt Nam chính thức tham gia sự kiện lịch sử này kể từ tháng 3/2009, trong 12 năm tham gia sự kiện, Việt Nam đã tiết kiệm được 5.273.000 kWh.

Câu 10: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về giờ Trái đất?

Trả lời

Giờ Trái Đất là sáng kiến của Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng trên thế giới, được tổ chức lần đầu vào năm 2007. Từ đó tới nay, Giờ Trái Đất trở thành sự kiện cộng đồng lớn nhất thế giới được tổ chức thường niên vào tháng 3 với sự tham gia đông đảo của người dân, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp. Giờ Trái Đất không chỉ là Tiết kiệm năng lượng, mà còn hướng tới thay đổi hành vi, bắt đầu cho lối sống xanh vì một thế giới tươi đẹp hơn cho bản thân mỗi người và cho thế hệ tương lai. Với ý nghĩa đó, Giờ Trái Đất là thời gian biểu tượng cho sự kết nối - đồng lòng - cùng hành động của cả cộng đồng, doanh nghiệp và toàn xã hội thực hiện các hoạt động về tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Đây là một chiến dịch thiết thực đối với sự sống và môi trường vì hành tinh xanh của chúng ta đang bị đe dọa rất nặng nề do rác thải và những cuộc khai thác của con người. Đây là một chiến dịch tuy nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa lớn, một giờ đồng hồ tắt điện sẽ không xáo trộn cuộc sống của chúng ta nhiều nhưng đủ để chúng ta chậm lại, suy nghĩ về mẹ Trái Đất, nhìn lại những hành động của mình đối với môi trường, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường hơn nữa

Câu 11: Ngôi kể của văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập?

Trả lời:

Ngôi kể của văn bản là ngôi kể thứ 3

Câu 12: Tóm tắt lại tác phẩm Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập theo cách hiểu của em ?

Trả lời

Văn bản thuật lại về sự ra đời của bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta ngày 2/9/1945 theo trình tự thời gian: Ngày 4/5/1945: Hồ Chí Minh rời Bác bó về Tân trào. Ngày 22/8/1945: Bác rời Tân Trào về Hà Nội. Ngày 25/8/1945: Bác vào ở nội thành, ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang. Sáng 26/8/1945: Bác triệu tập họp Thường vụ Trung ương Đảng, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập. 27/8/2945: Bác tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ đưa ra đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị. Ngày 28 và 29/8/1945: Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Vào ngày 30/8/1945: Bác mời mọi người tới trao đổi góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 31/8/1945: bổ sung một số điểm vào bảng Tuyên ngôn độc lập. 14 giờ ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 13: Tác dụng của lập luận và bố cục sắp xếp sự kiện trong văn bản là gì ?

Trả lời:

+ Những yếu tố đó có tác dụng thuật, trình bày lạị sự kiện theo trật tự thời gian, theo thứ tự từ trước đến sau, từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc, thu hút người đọc vào thông tin đưa ra. + Những yếu tố đó có tác dụng thuật, trình bày lạị sự kiện theo trật tự thời gian, theo thứ tự từ trước đến sau, từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc, thu hút người đọc vào thông tin đưa ra.

+ Giúp người đọc có thể hình dung, nắm bắt được trình tự lịch sử, thuật lại diễn biến từng sự kiện dẫn đến sự kiện lịch sử quan trọng: Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945. + Giúp người đọc có thể hình dung, nắm bắt được trình tự lịch sử, thuật lại diễn biến từng sự kiện dẫn đến sự kiện lịch sử quan trọng: Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945.

Câu 14: Viết đoạn văn (5 -7 câu ) trình bày suy nghĩ về bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.

Trả lời:

Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khẳng định quyền làm chủ của dân tộc ta, tuyên bố nước ta hoàn toàn độc lập, hòa bình. Tuyên ngôn độc lập mang nhiều ý nghĩa cách mạng, vững bền ý chí của các bậc anh hùng. Tuyên ngôn độc lập chính là một bước tiến mới cho đất nước Việt Nam, mở ra trang sử mới cho dân tộc Việt Nam đó là kết quả của thực tiễn lãnh đạo tài tình đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi của Bác. Tuyên ngôn Độc lập đã thể hiện sự sáng suốt, nhạy bén và tầm nhìn chiến lược sâu rộng, khả năng dự báo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là một người dân Việt Nam, không hiểu các bạn thế nào, còn bản thân tôi cứ mỗi lần nghe lại Tuyên ngôn độc lập mà Hồ Chủ tịch đọc trong lòng lại rạo rực, tràn đầy cảm xúc và cũng rất đỗi tự hào. Tự hào mình là một người con của dân tộc Việt Nam, một dân tộc anh hùng, có bề dày lịch ử oanh liệt về đánh đuổi ngoại xâm. Qua đây, tôi cũng mong rằng mọi người dân Việt Nam phải làm thế nào để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, không chỉ để bạn bè quốc tế thán phục về truyền thống anh hùng mà còn khâm phục về thành tựu phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật.

Câu 15: Tìm vị ngữ là cụm động từ, cụm tính từ trong những câu dưới đây.

a) Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo " Tuyên ngôn Độc lập" (Theo Bài Đình Phong)

b) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc " tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 (Theo Bùi Đình Phong)

Trả lời

một số điểm vào bản thảo " Tuyên ngôn Độc lập"

b)“Tuyên ngôn Độc” lập tại Quảng Trường Ba Đình ngày 2-9-1945

Câu 16: Chỉ ra phần trung tâm của các cụm từ in đậm trong các câu dưới đây:

  • a. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng).
  • b. Không lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn.
  • c. Nhưng những điều kỳ lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người (Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà).
    • a. Phần trung tâm trong hai cụm từ đã được in đậm là "chạy" và "ôm". Đây là các cụm động từ.
    • b. Phần trung tâm trong hai cụm từ đã được in đậm là "phức tạp" và "phong phú". Đây là các cụm tính từ.
    • c. Phần trung tâm trong cụm từ được in đậm là "ảnh hưởng". Đây là cụm danh từ.

Câu 18: Cho các câu sau:

a) Hùng đang cầm trên tay quyển sách mà mình yêu thích nhất.

b) Trong suy nghĩ của Hà, mùa thu đã về từ lúc mà hàng cây ở phố bên chuyển sắc vàng.

c) Buổi sáng, dì Hoa dậy sớm, nấu một chõ xôi gấc ngon lành.

d) Từ xa, chú chim sẻ bay vụt lại gần Hà khiến em thoáng giật mình.

e) Một chút hạnh phúc đang dần len lỏi trong trái tim vốn khô cằn của hắn.

Em hãy cho biết, các danh từ in đậm trong các câu trên thuộc nhóm nào sau đây: Danh từ trừu tượng và danh từ cụ thể

Trả lời

- Danh từ trừu tượng: suy nghĩ, mùa thu; hạnh phúc, trái tim - Danh từ trừu tượng: suy nghĩ, mùa thu; hạnh phúc, trái tim

- Danh từ cụ thể: quyển sách; hàng cây, chim sẻ - Danh từ cụ thể: quyển sách; hàng cây, chim sẻ

Câu 19: Em hãy tìm những cụm tính từ thích hợp để điền vào chỗ trống:

  • a. Đất nước Việt Nam ta suốt bao nhiêu năm nay vẫn … vượt qua những cuộc chiến tranh gian khổ.
  • b. Bác Hai là người thợ xây … nhất vùng này.
  • c. Mùa xuân về, cây cối trở nên … hơn hắn, ai cũng mừng vui.
  • d. Dòng sông mùa lũ về trở nên …, khiến ai cũng phải dè chừng.

Trả lời

a. kiên cường bất khuất

b. giỏi nhất

c.  xanh tươi mơn mởn.

d.  hung dữ lắm

Câu 20: Hãy viết một đoạn văn ngắn về một sự kiện lịch sử mà em nhớ và ấn tượng nhất, sau đó liệt kê ra các cụm danh từ trong đoạn văn ?

Trả lời

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ Tịch Hồ Chí Minh kính yêu, quân và dân miền Bắc đã vượt qua mọi khó khăn, mọi hy sinh, gian khổ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Đồng thời, chúng ta đã đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ ra miền Bắc. Đỉnh cao là chiến dịch 12 ngày đêm đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ cuối tháng 12 năm 1972 trên bầu trời Thủ đô Hà Nội, làm nên một chiến thắng "Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không", buộc đế quốc Mỹ phải ký hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tạo ra bước ngoặt lịch sử cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Cụm danh từ: cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại; hai cuộc chiến tranh; bầu trời Thủ đô Hà Nội; bước ngoặt lịch sử; cách mạng dân tộc dân chủ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay