Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Ôn tập bài 6 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 6. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều

ÔN TẬP BÀI 6

TRUYỆN (TRUYỆN ĐỒNG THOẠI, TRUYỆN CỦA PUS-KIN VÀ AN-ĐÉC-XEN)

Câu 1: Từ ghép là gì ? Cho ví dụ về từ ghép?

Trả lời:

Từ ghép: những từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có nghĩa, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

Ví dụ: ngủ nghỉ, ăn uống, vui đùa,..

Câu 2: Từ láy là gì ? Cho ví dụ về từ láy?

Trả lời:

Từ láy là những từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần).

Ví dụ:  vui vẻ, lo lắng, hân hoan,...

Câu 3: Tìm một số từ phức miêu tả ngoại hình và tính cách Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên và xếp các từ sau đây vào hai nhóm: từ ghép, từ láy.

Trả lời:

Miêu tả về Dế Mèn: mẫm bóng, hủn hoẳn, lợi hại, phành phạch, giòn giã

Từ ghép: mâm bóng, lợi hại

Từ láy: phành phạch, hùn hoắn, giòn giã

Câu 4: Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây:

a) Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng đần và nhọn hoắt. (Tô Hoài)

b) Những gã xốc nổi thường làm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. (Tô Hoài)

Trả lời:

  • a. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo
  • b. Những gã xốc nổi

Câu 5: Cho đoạn văn sau:

"Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương "tom tóp", lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền".

  • a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.
  • b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.
    • a. Những từ láy có trong đoạn văn: tom tóp, loáng thoáng, tũng toẵng, xôn xao, dần dần
    • b. Từ láy bộ phận: tom tóp, tũng toẵng, xôn xao,  loáng thoáng

Câu 7: Em có cảm nhận thì về tình cảnh của cô bé bán diêm trong đêm đông giao thừa đó?

Trả lời

Em cảm thấy thương cảm và yêu thương, trân trọng dành cho cô bé còn nhỏ, đáng lẽ phải được nhận những sự yêu thương từ gia đình. Thay vì phải đi bán diêm vào đêm giao thừa, đem đoàn viên nhưng em lại chỉ có một mình trong trời đông giá rét

Câu 8: Theo em đây là cái kết của câu chuyện (Cô bé bán diêm đã chết trong buổi tối đêm giáng sinh) là cái kết có hậu hay bất hạnh? Vì sao?

Trả lời

Cái kết của câu chuyện "Cô bé bán diêm đã chết trong buổi tối đêm giáng sinh" là một cái kết có phần có hậu. Vì cô bé đã phải trải qua cuộc sống khó khăn. Sự ra đi này cũng là một cách để cô bé trở về với người bà trên trời của cô và được yêu thương như ban đầu. Là cái kết có hậu cho cô bé, nhưng sẽ để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc

Câu 9: Viết đoạn văn ( 5 - 7 câu )nêu cảm nghĩ của em về Cô bé bán diêm

Trả lời

Cô bé bán diêm trong truyện kể cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé nghèo khổ, cô đơn và bất hạnh. Em mồ côi mẹ, người bà mà em yêu thương cũng rời bỏ em đi mãi mãi. Cô bé chỉ còn người cha là điểm tựa duy nhất nhưng ông thường xuyên mắng nhiếc và đánh đập nếu em không bán được que diêm nào. Người đọc không khỏi xót thương cho số phận của em bé bất hạnh, phải sống với tuổi thơ thiếu thốn tình yêu thương. Vì thế mà giữa đêm giao thừa giá lạnh, em vẫn lang thang không dám về nhà. Trời khuya lạnh vắng, em ngồi co ro nơi góc tường và những que diêm đã thắp lên niềm hi vọng, sưởi ấm trái tim giá buốt của em. Cô bé mơ về căn nhà có lò sưởi ấm áp, với bàn ăn dọn sẵn, có cây thông trang hoàng rực rỡ. Ước mơ ấy nhanh chóng vụt tắt theo những que diêm nhỏ bé, xung quanh em chỉ còn lại thực tại phũ phàng. Không một ai để ý đến em, họ vội vàng trở về nhà bên gia đình ấm áp. Vì thế, em nhớ đến bà, em muốn cùng bà đến thiên đường vì chỉ có bà yêu em, quan tâm lo lắng cho em. Thật xót xa cho một tâm hồn trẻ thơ cô độc, một mình em phải đương đầu với cuộc sống khó khăn khi tuổi em còn quá nhỏ. Em đã chết vì giá lạnh trong đêm giao thừa hay chính vì sự vô tâm của những người lớn. Câu chuyện khiến chúng ta không khỏi xót xa cho thân phận những em bé mồ côi tội nghiệp, phải lang thang kiếm sống nơi đường phố. Truyện cũng gửi đi thông điệp đầy tính nhân văn: Hãy yêu thương, quan tâm để trẻ thơ có một cuộc sống hạnh phúc.

Câu 10: Tác phẩm Bài học đường đời đầu tiên thuộc đoạn trích trong chuyện nào của Tô Hoài? Thể loại văn học của tác phẩm?

Trả lời:

Văn bản Bài học đầu tiên là một đoạn trích của Dế Mèn phiêu lưu ý. Truyện thuộc thể loại văn học tự sự - truyện đồng thoại và có những đặc điểm là truyện dành cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa và mang đặc điểm giống con người

Câu 11: Tóm tắt toàn bộ văn bản Bài học đường đời đầu tiên ?

Trả lời:

Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt- người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

Câu 12: Nhân vật Dế Choắt được miêu tả như thế nào ?

Trả lời:

- Ngoại hình: Dế Choắt có dáng người gầy gò, dài lêu nghêu “như một gã nghiện thuốc phiện”, mặc dù đã tới tuổi thanh niên những cánh vẫn chưa dài, “ngắn củn đến giữa lưng”, hở cả mạng sườn “như người cởi trần mặc áo gi-lê”. mặt lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ - Ngoại hình: Dế Choắt có dáng người gầy gò, dài lêu nghêu “như một gã nghiện thuốc phiện”, mặc dù đã tới tuổi thanh niên những cánh vẫn chưa dài, “ngắn củn đến giữa lưng”, hở cả mạng sườn “như người cởi trần mặc áo gi-lê”. mặt lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ

- Tính cách: Dù cho Dế Mèn có chê trách, chê bai hay rủa cho vui miệng thì Dế Choắt cũng đành chịu, chỉ đành than thở sức mình hèn kém, quả thật ta thấy chú Dế Choắt này đáng thương và tội nghiệp - Tính cách: Dù cho Dế Mèn có chê trách, chê bai hay rủa cho vui miệng thì Dế Choắt cũng đành chịu, chỉ đành than thở sức mình hèn kém, quả thật ta thấy chú Dế Choắt này đáng thương và tội nghiệp

Câu 13: Dế Mèn đối xử với Dế Choắt như thế nào ?

Trả lời:

- Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt: coi thường, trịch thượng. - Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt: coi thường, trịch thượng.

 + Lời lẽ, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”. + Lời lẽ, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”.

   + Cư xử : ích kỷ, không thông cảm, bận tâm gì về việc giúp đỡ Choắt. + Cư xử : ích kỷ, không thông cảm, bận tâm gì về việc giúp đỡ Choắt.

Câu 14: Việc Dế Mèn trêu ghẹo chị Cốc đã gây ra những hậu quả gì ?

Trả lời:

- Dế Mèn nghĩ kế trêu chọc chị Cốc - Dế Mèn nghĩ kế trêu chọc chị Cốc

- Kết quả:gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt - Kết quả:gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt

- Tâm trạng của Dế Mèn sau khi trêu chọc chị Cốc: - Tâm trạng của Dế Mèn sau khi trêu chọc chị Cốc:

   + Hả hê vì trò đùa tai quái của mình: chui vào trong hang nằm khểnh, bụng nghĩ thú vị… + Hả hê vì trò đùa tai quái của mình: chui vào trong hang nằm khểnh, bụng nghĩ thú vị…

   + Sợ hãi khi nghe tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt: nằm im thin thít + Sợ hãi khi nghe tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt: nằm im thin thít

   + Hốt hoảng, lo sợ, bất ngờ trước cái chết và lời khuyên của Dế Choắt + Hốt hoảng, lo sợ, bất ngờ trước cái chết và lời khuyên của Dế Choắt

   + +  n hận, chân thành sám hối: đứng yên lặng trước mộ Dế Choắt

Câu 15: Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật tác giả Tô Hoài sử dụng trong tác phẩm?

Trả lời:

- Nghệ thuật nhân hóa tài tình, với óc tưởng tượng phong phú, những hình ảnh so sánh độc đáo, giàu chất tạo hình. Ngoài ra, vốn ngôn từ đa dạng với hệ thống động từ, tính từ phong phú, sinh động cùng với lời kể dung dị, tự nhiên, như lời ăn tiếng nói hàng ngày "con nhà võ" "mưa dầm sùi sụt"… tác giả đã làm nổi bật chân dung cũng như tính cách của Dế Mèn. - Nghệ thuật nhân hóa tài tình, với óc tưởng tượng phong phú, những hình ảnh so sánh độc đáo, giàu chất tạo hình. Ngoài ra, vốn ngôn từ đa dạng với hệ thống động từ, tính từ phong phú, sinh động cùng với lời kể dung dị, tự nhiên, như lời ăn tiếng nói hàng ngày "con nhà võ" "mưa dầm sùi sụt"… tác giả đã làm nổi bật chân dung cũng như tính cách của Dế Mèn.

- Nghệ thuật miêu tả tài tình, bút pháp nhân hóa, so sánh điêu luyện, qua nhân vật Dế Mèn, Tô Hoài không chỉ cho ta thấy chân dung của một cậu chàng thanh niên khỏe mạnh cường tráng, tự tin. Mà còn để lại cho người đọc những bài học sâu sắc trong cuộc sống: sống ở đời phải biết khiêm nhường, luôn quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, khi mắc lỗi sai phải biết hối cải và sửa chữa những lỗi lầm đó. - Nghệ thuật miêu tả tài tình, bút pháp nhân hóa, so sánh điêu luyện, qua nhân vật Dế Mèn, Tô Hoài không chỉ cho ta thấy chân dung của một cậu chàng thanh niên khỏe mạnh cường tráng, tự tin. Mà còn để lại cho người đọc những bài học sâu sắc trong cuộc sống: sống ở đời phải biết khiêm nhường, luôn quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, khi mắc lỗi sai phải biết hối cải và sửa chữa những lỗi lầm đó.

Câu 16: Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng được kể theo ngôi thứ mấy ?

Trả lời:

 Ngôi thứ 3 - khi kể chuyện, tác giả thường ẩn mình/ giấu mình và gọi tên các nhân vật bằng tên của họ. Hay nói cách khác, khi kể chuyện theo ngôi thứ 3, tác giả là người ngoài cuộc, không tham gia trực tiếp vào câu chuyện nhưng lại có mặt ở khắp mọi nơi, biết hết mọi việc.

Câu 17: Tóm tắt tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng theo cách hiểu của em?

Trả lời:

Câu chuyện về ông lão hiền lãnh, tốt bụng một lần ra biển kéo lười ông kéo được một chú cá vàng, con cá nói sẽ đền ơn ông nếu ông lão thả nó ra. Ông lão bèn thả cá vàng mà chẳng xin nó điều gì cả. Về nhà ông kể cho mụ vợ nghe thì mụ ta vô cùng tức giận và nói đáng nhẽ nên xin cái máng lợn mới chứ. Ông lão quay trở lại biển xin cá vàng cái máng lợn mới. Nhưng vẫn chưa thỏa mãn mong muốn của mụ vợ, lòng tham nổi lên. Mụ muốn có một cái nhà rộng, muốn làm nhất phẩm phu nhân, muốn làm nữ hoàng và cuối cùng mụ muốn làm Long Vương ngự trị trên biển để cá vàng phải phục tùng mệnh lệnh của mụ. Cuối cùng mụ vợ quay trở lại với cái máng lợn vỡ mọi thứ đều đã biến mất, đó là kết cục thích đáng của những người tham lam, độc ác.

Câu 18: Cuộc gặp gỡ của ông lão và cá vàng được miêu tả như thế nào ?

Trả lời:

Vào một hôm như mọi người, ông lão đánh cá ra biển.Bắt được cá vàng, cá vàng van xin và hứa sẽ đền đáp

   + Thả cá vàng về biển và không đòi hỏi gì + Thả cá vàng về biển và không đòi hỏi gì

→ Ông lão là người nhân từ, hiền lành, tốt bụng, không tham lam

   + Hình ảnh ông lão được miêu tả: đi, lại đi, lóc cóc, lủi thủi… + Hình ảnh ông lão được miêu tả: đi, lại đi, lóc cóc, lủi thủi…

→ Dáng vẻ tất tả, đi đi, về về, cô đơn, nhỏ bé, đáng thương

Câu 19: Thái độ của cá vàng khi nghe những lời ước của mụ vợ là gì ?

Trả lời:

   + Bốn lần đều đáp ứng những nhu cầu của mụ vợ + Bốn lần đều đáp ứng những nhu cầu của mụ vợ

   + Lần thứ năm: cá Vàng không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu xuống biển cả + Lần thứ năm: cá Vàng không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu xuống biển cả

→ Cá Vàng đại diện cho cái thiện, lòng tốt, cho công lí của nhân dân

Câu 20: Thái độ của biển cả trước những lần đòi hỏi đấy là gì ?

Trả lời:

+ Lần 1: Máng lợn mới - gợn sóng êm ả + Lần 1: Máng lợn mới - gợn sóng êm ả

+ Lần 2: Một ngôi nhà rộng - biển đã gợn sóng + Lần 2: Một ngôi nhà rộng - biển đã gợn sóng

+ Lần 3: Nhất phẩm phu nhân - biển nổi sóng dữ dội + Lần 3: Nhất phẩm phu nhân - biển nổi sóng dữ dội

+ Lần 4: Làm nữ hoàng - biển nổi sóng mù mịt + Lần 4: Làm nữ hoàng - biển nổi sóng mù mịt

+ Lần 5: Làm long vương ngự trên mặt biển - biển nổi sóng ầm ầm + Lần 5: Làm long vương ngự trên mặt biển - biển nổi sóng ầm ầm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay