Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Ôn tập bài 7 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 7. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 7

THƠ (THƠ CÓ YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ)

Câu 1: Cho các từ sau đây: Bác, người Cha, Lượm, Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội, Hàng Bè, Mang Cá sắp xếp thành hai loại từ : từ viết hoa tên riêng và Viết hoa tu từ (viết hoa để thế hiện sự kính trọng).

Trả lời

- -  Việt hoa tên riêng: Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội, Hàng Bè, Mang Cá

- -  Viết hoa tu từ (viết hoa để thế hiện sự kính trọng): Bác, người Cha, Lượm

Câu 2: Tìm các từ láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ?

Trả lời

Những từ láy có trong bài thơ: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, ngủ ngon, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, đinh ninh, phăng phắc, vội vàng, nằng nặc, lầm thâm, mênh mông.

Từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng:

Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng...

Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm:mơ màng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, hốt hoảng, nằng nặc...

Câu 3: Nêu đặc điểm dùng từ nổi bật trong bài thơ sau

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

(Tố Hữu)

Trả lời

Sử dụng hàng loạt các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh

Tác dụng: miêu tả hình dáng, tính cách của cậu bé liên lạc nhỏ tuổi.

Câu 4: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Trả lời

Từ ghép: chung quanh, hung dữ, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Từ láy: sừng sững, lủng củng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai

Câu 5:

  • a. Những từ nào là từ láy
  • b. Những từ nào không phải từ ghép?

Câu 6: Tìm hiểu tác giả tác phẩm Lượm ?

Trả lời:

- Tên: Tố Hữu (1920 – 2002) - Tên: Tố Hữu (1920 – 2002)

- Quê quán: Huế - Quê quán: Huế

- Là nhà thơ cách mạng tiêu biểu với những tác phẩm chính: Tập thơ Từ ấy, tập thơ Việt Bắc, tập thơ Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta,.. - Là nhà thơ cách mạng tiêu biểu với những tác phẩm chính: Tập thơ Từ ấy, tập thơ Việt Bắc, tập thơ Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta,..

Câu 7: Thể loại của tác phẩm Lượm?

Trả lời:

Thể loại: Thể thơ 4 chữ

Câu 8: Hình ảnh Lượm đã sống mãi cùng đất nước như thế nào ?

Trả lời:

- “Lượm ơi còn không?” được đặt ở cuối bài thơ bộc lộ thái độ ngỡ ngàng, đau xót như không muốn tin vào sự thật đang diễn ra - “Lượm ơi còn không?” được đặt ở cuối bài thơ bộc lộ thái độ ngỡ ngàng, đau xót như không muốn tin vào sự thật đang diễn ra

- Câu hỏi tu từ cùng nghệ thuật lặp, khẳng định Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của Lượm thì vẫn còn mãi trong tâm trí của mọi người, sống mãi cùng đất nước. - Câu hỏi tu từ cùng nghệ thuật lặp, khẳng định Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của Lượm thì vẫn còn mãi trong tâm trí của mọi người, sống mãi cùng đất nước.

Câu 9: Dựa vào bài thơ và kiến thức lịch sử đã học, hãy kể lại câu chuyện về Lượm bằng lời văn của em ?

Trả lời:

Đó là ngày của những năm năm 1946, thực dân Pháp trở mặt xâm lược nước ta một lần nữa, từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc gặp giặc Pháp tấn công vào Huế. Tình cơ tôi quen được Lượm, một cậu bé giao liên làm nhiệm vụ vận chuyển điện tín mật ở đồn Mang Cá. Cậu bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca nô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao, luôn cười, phô hàm răng trắng đều, sải bước thật nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước. Và rồi vào một ngày hè sau đó, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Tôi nghe kể lại rằng giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận và hi sinh trên mặt trận đầy bom đạn. Chiến tranh thật đau đớn làm sao!

Câu 10: Không chỉ gọi là Lượm, tác giả còn gọi nhân vật này với nhiều cái tên khác nhau. Hãy chỉ ra những tên đó và nêu tác dụng của việc linh hoạt thay đổi từ gọi ?

Trả lời:

Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Cụ thể:

Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh.

Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước.

Câu 11: Bố cục bài thơ Đêm nay Bác không ngủ có thể chia thành mấy phần ?

Trả lời:

- Phần 1: 9 khổ thơ đầu : lần thức dậy lần thứ nhất của anh đội viên, - Phần 1: 9 khổ thơ đầu : lần thức dậy lần thứ nhất của anh đội viên,

- Phần 2: 6 khổ thơ tiếp: lần thức dậy lần thứ ba của anh đội viên. - Phần 2: 6 khổ thơ tiếp: lần thức dậy lần thứ ba của anh đội viên.

- Phần 3: Còn lại: Suy nghĩ của anh đội viên về hình tượng Bác Hồ. - Phần 3: Còn lại: Suy nghĩ của anh đội viên về hình tượng Bác Hồ.

Câu 12: Thông qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ câu chuyện nào đã được kể lại ?

Trả lời:

Câu chuyện được kể trong bài thơ: kể lại câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp đã ân cần chăm sóc và lo lắng cho những người lính, và được một chú lính thấy được.

Câu 13: Lý giải tác dụng của thể thơ 5 chữ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ với việc truyền tải câu chuyện?

Trả lời:

Bằng thể thơ năm chữ, Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

Câu 14: Tấm lòng của anh người chiến sĩ dành cho Bác Hồ được biểu hiện như thế nào ?

Trả lời:

- Anh đội viên ngạc nhiên khi đêm đã khuya mà Bác vẫn còn thức. - Anh đội viên ngạc nhiên khi đêm đã khuya mà Bác vẫn còn thức.

- Anh đội viên hốt hoảng khi thấy trời gần sáng mà bác vẫn ngồi ngồi im lặng bên bếp lửa hồng để suy suy nghĩ, lo lắng cho mọi người. - Anh đội viên hốt hoảng khi thấy trời gần sáng mà bác vẫn ngồi ngồi im lặng bên bếp lửa hồng để suy suy nghĩ, lo lắng cho mọi người.

- Hình ảnh Bác hiện lên trước mắt anh đội viên cao đẹp lồng lộng: Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng”. - Hình ảnh Bác hiện lên trước mắt anh đội viên cao đẹp lồng lộng: Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng”.

- Khi hiểu được lý do Bác còn thức, anh cảm thấy cảm phục, kính trọng Bác và quyết định thức cùng Bác. - Khi hiểu được lý do Bác còn thức, anh cảm thấy cảm phục, kính trọng Bác và quyết định thức cùng Bác.

Câu 15: Bố cục bài thơ Gấu con chân vòng kiềng có thể chia thành mấy phần ?

Trả lời:

- Phần 1 (5 khổ đầu): Gấu con bị loài vật khác trêu chọc về chân vòng kiềng. - Phần 1 (5 khổ đầu): Gấu con bị loài vật khác trêu chọc về chân vòng kiềng.

- Phần 2 (Còn lại): Gấu con sau nghe mẹ giải thích rất tự tin vào chân vòng kiềng của mình. - Phần 2 (Còn lại): Gấu con sau nghe mẹ giải thích rất tự tin vào chân vòng kiềng của mình.

Câu 16: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Gấu con chân vòng kiềng?

Trả lời:

Gấu con chân vòng kiềng nêu lên vấn đề về ngoại hình của con người. Bài thơ khẳng định ngoại hình không quan trọng và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài.

Câu 17: Thái độ của các loài vật ra sao ?

Trả lời:

+ Con sáo: Hét thật to trêu chọc. "Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc!". + Con sáo: Hét thật to trêu chọc. "Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc!".

+ Cả đàn 5 con thỏ: Núp trong bụi hùa theo, hét thật to "Đến xấu!". + Cả đàn 5 con thỏ: Núp trong bụi hùa theo, hét thật to "Đến xấu!".

+ Tất cả: đều chê bai "Gấu con chân vòng kiềng/ Đi dạo trong rừng nhỏ..." + Tất cả: đều chê bai "Gấu con chân vòng kiềng/ Đi dạo trong rừng nhỏ..."

Câu 18: Sau khi gặp tai nạn chú đã như thế nào ?

Trả lời:

Khi gặp tai nạn: gấu con đã "luống cuống, vướng chân", "ngã nghe cái bộp"

Đột nhiên một quả thông

Rụng vào đầu đánh bốp...

Gấu luống cuống, vướng chân

Và ngã nghe cái bộp

 → Từ láy, câu cảm thán thể hiện sự luống cuống, bối rối của chú gấu.

Câu 19: Mẹ gấu đã giải thích cho chú như thế nào ?

Trả lời:

- Mẹ gấu giải thích:  - Mẹ gấu giải thích:

+ Khen chân đẹp "Chân của con rất đẹp,/ Mẹ luôn thấy tự hào!" + Khen chân đẹp "Chân của con rất đẹp,/ Mẹ luôn thấy tự hào!"

+ Không chỉ có mình con chân vòng kiềng, đây là nét di truyền "Chân mẹ vòng kiềng nhé/ Cả chân bố cũng cong" và cả ông nội. + Không chỉ có mình con chân vòng kiềng, đây là nét di truyền "Chân mẹ vòng kiềng nhé/ Cả chân bố cũng cong" và cả ông nội.

+ Nhấn mạnh việc chân vòng kiềng không ảnh hưởng đến tài năng vì: Hoán dụ "Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy!" + Nhấn mạnh việc chân vòng kiềng không ảnh hưởng đến tài năng vì: Hoán dụ "Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy!"

Câu 20: Viết đoạn văn nêu cảm nhận bài học của em qua bài thơ Gấu con chân vòng kiềng?

Trả lời:

Khi đọc bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng”, tôi đã nhận ra một bài học giá trị. Một chú gấu con đang vào rừng đi dạo. Bỗng có một quả thông rụng vào đầu khiến chú luống cuống và bị ngã. Những con vật trong rừng đã trêu chọc gấu con vì đôi chân vòng kiềng. Đầu tiên là đàn sáo đậu trên cành, rồi đến đàn thỏ cũng hùa theo để chê bai. Gấu con cảm thấy xấu hổ, liền chạy về nhà mách mẹ. Sau nghi nghe con kể, gấu mẹ rất ngạc nhiên, và chứng minh rằng chân vòng kiềng không xấu, cả bố mẹ và ông nội - người giỏi nhất vùng cũng có đôi chân như vậy. Điều này khiến cho gấu con trở nên tự tin hơn. Kết thúc bài thơ, gấu con tiếp tục đi dạo, vừa đi vừa hét thật to: “Chân vòng kiềng là ta/Ta vào rừng đi dạo!”. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng đọc lên nghe như một câu chuyện, giúp cho người đọc dễ tiếp nhận hơn. Qua câu chuyện về đôi chân vòng kiềng của gấu con, tôi hiểu được rằng chúng ta không nên trêu chọc về ngoại hình của người khác. Bởi không ai sinh ra đã đẹp đẽ, hoàn hảo. Chính vì vậy, mỗi người cần biết trân trọng và yêu mến cả những điều không hoàn hảo của bản thân và mọi người xung quanh.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay