Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều Ôn tập bài 9 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 9 Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 6 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 9

TRUYỆN (TRUYỆN NGẮN)

Câu 1: Tìm hiểu những tác phẩm chính của nhà văn Cao Duy Sơn ?

Trả lời:

  + Tiểu thuyết: Người lang thang, Cực lạc, Hoa mận đỏ, Đàn trời, Chòm ba nhà + Tiểu thuyết: Người lang thang, Cực lạc, Hoa mận đỏ, Đàn trời, Chòm ba nhà

  + Truyện ngắn: Những chuyện ở lũng Cô Sầu, Những đám mây hình người, Hoa bay cuối trời, Ngôi nhà xưa bên suối. + Truyện ngắn: Những chuyện ở lũng Cô Sầu, Những đám mây hình người, Hoa bay cuối trời, Ngôi nhà xưa bên suối.

Câu 2: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Chích bông ơi ?

Trả lời:

Xuất xứ: Cao Bằng 3/1999; trích Tuyển tập truyện viết về thiếu nhi dân tộc và miền núi.

Câu 3: Tóm tắt câu chuyện Chích bông ơi theo cách hiểu của em ?

Trả lời:

Trong lúc Khìn tìm thấy con chim chích và đòi ba Dế Vần bắt cho chơi. Thì Dế Vần nhớ đến năm xưa mình cũng như con mình. Hậu quả cuối cùng là chú chim ấy bị chết còn tiếng kêu của mẹ chích bông thì da diết, xót xa. Nghe sau câu chuyện đó, Khìn liền đòi pa Dế Vần giải thoát cho chú chim chích bông để nó được tự do.

Câu 4: Câu chuyện Chích bông ơi có thể chia bố cục như thế nào ?

Trả lời:

- Phần 1 (Từ đầu đến Dế Vần bối rối): Sự việc gặp chú chim nhỏ. - Phần 1 (Từ đầu đến Dế Vần bối rối): Sự việc gặp chú chim nhỏ.

- Phần 2 (Tiếp đến run rẩy trong lòng): Dế Vần hồi tưởng lại chuyện trong quá khứ. - Phần 2 (Tiếp đến run rẩy trong lòng): Dế Vần hồi tưởng lại chuyện trong quá khứ.

- Phần 3 (Còn lại): Dế Vần và Khìn cứu và thả chú chim lên trời. - Phần 3 (Còn lại): Dế Vần và Khìn cứu và thả chú chim lên trời.

Câu 5: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm Chích bông ơi ?

Trả lời:

- Nghệ thuật "truyện lồng trong truyện" độc đáo, sinh động - Nghệ thuật "truyện lồng trong truyện" độc đáo, sinh động

- Giọng văn gần gũi, dễ hiểu với trẻ nhỏ - Giọng văn gần gũi, dễ hiểu với trẻ nhỏ

- Hình ảnh, ngôn từ nhẹ nhàng, sinh động - Hình ảnh, ngôn từ nhẹ nhàng, sinh động

Câu 6: Ý nghĩa của câu chuyện Chích bông ơi !

Trả lời:

Giáo dục con người về lòng nhân hậu, yêu thương động vật. Đồng thời nhắn nhủ mọi người phải suy nghĩ kĩ trước khi hành động để không hối hận.

Câu 7: Hình ảnh những bụi gai biểu tượng cho điều gì  ?

Trả lời:

- Những bụi gai, việc bị bắt: biểu tượng cho những khó khăn, trở ngại trong cuộc đời mỗi con người. Để trưởng thành con người phải vượt qua những thử thách ấy. - Những bụi gai, việc bị bắt: biểu tượng cho những khó khăn, trở ngại trong cuộc đời mỗi con người. Để trưởng thành con người phải vượt qua những thử thách ấy.

Câu 8: Chủ ngữ là gì ? Cho ví dụ về chủ ngữ ?

Trả lời

Chủ ngữ là một trong các thành phần chính của câu, là thành phần bắt buộc để câu có một cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. Chủ ngữ thường đứng ở đầu câu, kể tên sự vật, hiện tượng,... Và thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Cái gì? Còn gì? Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong một số trường hợp cụ thể, thì động từ và tính từ, hoặc cụm động từ và cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ. Trong câu, chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ. Trường hợp đảo ngữ thì vị trí của chủ ngữ có thể thay đổi.

Ví dụ:

- Tôi đang làm việc (Từ "tôi" là chủ ngữ) - Tôi đang làm việc (Từ "tôi" là chủ ngữ)

- Ngọc đang đi học ( Từ "Ngọc" là chủ ngữ) - Ngọc đang đi học ( Từ "Ngọc" là chủ ngữ)

Câu 9: Vị ngữ là gì ? Cho ví dụ về vị ngữ ?

Trả lời

là một thành phần chính của câu và là thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. Đây là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, đặc điểm,... của con người, sự vật, tượng được nêu trong câu. Vị ngữ là bộ phận chính có thể được kết hợp cùng với các trạng ngữ chỉ quan hệ thời gian và trả lời các câu hỏi: Là gì? Làm gì? Như thế nào? Vị ngữ thường là một động từ hoặc một cụm động từ, là tính từ hoặc một cụm tính từ, một danh từ hoặc một cụm danh từ. Trong một câu có thể có một hay nhiều vị ngữ.

Ví dụ:

- Con cún con đang ngủ ("đang ngủ" là vị ngữ) - Con cún con đang ngủ ("đang ngủ" là vị ngữ)

- Chiếc ghế này gỗ còn tốt lắm! ("Gỗ còn tốt lắm" là vị ngữ và là một cụm chủ vị). - Chiếc ghế này gỗ còn tốt lắm! ("Gỗ còn tốt lắm" là vị ngữ và là một cụm chủ vị).

Câu 10: Từ “Hôm nay” trong hai câu dưới đây đâu là trạng ngữ?

a) Ngày hôm nay là ngày sinh nhật của tôi

b) Ngày hôm nay, nhân ngày phụ nữ việt nam em đã chuẩn bị một món quà dành cho mẹ.

Trả lời

Trong những câu trên, cụm từ ngày hôm nay ở câu b là trạng ngữ vì cụm từ này ngăn cách bằng dấu phẩy với các thành phần khác của câu. Và là trạng ngữ chỉ thời gian.

Câu 11: Tìm 3 câu có chứa trạng ngữ chỉ thời gian trong truyện bức tranh của em gái tôi của nhà văn Tạ Duy Anh

Trả lời

- Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi ra cổ tay.  - Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi ra cổ tay.

- Hôm đó chú Tiến Lê - hoạ sĩ, bạn thân của bố tôi - đưa theo bé Quỳnh đến chơi. - Hôm đó chú Tiến Lê - hoạ sĩ, bạn thân của bố tôi - đưa theo bé Quỳnh đến chơi.

- Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. - Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài.

Câu 12: So sánh vị trí của trạng ngữ trong những cặp câu dưới đây và cho biết vì sao tác giả lựa chọn cách diễn đạt hai câu dưới đây

- -  Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, vua cho thử lại để biết chính xác hơn nữa.

- -  Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại. (Em bé thông minh)

Trả lời

Tác giả sử dụng các diễn đạt ở câu đầu hơn là do ở 2 câu này đã sử dụng trạng ngữ thay đặt đầu câu bổ sung ý nghĩa cho các thành phần còn lại câu câu, tạo điểm nhấn khiến câu văn hay hơn

Câu 13: Xác định thành phần chính của các câu sau

  • a. Hiện tại, mẹ em là giáo viên
  • b. Mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực một góc sân trường
  • c. Đây là bạn An
  • d. Khoảng gần trưa, khi sương tan, đó là khi chợ náo nhiệt nhất.

Trả lời

a.

Hiện tại: trạng ngữ chỉ thời gian

mẹ em: chủ ngữ

là giáo viên: vị ngữ

b.

Mùa hè: trạng ngữ chỉ thời gian

 hoa phượng: chủ ngữ

 mở đỏ rực: vị ngữ

một góc sân trường: trạng ngữ chỉ nơi chốn

c.

Đây: chủ ngữ

là bạn An: vị ngữ

d.

Khoảng gần trưa:trạng ngữ chỉ thời gian

Đó: chủ ngữ

là khi chợ náo nhiệt nhất: vị ngữ

Câu 14: Tìm hiểu về tác giả Tạ Duy Anh ?

Trả lời:

- Tạ Duy Anh (1959), tên khai sinh là Tạ Viết Đãng.  - Tạ Duy Anh (1959), tên khai sinh là Tạ Viết Đãng.

- Quê: Hà Nội.  - Quê: Hà Nội.

- Truyện viết cho thiếu nhi của ông trong sáng, đậm chất thơ và giàu ý nghĩa nhân văn. Viết cho thiếu nhi chính là cách ông bày tỏ tình yêu với thế giới tuổi thơ thuần khiết. - Truyện viết cho thiếu nhi của ông trong sáng, đậm chất thơ và giàu ý nghĩa nhân văn. Viết cho thiếu nhi chính là cách ông bày tỏ tình yêu với thế giới tuổi thơ thuần khiết. 

- Nhiều sáng tác cho thiếu nhi như: Các tập truyện Bản nhạc con đà điểu, Quả trứng vàng, Vó ngựa trở về, … - Nhiều sáng tác cho thiếu nhi như: Các tập truyện Bản nhạc con đà điểu, Quả trứng vàng, Vó ngựa trở về, …

Câu 15: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Bức tranh của em gái tôi?

Trả lời:

- “Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong.  - “Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong.

- Truyện được in trong tập “Bản nhạc con đà điểu”. - Truyện được in trong tập “Bản nhạc con đà điểu”.

Câu 16: Tóm tắt câu chuyện Bức tranh của em gái tôi theo cách hiểu của em ?

Trả lời:

Câu chuyện kể về hai anh em Kiều Phương (còn gọi là mèo) qua lời kể của người anh. Mèo là một cô bé hay nghịch ngợm nhưng lại có năng khiếu vẽ đặc biệt. Sau một thời gian theo dõi, nhất là khi nghe chú Tiến Lê khen tranh của em gái, người anh rơi vào trạng thái mặc cảm. Trạng thái tâm lý này khiến người anh thường gắt gỏng với Mèo mặc dù cô bé chẳng có tội tình gì. Nhưng thật bất ngờ, bức tranh đạt giải của Kiều Phương lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. Trước bức tranh, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em gái và hối hận vì đã có lúc mình đã đối xử không đúng với em.

Câu 17: Theo em, câu chuyện Bức tranh của em gái tôi  đang đề cập đến vấn đề gì trong cuộc sống ?

Trả lời:

Vấn đề nêu lên vấn đề có liên quan đến cuộc sống hiện nay và cá nhân: Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.

Câu 18: Tìm hiểu về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ?

Trả lời:

- Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh (1955) - Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh (1955)

- Quê quán: Quảng Nam - Quê quán: Quảng Nam

- Nhà nhà văn thiếu nhi nổi tiếng nhất hiện nay - Nhà nhà văn thiếu nhi nổi tiếng nhất hiện nay

Câu 19: Tìm hiểu về sự nghiệp và những tác phẩm chính của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ?

Trả lời:

Sự nghiệp văn học:

          + Ông được biết đến qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi mới lớn, các tác phẩm của ông rất được độc giả ưa chuộng và nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim. + Ông được biết đến qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi mới lớn, các tác phẩm của ông rất được độc giả ưa chuộng và nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim.

          + Năm 13 tuổi, ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên. + Năm 13 tuổi, ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên.

          + Năm 1995, ông được bình chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội Nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh bình chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995). Năm 1998, ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải Nhà văn có sách bán chạy nhất. + Năm 1995, ông được bình chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội Nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh bình chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995). Năm 1998, ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải Nhà văn có sách bán chạy nhất.

- Tác phẩm chính: Kính vạn hoa (bộ truyện 54 tập, 1995-2002: 45 tập, 9 tập viết thêm sau), Mắt biếc (truyện dài, 1990), Cô gái đến từ hôm qua (truyện dài, 1989), Ngồi khóc trên cây (truyện dài, 27.6.2013), Cây chuối non đi giày xanh (truyện dài, 7.1.2018), Trước vòng chung kết (truyện dài, 1984), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (truyện, 1.2008),... - Tác phẩm chính: Kính vạn hoa (bộ truyện 54 tập, 1995-2002: 45 tập, 9 tập viết thêm sau), Mắt biếc (truyện dài, 1990), Cô gái đến từ hôm qua (truyện dài, 1989), Ngồi khóc trên cây (truyện dài, 27.6.2013), Cây chuối non đi giày xanh (truyện dài, 7.1.2018), Trước vòng chung kết (truyện dài, 1984), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (truyện, 1.2008),...

Câu 20: Nguyên nhân dẫn đến ý định đánh nhau của nhân vật “tôi” ?

Trả lời:

  + Bàn thắng của tôi không được công nhận lại còn bị đám thằng Nghi trêu chọc, gây sự. + Bàn thắng của tôi không được công nhận lại còn bị đám thằng Nghi trêu chọc, gây sự.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay