Câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời Ôn tập bài 7 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 7 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 7. GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG (PHẦN 2)

Câu 1: Nêu hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm “Mây và sóng” ?

Trả lời:

Mây và sóng” được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non xuất bản năm 1915.

Câu 2: Tóm tắt tác phẩm “Mây và sóng” theo cách hiểu của em?

Trả lời:

Câu chuyện về người bạn nhỏ nhận được rất nhiều lời mời gọi đi chơi của tự nhiên, lời mời gọi ở trên mây và lời mời gọi của sóng biển. Nhưng bạn nhỏ vẫn kiên định ở nhà bên cạnh mẹ và chơi những trò chơi thú vị với mẹ của mình. Câu chuyện ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và tình yêu thương vô bờ bến mà bạn nhỏ dành cho mẹ của mình.

Câu 3: Nêu bố cục của văn bản“Mây và sóng”?

Trả lời:

 Đoạn 1: Từ đầu đến “bầu trời xanh thẳm”: Câu chuyện tưởng tượng giữa em bé với những người sống trên mây và trò chơi của em bé

Đoạn 2: Còn lại: Câu chuyện tưởng tượng của em bé với người sống trong sóng, và trò chơi của em bé

Câu 4: Thể loại của văn bản“Mây và sóng”  là gì?

Trả lời:

Thể loại: Truyện ngắn

Câu 5: Nêu phương thức biểu đạt của văn bản“Mây và sóng”?

Trả lời:

Phương thức biểu đạt : Biểu cảm

Câu 6: Nêu một số thông tin về nhà văn Hoàng Trung Thông mà em biết?

Trả lời:

Hoàng Trung Thông (1925-1993)

- Quê quán: Nghệ An - Quê quán: Nghệ An

- Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ cách mạng Việt Nam.  - Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ cách mạng Việt Nam. 

- Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lí tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người. Thơ Hoàng Trung Thông ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ. - Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lí tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người. Thơ Hoàng Trung Thông ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ.

Câu 7: Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Hoàng Trung Thông?

Trả lời:

- Tác phẩm chính: Một số tập thơ như Quê hương chiến đấu, Đường chúng ta đi, Những cánh buồm, Đầu sóng, … và một số tiểu luận phê bình: Chặng đường mới của văn học chúng ta, Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống, Những người thân những người bạn, ….  - Tác phẩm chính: Một số tập thơ như Quê hương chiến đấu, Đường chúng ta đi, Những cánh buồm, Đầu sóng, … và một số tiểu luận phê bình: Chặng đường mới của văn học chúng ta, Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống, Những người thân những người bạn, …. 

Câu 8: Nêu hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm Những cánh buồm?

Trả lời:

Tác phẩm những cánh buồn được in vào năm 1964

Câu 9: Tóm tắt tác phẩm Những cánh buồm theo cách hiểu của em?

Trả lời:

Sau trận mưa đêm rả rích, ánh mặt trời rực rỡ trên biển xanh trong vắt, cát vàng mịn hơn, có hai cha con dắt tay nhau đi dạo dưới ánh mai hồng. Bóng hai người trải dài trên cát. Người cha cao, gầy, bóng dài lênh khênh. Bóng cậu con trai tròn trịa, chắc nịch. Cậu bé hỏi cha sao phía xa chỉ thấy nước, thấy trời, không thấy nhà, thấy cây, thấy người ở? Người cha trả lời cứ theo cánh buồm đi xa mãi sẽ thấy cây cối, nhà cửa, nhưng nơi đó cha cũng chưa hề đến. Cậu bé xin cha mượn cho mình cánh buồm trắng để đến được nơi xa đó. Câu hỏi ngây thơ của người con chứa đựng khao khát được đi khắp đó đây, khám phá những điều chưa biết về biển và cuộc sống, ước mơ của con gợi cho người cha nhớ đến chính mình với ước mơ và khát vọng đi xa, tìm hiểu cuộc sống ngày còn thơ.

Câu 10: Nêu bố cục của văn bản Những cánh buồm?

Trả lời:

 Phần 1: Từ đầu đến “chắc nịch”Cảnh hai cha con dạo trên bãi biển. 
Phần 2: Tiếp đến “để con đi…” Cuộc trò chuyện giữa hai cha con.  
Phần 3: Đoạn còn lạiÝ nghĩa những ước mơ của con.   

Câu 11: Tại sao người chị lại có ấn tượng không tốt với người em trai của mình?

Trả lời:

- Với nhân vật tôi em mình là đứa trẻ không bình thường (không giống với những đứa trẻ khác) - Với nhân vật tôi em mình là đứa trẻ không bình thường (không giống với những đứa trẻ khác)

- Em vừa lạ lùng vừa e dè, không hiểu được những câu chuyện đùa, phải mất nhiều thời gian mới học được những điều cơ bản, em hay cười trong lớp. Em phải chuyển sang lớp giáo dục đặc biệt. - Em vừa lạ lùng vừa e dè, không hiểu được những câu chuyện đùa, phải mất nhiều thời gian mới học được những điều cơ bản, em hay cười trong lớp. Em phải chuyển sang lớp giáo dục đặc biệt.

- Càng lớn tôi càng ghét em mình, tôi hay trừng mắt dọa em và gọi em bằng những thứ biệt danh xấu xí. - Càng lớn tôi càng ghét em mình, tôi hay trừng mắt dọa em và gọi em bằng những thứ biệt danh xấu xí.

- Dù bị các bạn nói rằng mình đang đối xử tệ với em nhưng tôi vẫn không nhìn ra lỗi lầm của mình. - Dù bị các bạn nói rằng mình đang đối xử tệ với em nhưng tôi vẫn không nhìn ra lỗi lầm của mình.

→ Nhân vật tôi không hề yêu quý người em của mình chút nào.

Câu 12: Em nhận được bài học gì về cách ứng xử với các thành viên trong gia đình qua câu chuyện Chị sẽ gọi em bằng tên?

Trả lời:

Chúng ta nên đối xử với người thân trong gia đình phải thật tốt, thể hiện sự yêu thương, chia sẻ, không nên có thái dộ lạnh lùng hay xa lánh.

Câu 13: Tìm một số ví dụ về việc hiện tượng đồng âm được sử dụng để tạo ra những cách nói độc đáo.

Trả lời:

Một số ví dụ về hiện tượng đồng âm được sử dụng để tạo ra cách nói độc đáo là:

 - Con ngựa đá con ngựa bằng đá, con ngựa đá không đá con ngựa.

 - Hổ mang bò trên núi

 - Bác bác trứng, tôi tôi vôi

 - Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

Câu 14: Tìm ít nhất 3 từ đồng nghĩa với các từ sau: anh hùng;  ác;  ẩm; ân cần; bảo vệ

Trả lời:

-  - Từ đồng nghĩa với "anh hùng": anh dũng, can đảm, can trường, dũng cảm, gan lì, gan dạ....

-  - Từ đồng nghĩa với "ác": ác độc, hung ác, tàn nhẫn....

-  - Từ đồng nghĩa với "ẩm": ẩm thấp, ẩm ướt, ẩm mốc...

-  - Từ đồng nghĩa với "ân cần": đon đả, nhiệt tình, niềm nở, quan tâm, thân mật,....

-  - Từ đồng nghĩa với "bảo vệ": ngăn cản, che chở, giữ gìn, phong vệ, che chắn...

Câu 15: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa “xanh” trong các dòng thơ sau:

  • a. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)
  • b. Tháng Tám mùa thu xanh thắm. (Tố Hữu)
  • c. Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du)
  • d. Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên)

e. Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu)

Trả lời:

a. Xanh ngắt: Xanh một màu xanh trên diện rộng.

b. Xanh tươi: Xanh tươi đằm thắm.

c. Xanh rì: Xanh đậm và đều như màu của cây cỏ rậm rạp.

d. Xanh biếc: Xanh lam đậm và tươi ánh lên.

e. Xanh mướt: Xanh tươi mỡ màng

Câu 16: Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại:

a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.

b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn.

Trả lời:

a) Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại: Tổ tiên

b) Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại: quê mùa

Câu 17: Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:

a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.

b) Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội.

c) Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.

Trả lời:

a) Thợ cấy, thợ cày, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân là các từ chỉ nông dân

→ Từ lạc: thợ rèn

b) Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội là các từ chỉ công nhân và người sản xuất thủ công nghiệp

→ Từ lạc: thủ công nghiệp

c) Từ lạc: nghiên cứu

→ Các từ còn lại chỉ giới trí thức

Câu 18: Tìm 3 cặp từ trái nghĩa nói về việc học hành. Hãy đặt một câu với một trong 3 cặp từ trái nghĩa đó.

Trả lời:

- Cặp từ trái nghĩa nói về học hành: lý thuyết - thực hành, chăm chỉ - lười biếng, thông minh - ngu dốt, điểm cao - điểm thấp, tiến bộ - thụt lùi... - Cặp từ trái nghĩa nói về học hành: lý thuyết - thực hành, chăm chỉ - lười biếng, thông minh - ngu dốt, điểm cao - điểm thấp, tiến bộ - thụt lùi...

- Đặt câu:  - Đặt câu:

+  + Trong khi Hùng chăm chỉ làm bài tập, thì Quyên lười biếng nằm đọc truyện.

+  + Kết quả kì thi có điểm cao hay điểm thấp thì em cũng đã nỗ lực hết mình.

Câu 19: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:

a) Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu.

b) Bò kéo xe – 2 bò gạo – cua bò.

c) Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.

Trả lời:

a)

- Đậu tương: đậu chỉ tên 1 loại đậu - Đậu tương: đậu chỉ tên 1 loại đậu

- Đất lành chim đậu: đậu chỉ hành động đứng trên mặt đất của loài chim - Đất lành chim đậu: đậu chỉ hành động đứng trên mặt đất của loài chim

- Thi đậu: đậu chỉ việc thi đỗ vào nguyện vọng mong muốn - Thi đậu: đậu chỉ việc thi đỗ vào nguyện vọng mong muốn

b)

- bò kéo xe: bò chỉ con bò - bò kéo xe: bò chỉ con bò

- 2 bò gạo: bò chỉ đơn vị đo lường (đấu, long, nắm...) - 2 bò gạo: bò chỉ đơn vị đo lường (đấu, long, nắm...)

- cua bò: bò chỉ hành động di chuyển trên mặt đất bằng chân - cua bò: bò chỉ hành động di chuyển trên mặt đất bằng chân

c)

- sợi chỉ: chỉ là đồ vật dạng sợi dài, mảnh để may vá - sợi chỉ: chỉ là đồ vật dạng sợi dài, mảnh để may vá

- chiếu chỉ: chỉ là thông báo của nhà vua viết trên giấy - chiếu chỉ: chỉ là thông báo của nhà vua viết trên giấy

- chỉ đường: chỉ là hành động hướng dẫn, cung cấp thông tin cho người khác - chỉ đường: chỉ là hành động hướng dẫn, cung cấp thông tin cho người khác

- chỉ vàng: chỉ là đơn vị đo lường khối lượng vàng - chỉ vàng: chỉ là đơn vị đo lường khối lượng vàng

Câu 20: Phân tích nội dung khi con là nỗi buồn?

Trả lời:

+ Khi con là nỗi buồn: + Khi con là nỗi buồn:

Được miêu tả "to bằng trời".

Cũng được "lấp đầy".

→ Dù nỗi buồn có nhiều như thế nào nhưng vì có con cũng sẽ được an ủi, lấp đầy, sẽ biến mất.

Câu 21: Phân tích nội dung khi con là niềm vui?

Trả lời:

So sánh "nhỏ bằng hạt vừng".

Không bao giờ hết.

→ Niềm vui con mang lại cho cha không bao giờ có giới hạn. Với cha, có con luôn là niềm vui bất tận.

→ Tình cảm cha con thiêng liêng.

Câu 22: Phân tích ý nghĩa và thông điệp mà đoạn văn cuối muốn thể hiện

“ Con là sợi dây hạnh phúc

Mảnh hơn sơi tóc

Buộc cuộc đời cha vào với mẹ”

Trả lời:

- Sử dụng lối so sánh hơn "Mảnh hơn sợi tóc" thể hiện ý nghĩa của con đối với mối quan hệ của cha mẹ: - Sử dụng lối so sánh hơn "Mảnh hơn sợi tóc" thể hiện ý nghĩa của con đối với mối quan hệ của cha mẹ:

+ Con là "sợi dây hạnh phúc", sợi dây kết nối. + Con là "sợi dây hạnh phúc", sợi dây kết nối.

+ Buộc đời cha với mẹ. + Buộc đời cha với mẹ.

→ Con là sợi dây kết nối giữa cha và mẹ, tạo nên một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, hoàn chỉnh.

→ Tình cảm gia đình thiêng liêng.

=>  Đối với người cha, con là những điều vừa to lớn vừa nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời người cha. Con chính là sợi dây kết nối giúp cho gia đình hạnh phúc.

 

Câu 23: Viết một bài văn hòan chỉnh phân tích và nêu cảm nhận của em về bài thơ Con là của tác giả Y Phương?

Trả lời:

Bài thơ "Con là" của tác giả y Phương đã đã đem đến cho em niềm rung cảm mãnh liệt và sâu sắc khi lần đầu tiên được biết đến. Tình cảm sâu sắc mà người cha dành tặng cho đứa con của mình - nội dung chính trong tác phẩm này đã khiến em có những trăn trở, suy nghĩ rất nhiều về người cha thân yêu của mình.

Tác giả đã sử dụng những hình ảnh hết sức quen thuộc, gần gũi như: "to bằng trời", "nhỏ bằng hạt vừng", "sợi tóc" để người cha đã định nghĩa sự quan trọng của đứa con đối với bản thân mình - thứ tình cảm to lớn nhưng lại hết sức trìu tượng.

Tại sao tình yêu vô bờ của người cha dành cho con lại được diễn tả qua các cũng bậc cảm xúc: "nỗi buồn", "niềm vui", "hạnh phúc" - những cảm xúc có giá trị vô cùng to lớn đối với cha? Có lẽ kể từ giây phút con chào đời, những cảm xúc trong đời cha đã gắn liền với con, dù cha buồn, vui hay hạnh phúc đều liên quan đến con. Con là niềm vui, là ánh dương soi chiếu cuộc đời, lấp đầy nỗi buồn phiền. Con là động lực để cha cố gắng chăm chỉ làm việc mỗi ngày, là niềm hạnh phúc mỗi khi nhớ về, để cha nở nụ cười trên môi.

Hình ảnh độc đáo như: "trời, hạt vừng, sợi tóc" là hình ảnh được sử dụng đại diện cho những điều rộng lớn, nhỏ bé và mong manh - con là tình yêu to lớn của đời cha những cũng vô cùng bé nhỏ, non nớt, cần sự chăm bẵm, yêu thương. Và câu thơ gây ấn tượng mạnh nhất là:

“Con là sợi giây hạnh phúc

Mảnh hơn sợi tóc

Buộc cuộc đời Cha vào với Mẹ.”

Hình ảnh đó khiến cho em cảm nhận được vị trí quan trọng của bản thân trong ngôi nhà - mỗi người con đều là sợi dây gắn kết thiêng liêng để cha mẹ luôn yêu thương, chở che và gắn bó bền chặt trên đường đời dài lâu nhiều sóng gió, chông gai.

Với em, "Con là..." của Y Phương là áng thơ mang những thông điệp sâu sắc, khiến người đọc cảm nhận được tình yêu to lớn, thầm lặng của người cha. Qua đó, thôi thúc trong em những suy nghĩ về tình cha con, những việc em phải làm để tỏ lòng biết ơn, hiếu thảo với đấng sinh thành của mìn

Câu 24: Tìm hiểu về tác giả Y Phương?

Trả lời:

- Y Phương (sinh năm 1948) tên thật là Hứa Vĩnh Sước. - Y Phương (sinh năm 1948) tên thật là Hứa Vĩnh Sước.

- Quê quán: Trùng Khánh - Cao Bằng, ông là người dân tộc Tày. - Quê quán: Trùng Khánh - Cao Bằng, ông là người dân tộc Tày.

- Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại Sở văn hóa - thông tin tỉnh Cao Bằng. - Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại Sở văn hóa - thông tin tỉnh Cao Bằng.

- Năm 1993 là chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng. - Năm 1993 là chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng.

- Năm 2007 ông được nhận giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật. - Năm 2007 ông được nhận giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật.

- Thơ ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao. - Thơ ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao.

Câu 25: Cách để em bé đến được với mây và sóng là gì?

Trả lời:

  + Đến với mây: đến nơi tận cùng trái đất và đưa tay lên trời

   + Đến với sóng: đến rìa biển cả và nhắm nghiền mắt lại

- Nhận xét: - Nhận xét:

   + Lời mời gọi của mây và sóng: Lời mời gọi hấp dẫn, thú vị, khơi gợi trí tò mò

   + Cách đến với mây và sóng: rất dễ thực hiện, thú vị, hấp dẫn

- Nghệ thuật: nhân hóa, sử dụng hình ảnh ẩn dụ đầy sức gợi - Nghệ thuật: nhân hóa, sử dụng hình ảnh ẩn dụ đầy sức gợi

⇒ “mây” và “sóng” là biểu tượng cho thế giới thần tiên kì ảo mà em bé tưởng tượng ra, nhưng “mây” và “sóng” cũng là những thú vui, những cám dỗ trong cuộc sống thường ngày mà con người rất dễ bị thu hút

Câu 26: Phản ứng của em bé trước những lời mời gọi hấp dẫn đấy là gì?

Trả lời:

- Ban đầu: Em bé bị hấp dẫn bởi những lời mời, bằng chứng là em bé hỏi lại: - Ban đầu: Em bé bị hấp dẫn bởi những lời mời, bằng chứng là em bé hỏi lại:

   + Với mây: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”

   + Với sóng: “Nhưng làm thế nào mình ra đó được?”

⇒Phản ứng ban đầu của em bé là có thể hiểu được vì những lời mời ấy vô cùng thú vị, dễ hấp dẫn, đặc biệt là đối với trẻ con

- Sau đó: Em bé từ chối lời mời: “Làm sao có thể rời mẹ mang đi được” - Sau đó: Em bé từ chối lời mời: “Làm sao có thể rời mẹ mang đi được”

⇒ lời từ chối dễ thương nhưng đầy cảm động

- Lí do em bé từ chối lời mời: vì em nghĩ tới mẹ, mẹ em đang đợi và luôn mong muốn em bé ở nhà -> mẹ chính là lí do khiến em bé từ chối những lời mời hấp dẫn đó - Lí do em bé từ chối lời mời: vì em nghĩ tới mẹ, mẹ em đang đợi và luôn mong muốn em bé ở nhà -> mẹ chính là lí do khiến em bé từ chối những lời mời hấp dẫn đó

- Nghệ thuật: đối thoại - Nghệ thuật: đối thoại

⇒ Dù luyến tiếc cuộc vui, nhưng sự từ chối lời mời gọi đã thể hiện tình yêu thương mẹ thiết tha của em bé, lúc nào em cũng nghĩ đến mẹ, luôn mong muốn ở bên mẹ. Mẹ với tình yêu thương đã trở thành sức mạnh, nguồn động lực cho em bé vượt qua những cám dỗ

Câu 27: Viết một đoạn văn (160 - 200 chữ) nêu cảm nhận cuả em về bài thơ “Mây và sóng”?

Trả lời:

“Mây và sóng” là một bài thơ đặc sắc của Ta-go viết về tình mẫu tử. Được viết dưới hình thức của một bài thơ, nhưng khi đọc lên chúng ta lại cảm nhận giống như một câu chuyện được kể lại. Nhân vật trữ tình được tác giả xây dựng là một em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”. Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ làm sao: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Đối với một đứa trẻ, thế giới của người “trên mây” và “trong sóng” kì diệu và hấp dẫn vô cùng. Ở đó trẻ em sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển. Chính điều đó đã khơi gợi sự tò mò đối với em bé, khiến em đặt ra câu hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Những câu hỏi trên giúp chúng ta hiểu được khao khát khám phá của trẻ thơ lớn lao đến nhường nào. Nhưng dù còn hồn nhiên, ham chơi là vậy nhưng khi nghe lời đề nghị của người “trên mây” hay “trong sóng”, em bé đã kiên quyết từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Khi đọc đến đây, chúng ta cảm nhận được tình yêu thương dành cho người mẹ, cũng như mong muốn luôn ở bên mẹ của em bé thật rõ ràng. Và rồi, chính em bé đã nghĩ ra một trò chơi thật kì diệu có thể thực hiện cùng với mẹ. Những trò chơi thật đặc biệt và thú vị. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ. Bài thơ được viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần. Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô đọng đã góp phần khiến cho bài thơ giàu cảm xúc hơn. Có thể thấy rằng, “Mây và sóng” đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử chân thành, giản dị mà đẹp đẽ đến chừng nào.

Câu 28: Viết một đoạn văn (160 - 200 chữ) nêu cảm nhận của em về câu chuyện Chị sẽ gọi em bằng tên?

Trả lời:

Đến với văn bản “Chị sẽ gọi em bằng tên”, nhân vật người chị đã để lại nhiều ấn tượng. Với vai trò là một người kể chuyện, người chị đã xây đã bộc lộ những suy nghĩ và tình cảm đối với em trai - một cậu bé phát triển không được bình thường như bao đứa trẻ khác. Điều đó đã khiến cho người chị cảm thấy xấu hổ, thậm chí chán ghét em trai. Những hành động như “nghiến răng giận dữ”, “trừng mắt nhìn em, dọa em sợ” hay “đặt ra những cái tên xấu xí” đã cho thấy sự lạnh lùng và ghét bỏ ngày càng lớn dần trong nhân vật này. Nhưng nhờ có cuộc trò chuyện với em trai mà cô bé đã có những thay đổi trong suy nghĩ và hành động. Một lần, bố mẹ đều đi vắng, người chị có một cuộc hẹn với nha sĩ và phải dắt em trai đi cùng. Khi hai chị em đang dạo bước trên vỉa hè, người chị đã muốn trò chuyện với em. Sau cuộc trò chuyện, cô bé nhận ra em trai cũng đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn. Trong một chuyến du lịch với gia đình, người chị còn nghe thấy cuộc trò chuyện của em trai với bố. Người em không những không ghét chị mà còn nghĩ chị của mình rất tốt. Điều đó khiến người chị cảm động trước tình cảm của em trai dành cho mình. Qua nhân vật người chị, chúng ta nhận ra cần phải biết yêu thương, trân trọng, chia sẻ và thấu hiểu với những người thân trong gia đình. Bởi họ là những người luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay mỗi khi chúng ta vấp ngã hay thành công.

Câu 29: Hãy xác định nghĩa của các từ được gach chân trong các kết hợp từ dưới đây rồi phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghĩa chuyển:

a) Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn.

b) Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, hở sườn, đánh vào sườn địch.

Trả lời:

- Nghĩa gốc: miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, xương sườn, hích vào sườm, hở sườn - Nghĩa gốc: miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, xương sườn, hích vào sườm, hở sườn

- Nghĩa chuyển: miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn, sườn núi, sườn nhà, sườn xe đạp, đánh vào sườn địch - Nghĩa chuyển: miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn, sườn núi, sườn nhà, sườn xe đạp, đánh vào sườn địch

Câu 30: Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa:

a) Vàng:

-  - Giá vàng trong nước tăng đột biến

-  - Tấm lòng vàng

-  - Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường

b) Bay:

-  - Bác thợ nề đang cầm bay trát tường.

-  - Đàn cò đang bay trên trời

-  - Đạn bay vèo vèo

-  - Chiếc áo đã bay màu

Trả lời:

a) Vàng:

-  - Giá vàng trong nước tăng đột biến (từ gốc)

-  - Tấm lòng vàng → từ nhiều nghĩa

-  - Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường → từ đồng âm

b) Bay:

-  - Bác thợ nề đang cầm bay trát tường → từ đồng âm

-  - Đàn cò đang bay trên trời (từ gốc)

-  - Đạn bay vèo vèo → từ nhiều nghĩa

-  - Chiếc áo đã bay màu → từ nhiều nghĩa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay