Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời Bài 2: Văn bản đọc Hội thi thổi cơm

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Văn bản đọc Hội thi thổi cơm. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.

VĂN BẢN. HỘI THI THỔI CƠM

 (16 câu)

1.     NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Ai là tác giả văn bản “Hội thi thổi cơm”

Trả  lời:

Minh Nhương

Câu 2: Văn bản thuộc thể loại gì?

Trả lời:

Văn bản thuyết minh

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính là  gì?

Trả lời:

Thuyết minh

Câu 4: Em hãy tóm tắt văn bản bằng đoạn văn.

Trả  lời:

Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng giêng, làng Đồng Vân thường mở hội rước nước, hát chèo và thổi cơm thi. Bắt đầu vào hội thi làm lễ dâng hương. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Người trong đội sẽ vót mảnh tre già thành những chiếc đũa bông châm lửa. Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình. Khoảng sau một giờ rưỡi, những nồi cơm lần lượt được đem trình trước cửa đình. Ban giám khảo mở nồi cơm chấm theo ba tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là sinh hoạt văn hóa cổ truyền được bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

Câu 5: Bố cục văn bản chia làm mấy phần?

Trả lời:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...các xóm trong làng): Giới thiệu hội thi

- Phần 2 (Tiếp theo đến …sánh nổi đối với dân làng): Diễn biến hội thi

- Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa hội thi

2.     THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Đối tượng và mục đích thuyết minh của tác phẩm là gì?
Trả lời:

- Đối tượng thuyết minh: hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

- Mục đích thuyết minh: giới thiệu cho người đọc về thời gian, địa điểm, diễn biến của hội thổi cơm thi và ý nghĩa của lễ hội này đối với đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 2: Tìm thời gian và địa điểm diễn ra của lễ hội.

Trả lời:

Ngày rằm tháng Giêng, tại làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.

Câu  3: Lễ hội diễn ra với diễn biến như thế nào?

Trả lời:

- Diễn biến của lễ hội:

+ Thi nấu cơm: làm thủ tục bắt đầu cuộc thi, lấy lửa trên ngọn cây chuối cao, vót đũa bông châm lửa, giã thóc, giần sàng, lấy nước và nấu cơm.

+ Chấm thi: tiêu chuẩn chấm thi (gạo trắng, cơm dẻo, không có cơm cháy), cách chấm thi để đảm bảo tính chính xác, công bằng.

Câu 4: Nội dung chính của văn bản là gì?

Trả lời:

Văn bản giới thiệu về những nét độc đáo, sự khác biệt giữa các đặc điểm, hình thức của một số hội thi nấu cơm trên cả nước: Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội), thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội), thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa), thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định). Qua văn bản, người đọc hiểu biết và hiểu hơn về các quy tắc, luật lệ của hội thi truyền thống

3.     VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tại sao văn bản Hội thi thổi cơm là một văn bản thông tin?

Trả lời:

Vì văn bản đã giới thiệu các quy định của trò chơi dân gian thi nấu cơm.

Câu 2: Tình cảm nào đã được gửi gắm qua văn bản "Hội thi thổi cơm"?

Trả lời:

Qua văn bản, tác giả đã gửi gắm sự trân trọng, nâng niu những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Câu 3: Lễ hội có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

- Văn hóa cổ truyền bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc bên dòng sông Đáy xưa.

- Dịp trai trang trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh, gái làng thể hiện bàn tay khéo léo.

- Vang lên những tiếng cười hồn nhiên sau ngày lao động vất vả.

Câu 4: Giá trị nội dung của tác phẩm là gì?
Trả lời:

Bài văn nhằm giới thiệu cho người đọc về thời gian, địa điểm, diễn biến của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và ý nghĩa của lễ hội này đối với đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 5: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Trả lời:

Bài viết sắp xếp các ý theo trình tự thời gian, xen lẫn lời kể và lời tả.

 

4.     VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Em ấn tượng với hội thi thổi cơm ở địa phương nào được nhắc tới trong văn bản? Hãy ghi lại cảm xúc của mình bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5 - 6 câu.

Trả lời:

 Em thấy ấn tượng nhất với hội thi ở làng Chuông. Trong hội thi này, hai đối tượng thi là nam và nữ sẽ có hai cách thi riêng: Người nữ phải vừa nấu cơm trong một vòng tròn, vừa giữ trẻ và canh chừng con cóc không cho nó nhảy ra khỏi vòng tròn; còn người nam phải bơi thuyền sang bờ bên kia rồi dùng tay ướt vừa giữ thuyền vừa nhóm củi, nấu cơm. Việc tách bạch hai đối tượng nam – nữ cùng những hình thức thi khác biệt: nữ giữ trẻ, nam bơi thuyền đã phần nào cho thấy hình dung cũng như kì vọng của người xưa về vai trò và trách nhiệm riêng đối với từng giới.

Câu 2: Phân tích tác phẩm.

Trả lời:

Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội) nhằm diễn lại tích của Phan Tây Nhạc. Mỗi nhóm mười người tự xay thóc giã gạo nấu cơm. Đội nào nấu được cơm chín, ngon trước là thắng, cơm dùng để cúng thần. Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (làng Chuông - Hà Nội) chia ra làm cuộc thi của nữ và nam với những quy định khác nhau. Cơm chín trước, dẻo và ngon là người thắng cuộc. Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) sẽ thi nấu cơm trên thuyền thúng tại một đầm rộng, lộng gió. Ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo và ngon là người thắng cuộc. Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định) chỉ dành cho nam. Một người buộc cành tre dẻo, dai vào lưng, ngọn tre cao hơn đầu. Trên ngọn tre đeo sẵn một niêu cơm, người kia có nhiệm vụ đun nấu. Cả hai người vừa nấu vừa bước quanh sân đình. Ai có niêu cơm chín đều, dẻo ngon là người thắng cuộc.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay