Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời Bài 6: Văn bản. Tôi đi học

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Văn bản. Tôi đi học. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.

VĂN BẢN. TÔI ĐI HỌC

(17 câu)

1.    NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Thanh Tịnh

Trả lời:

- Thanh Tịnh (19111988)

- Quê quán: Huế

- Tác phẩm chính: Hận chiến trường (1937),  Quê mẹ(1941), Sức mồ hôi(1954), Những giọt nước biển(1956)….

 

Câu 2: Tác phẩm thuộc thể loại gì?

Trả lời:

Truyện ngắn

 

Câu 3: Nêu xuất xứ của tác phẩm

Trả lời:

- In trong tổng tập Văn học Việt Nam, tập 29B, NXB Hà Nội,1981

 

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính tác phẩm là gì?

Trả lời:

Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm

 

Câu 5: Em hãy tóm tắt tác phẩm.

Trả lời:

Tác phẩm viết về cảm xúc của ‘nhân vật tôi trong ngày đầu đi học. Cảm giác mọi thứ đều mới, đều bỡ ngỡ trong ngày tựu trường.

 

Câu 6: Bố cục chia làm mấy phần?

Trả lời:

- Phần 1: Từ đầu…. lướt ngang trên ngọn núi: Tâm trạng, cảm xúc của cậu bé trên đường từ nhà tới trường.

- Phần 2: tiếp theo ….xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết: Tâm trạng cảm xúc của nhân vật khi đứng trước sân trường.

- Phần 3: Còn lại: cảm xúc của nhân vật t khi bước vào lớp học

 

2.    THÔNG HIỂU

Câu  1: Hoàn cảnh nào làm cho tác giả nhớ đến khung cảnh tới trường

Trả lời:

Hoàn cảnh nhớ lại sự việc:

+ Vào cuối mùa thu

+ Lá ngoài đường rụng nhiều

+ Hình ảnh em nhỏ rụt rè, nép mình sau lưng mẹ

 

Câu 2: Khung cảnh đến trường hiện lên như thế nào?

Trả lời:

Khung cảnh con đường đến trường

-       Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh

-        Con đường làng dài và hẹp

 

Câu 3: Cậu bé mặc trang phục như thế nào?

Trả lời:

Trang phục của cậu bé:

-       Áo vải dù đen

-       Trang trọng và đứng đắn

 

Câu 4: Khung cảnh sân trường hiện lên như thế nào trong mắt cậu bé?

Trả lời:

- Khung cảnh sân trường hiện ra trước cậu bé

+ Đông nghẹt người

+ Quần áo sạch sẽ

+ Gương mặt tươi vui sáng sủa

 

Câu 5: Tâm trạng cậu bé trên đường tới trường như thế nào?

Trả lời:

+ Cậu bé rụt rè, lo lắng

+ Bặm tay ghì thật chặt

 

3.    VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Tìm hình ảnh khiến người đọc hình dung ra được cảm xúc của những cô cậu ngày đầu tiên đến trường

Trả lời:

+ Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn trời rộng muốn bay nhưng ngập ngừng e sợ

+ Khi học trò cũ xếp hàng vào lớp

+ Cậu bé cảm thấy bơ vơ

+ Chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng

+ Thầy giáo trẻ tuổi đón nhân vật

+Cậu bé bắt đầu được làm quen với người bạn mới

+Bắt đầu hình thành vào khuôn khổ

→ Kỷ niệm của cậu học trò nhỏ ngày đầu tiên đi học thật đẹp,bỡ ngỡ khi thấy mọi vật xung quanh đều thay đổi.

 

Câu 2: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm

Trả lời:

Văn bản kể lại buổi tựu trường đầu tiên thường được tác giả ghi nhớ mãi. Tác giả Thanh Tịnh đã diễn tả một cách tinh tế những cảm xúc qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.

 

Câu 3: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm

Trả lời:

- Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.

- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.

- Giọng điệu trữ tình, trong sáng.

 

4.    VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Em hãy phân tích mạch cảm xúc của nhân vật "tôi" trong buổi đầu đến trường. Theo em, các diễn biến tâm lí như vậy có hợp lý và tự nhiên không?

Trả lời:

Tâm trạng khi cùng mẹ tới trường:

+ Thấy mình đã lớn và đứng đắn hơn.

+ Cảm thấy trang trọng và chững chạc.

Tâm trạng khi đứng giữa sân trường:

+ Lo sợ, ngại ngùng và hồi hộp.

+ Cảm thấy bơ vơ, nhỏ bé.

Tâm trạng khi ngồi trong lớp học tiết học đầu tiên:

+ Cái gì cũng lạ lạ, hay hay.

+ Cảm nhận về bạn bè và tiết học.

-> Tâm trạng nhân vật tôi trong buổi tựu trường được tác giả diễn tả một cách rất tự nhiên. Đó Là những cảm xúc, rung động sâu sắc và thiêng liêng nhất của cuộc đời người học sinh.

 

Câu 2: Nhân vật "tôi" có những cảm xúc như thế nào với cảnh vật thiên nhiên và không khí buổi tựu trường trong ngày đầu tiên đi học? (Trên đường đi, lúc đến trường, khi ngồi trong lớp học)

Trả lời:

Trước cảnh vật thiên nhiên và không khí buổi tựu trường trong ngày đầu tiên đi học, nhân vật "tôi" có tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ:

- Trên đường cùng mẹ đến trường: thấy “lạ”, trong lòng “đang có sự thay đổi lớn”, cảm thấy trang trọng và đứng đắn; Nâng niu mấy quyển vở, muốn thử sức cầm bút.

- Mới đến trường: ngạc nhiên, cảm thấy nhỏ bé, lo sợ.

- Nghe gọi tên và rời tay mẹ: giật mình, lúng túng, sợ hãi như quả tim ngừng đập.

- Ngồi trong lớp: mùi hương lạ, thấy lạ với bức hình treo trên tường, lạm nhận bàn ghế, chỗ ngồi là của mình; không hề thấy xa lạ với người bạn mới ngồi bên; Nhìn theo cánh chim... một kỉ niệm cũ sống lại.

 

Câu 3: Em có cảm xúc như thế nào đối với mỗi lần khai giảng? Em có háo hức đón chờ ngày hội đặc biệt này không? 

Trả lời:

Là học sinh lớp 7, em đã trải qua 7 lần tham gia lễ khai giảng. Nhưng ấn tượng ấn tượng mỗi buổi khai giảng luôn là ấn tượng khó phai. Mỗi lần khai giảng là một lần em hân hoan đón chào năm học mới. Em được gặp lại thầy cô, bạn bè sau những tháng ngày nghỉ hè. Sau những tháng nghỉ hè dài, em luôn mong đến ngày khai giảng để được cắp sách đến trường, được gặp lại bạn bè, thầy cô, được bố mẹ mua sắm đồ dùng học tập mới.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay