Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 4: Quà tặng của thiên nhiên (Tản văn, tuỳ bút) (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 4: Quà tặng của thiên nhiên (Tản văn, tuỳ bút) (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP BÀI 4

QUÀ TẶNG CỦA THIÊN NHIÊN

Câu 1: Nêu xuất xứ của tác phẩm Cốm vòng

Trả lời:

- Thuộc chương 8 trong Miếng ngon Hà Nội (1952)

Câu 2: Nêu bố cục văn bản Cốm vòng

Trả lời:

Cốm Vòng có bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “hạt thóc ra thành cốm”: Giới thiệu về cốm

- Phần 2: Tiếp đến “thơm tho, lạ lùng”: Công đoạn làm ra cốm

- Phần 3: Còn lại: Người thưởng thức cốm phải nhẹ nhàng, tinh tế

Câu 3: Giới thiệu vài nét về cốm?

Trả lời:

- Cốm và hồng nhìn tương phản nhưng thực chất khi ăn cùng lại nâng vị ngon của nhau lên. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh: “như trai gái xứng đôi”

- Hình ảnh những cô gái làng Vòng đi bán cốm thật mộc mạc, bình dị: “đầu trùm nón lá” vắt vẻo đi từ sớm “tinh mơ” lên phố bán cốm.

- Thôn Vòng Hậu và Vòng Sở ở Làng Vòng chính là nơi sản xuất ra cốm.

- Cốm nguyên là cái hạt non của “thóc nếp hoa vàng” .

- Mùi cốm thơm mùi cỏ, mùi đất quê hương làm ta “nhẹ nhõm”, “phơi phới”

→ Cốm là món quà đặc trưng của quê hương

Câu 4: Trình bày các công đoạn làm ra  cốm

Trả lời:

- Lúa ngắt ở cánh đồng về, phải tuốt cho những hạt thóc rơi ra, mà không được “vò hay đập”

- Những người đàn bà làng Vòng khéo léo đảo cốm sao cho thật dẻo, lửa thật đều, củi phải dùng “củi gỗ cháy âm”

- Người làm ra cốm giã cốm cũng phải đều tay, không được giã nặng hay nhẹ quá

- Thóc giã ra rồi sàng

- Tiếp theo, họ đến công đoạn hồ cốm: “lấy mạ giã ra hòa với nước”, làm thành thứ nước màu xanh lá cây để hồ cốm

- Cuối cùng được trình bày trên lá chuối, lá sen để đem đi bán.

→  Qua những công đoạn để làm ra món cốm làng Vòng thơm ngon, ta thấy được ở đó sự tinh tế, khéo léo, tỉ mẩn của những người làm ra cốm

Câu 5: Em hãy liệt kê các câu hỏi tu từ trong văn bản? Theo em, việc sử dụng các câu hỏi tu từ đem lại hiệu quả gì?

Trả lời:

- Các câu hỏi tu từ:

+ Có ai, một buổi sáng mùa thu, ngồi nhìn ra đường phố, thấy những cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán mà không nghe thấy lòng rộn rã yêu đương?

+ Nhưng tại sao lại chỉ có con gái, đàn bà làng Vòng đi bán cốm? Mà tại sao trong tất cả đồng quê  đất Việt ngút ngàn những ruộng lúa thơm tho lại chỉ riêng có làng Vòng sản ra được cốm?

+ Là tại vì đất làng vòng được tưới bón với một phương pháp riêng nên ruộng của họ sản xuất ra được thứ lúa riêng làm cốm? Hay là tại vì nghệ thuật truyền thống rất tinh vi của người làng Vòng nên cốm của họ đặc biệt thơm ngon?

+ Ở mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi của cây lúa mới đem buộc được gói cốm?

- Tác dụng: nhấn mạnh nội dung về Cốm Vòng mà tác giả muốn biểu đạt. Về hình thức đó là một câu hỏi nhưng về bản chất thì nó sẽ là câu khẳng định hoặc là câu phủ định có cảm xúc.

Câu 6: Qua văn bản "Cốm Vòng", em có cảm nhận như thế nào về món ăn đặc biệt này? Hãy viết một  đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về cốm - một thức quà của lúa non.

Trả lời:

Nhắc đến Hà Nội hẳn người ta sẽ nghĩ ngay đến cốm - một món ăn mang đậm nét văn hóa của người Hà Thành nói riêng và người Việt nói chung. Cốm là sự kết tinh của mọi thứ quý báu nhất, tốt đẹp nhất của quê hương. Là thức quà riêng biệt của đất nước, là cái hương vị mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê Việt Nam. Như Vũ Bằng đã nói: “đố ai tìm đưuọc một thứ sản phẩm gì của đất nước thương yêu mà biểu dương được tinh thần của những cuộc nhân duyên giữa trai gái như hồng và cốm”. Qủa thật, một thức quà giản gị mà thanh khiết từ lúa nếp hoa vàng, hạt ngọc của đất trời được làm ra từ những đôi bàn tay cần mẫn của những nghệ nhân, đặc biệt là ở làng Vòng Hà Nội. Để làm ra được những hạt cốm thơm ngon, dẻo bùi đó phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. Khi thưởng thức cốm, phải ăn một cách thanh lịch, ăn từng chút, nhón từng chút một, nhai nhỏ nhẹ cảm nhận cái hương thơm của đồng quê. Sự khéo léo, duyên dáng của các cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán đã làm cho cốm trở nên thân thuộc, rộn rã yêu thương.

Câu 7: Tìm và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu sau: “Tiếng chim đẩy ngày xanh sang mùa”

Trả lời:

Nghệ thuật: Nhân hóa qua từ “đẩy”: “Tiếng chim đẩy ngày xanh sang mùa”

→ Những âm thanh, màu sắc mà tác giả dùng để miêu tả thiên nhiên, đất trời khi thu sang thật đẹp. Chính những âm thanh của tiếng ve, tiếng chim, màu vàng của nắng, của trăng, màu xanh của lá đã khiến cho đất trời khi chuyển sang rất sống động, tươi sáng.

Câu 8: Tìm chi tiết cho thấy: Tác giả yêu mến, trân trọng những thay đổi của đất trời khi chuyển mùa

Trả lời:

Tác giả yêu mến, trân trọng những thay đổi của đất trời khi chuyển mùa: ông lắng nghe từng tiếng chim, tiếng ve giã từ mùa hạ, cảm nhận  màu vàng của nắng, của trăng, ….

Câu 9: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Thu sang

Trả lời:

- Giá trị nội dung:

Bài thơ thể hiện những cảm xúc, tình cảm yêu mến, trân trọng mà tác giả dành cho thiên nhiên lúc thu về.

- Giá trị nghệ thuật:

Thể thơ lục bát với ngôn từ thiết tha, nhẹ nhàng, kết hợp với những hình ảnh, âm thanh, màu sắc sinh động, đẹp đẽ.

Câu 10: Khoảnh khắc chuyển mùa được miêu tả trong bài thơ có gì giống và khác với bài thơ "Sang thu"  của Hữu Thỉnh? Em hãy so sánh cách sử dụng từ ngữ, thể thơ của hai bài thơ này, từ đó rút ra những  nét đặc sắc riêng của từng tác phẩm.

Trả lời:

Điểm giống: đều lấy hình ảnh thiên nhiên đặc trưng của mùa thu

Điểm khác:

Bài thơ Thu sang của Đỗ Trọng Khơi:

–  m thanh: tiếng chim  tín hiệu báo hiệu thu sang.

– Bức tranh thu hiện lên với nhiều màu sắc:

+ Màu vàng của tia nắng

+ Màu xanh của trời

+ Màu lá vàng rơi

+ Trăng vàng

– Hình ảnh:

+ Tiếng ve đã biến mất

+ Gió heo may – đặc trưng của mùa thu.

Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh: tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió se (nhẹ, khô và hơi lạnh) mang theo hương ổi (ổi đang vào độ chín). Cảm nhận đầu tiên trong tâm hồn thi sĩ không phải bắt đầu từ trời xanh, mây trắng, hoa cúc vàng như bao thi sĩ khác mà là một sự biến chuyển hết sức tinh vi của thiên nhiên. Mùa thu được nhận ra bắt đầu từ "hương ổi", lập tức tâm hồn thi sĩ rung lên mở căng các giác quan (khứu giác, thị giác...) để đón nhận thu về. Hương ổi ngào ngạt phả vào gió mang đi khắc nơi, luồn vào trong sương khiến sương chùng chình bâng khuâng lưu luyến...

Cách sử dụng từ ngữ, thể thơ của hai bài thơ:

Bài thơ Thu sang của Đỗ Trọng Khơi: ngôn ngữ giàu tính biểu cảm. Hình ảnh thơ đầy màu sắc, tượng thanh phong phú. Thể thơ lục bát

Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh: ngôn ngữ giàu tính sáng tạo làm nên đặc trưng phong cách của nhà thơ. Thể thơ ngũ ngôn.

Nét đặc sắc riêng của hai bài thơ:

Bài thơ Thu sang của Đỗ Trọng Khơi: Bức tranh chuyển mùa qua lời Đỗ Trọng Khơi giàu tính biểu cảm.

Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh: Bức tranh chuyển mùa qua lời thơ Hữu Thỉnh thực sự mềm mại, nhẹ nhàng và uyển chuyển.

Câu 11: Nêu xuất xứ của tác phẩm Mùa phơi sân trước

Trả lời:

Nằm ở phần 06 trong truyện ngắn Bánh trái mùa xưa

Câu 12: Bố cục tác phẩm Mùa phơi sân trước chia làm mấy phần

Trả lời:

- Phần 1: Từ đầu …. trên những giàn phơi: giới thiệu mùa gió chướng

- Phần 2: Tiếp theo….phải có cái mà người ta có: giàn phơi và kỷ niệm của tác giả

- Phần 3: Còn lại : cảm xúc tác giả về mùa phơi

Câu 13: Không khí tết làng quê hiện lên như thế nào?

Trả lời:

- Không khí tết bắt đầu về khắp mọi nơi trên làng quê

+ Dọc đường thấy tết lấp ló khắp nơi, trên sân nhà người, trên những giàn phơi

+ Sân nhà hồi ấy là sân đất nên nhà nào cũng có giàn phơi

+ Phơi củi, gối, chiếu

+ Phơi cám mốc, mớ bột gạo thừa khi làm bánh ,mớ cơm nguội, mấy trái dừa khô

Câu 14: Bài học nào của má dành cho con gái về những đòi hỏi của con

Trả lời:

+ Mỗi gia đình, mỗi giàn phơi trước nhà thể hiện số phận , hoàn cảnh của một gia đình

+ Chỉ cần nhìn giàn phơi biết nhà ai đông con, nhà ai khá giả, nhà ai nghèo

+ Những cái giàn phơi mang theo cái hồn quê, màn theo hương vị cái tết của những ngày cuối tháng Chạp

Câu 15: Em cảm nhận được điều gì về cái "tôi" của tác giả đã thể hiện trong văn bản Mùa phơi sân trước?

Trả lời:

Cái "tôi" của tác giả đã thể hiện trong văn bản đó là về cái tôi có góc nhìn bao quát về những điều xảy ra trong thời tuổi thơ của mình. Tác giả đã bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc của mình qua các cách xây dựng, cách miêu tả thiên nhiên đầy trữ tình, lắng đọng.

Câu 16: Tìm chi tiết cho thấy Hạt dẻ Trùng Khánh hương vị không ở đâu có được

Trả lời:

+ Ngon số 1 không đâu sánh bằng

+ Ngon ngọt, thơm bùi

+ Nếu mang đến nơi khác trồng thì mùi vị không thể giống

+ Màu sắc cũng dại hơn

+ To nhỏ cũng khác

+ Điều này phụ thuộc vào thổ nhưỡng, khí hậu, người trồng

Câu 17: Cách mở đầu văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát có gì đặc biệt. Chi tiết nào trong văn bản để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Trả lời:

Cách mở đầu văn bản là một câu hỏi tu từ gợi cho người đọc có lối suy nghĩ mở về chủ đề này. Chi tiết "Ở những vùng núi cao…cười sung sướng” gợi cho em một suy nghĩ về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, đó là mối quan hệ gắn bó, gần gũi, giao hòa với nhau. Thiên nhiên và con người hòa quyện, quấn quýt với nhau như những người bạn thân thiết, đồng hành suốt một đời.

Câu 18: Qua văn bản, em hãy cho biết những yếu tố làm nên vị trí số một của hạt dẻ Trùng Khánh.

Trả lời:

 Đó là thứ hạt dẻ thơm ngon mang đậm hình bóng quê hương cùng rừng dẻ với những sắc thái khác nhau. Tất cả làm nổi bật lên tình yêu sản vật quê hương, xa hơn là tình yêu những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc của tác giả - trân trọng, nâng niu và tự hào.

Câu 19: Nêu những điều kiện để văn bản có tính mạch lạc

Trả lời:

Các phần, các câu, các đoạn trong văn bản đều nói hoặc mô tả về một đề tài cụ thể, xuyên suốt trong đoạn văn bản đó.

Các đoạn, các câu, các ý phải được trình bày tiếp nối nhau theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, logic, trước sau hô ứng nhau làm cho chủ đề liền mạch và gây hứng thú cho người đọc, người nghe.

Các trình tự này có thể là trình tự thời gian, không gian, diễn biến tâm lý hay các môi quan hệ tương đồng, tương phản, quan hệ nhân quả…

Câu 20: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

"Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ."

(Phong Tử Khải, "Yêu và đồng cảm")

  1. Tại sao nó được coi là một đoạn văn?

  2. Hãy chỉ ra mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn trên.

Trả lời:

  1. Nó được coi là một đoạn văn vì các câu trong đoạn liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức:

- Về hình thức:

+ Chữ cái đầu được viết hoa, lùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn.

+ Đoạn văn được tạo thành bởi bốn câu văn liên kết với nhau bằng phép lặp.

- Về nội dung:

+ Các câu trong đoạn văn đều xoay quanh chủ đề của đoạn là cách người nghệ sĩ bảo toàn lòng đồng cảm của mình và được trình bày theo một trình tự hợp lý

  1. Mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn: Các câu trong đoạn văn đều hướng về một tiểu chủ đề: nghệ sĩ là người kiên định, giữ được tấm lòng đồng cảm đáng quý.

=> Giáo án điện tử ngữ văn 7 chân trời tiết: Đọc mở rộng theo thể loại - Mùa phơi trước sân

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay