Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 5: Từng bước hoàn thiện bản thân (Văn bản thông tin) (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 5: Từng bước hoàn thiện bản thân (Văn bản thông tin) (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP BÀI 5

TỪNG BƯỚC HOÀN THIỆN BẢN THÂN

Câu 1: Nêu xuất xứ của tác phẩm Chúng ta có thể đọc nhanh hơn

Trả lời:

Văn bản trích Chương 6. Phương pháp đọc để nắm bắt thông tin, thuộc phần II. Những phương pháp siêu đẳng in trong cuốn sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!

Câu 2: Nêu bố cục văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn

Trả lời:

- Phần 1: mục 1 sử dụng một cây bút chì làm vật dẫn đường

- Phần 2: mục 2 tìm kiếm những ý chính và các từ khóa

- Phần 3: mục 3 mở rộng tầm mắt để đọc một cụm 5- 7 chữ cùng lúc

- Phần 4: mục 4 tập nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc khi bạn có một không gian riêng

- Phần 5: mục 5  đọc phần tóm tắt cuối chương trước

- Phần 6: mục 6 liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng của bạn

- Phần 7: Còn lại Tài liệu tham khảo

Câu 3: Có bao nhiêu tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài?

Trả lời:

- Gồm 6 tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài

+ Cấu trúc ma thuật II

+ Thời gian cho một thay đổi

+ Sử dụng trí nhớ của bạn

+ Sách  bản đồ tư duy

+ Tăng tốc thế kỷ XXI

+ Hình dung sáng tạo.

Câu 4: Em hãy tóm tắt các phương pháp giúp chúng ta đọc nhanh hơn. Em đã áp dụng những phương  pháp nào trong khi đọc?

Trả lời:

Để rèn luyện kĩ năng đọc, có sáu phương pháp. Đầu tiên, bạn hãy dùng một cây bút chì làm vật dẫn mắt bạn qua từng câu văn. Cách này giúp bạn tập trung hơn vào việc đọc và điều khiển tốc độ độc của mắt bạn. Tiếp đến, bạn cần lướt qua những từ khóa không chính yếu và tìm kiếm những từ khóa quan trọng. Thứ ba, nếu muốn đọc nhanh, bạn hãy cố gắng mở rộng tầm mắt đọc như “chụp” đồng thời cả một nhóm 5 - 7 chữ. Thường xuyên luyện tập sẽ giúp tốc độ nhanh hơn và nắm thông tin hiệu quả hơn. Thứ tư, bạn cũng có thể nghe nhạc không lời có nhịp độ nhanh để rèn luyện cho não và mắt bạn đọc nhanh hơn. Thứ năm, bạn nên đọc phần tóm tắt cuối chương trước khi quay lại đọc từ đầu chương. Và cuối cùng, bạn cần liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng đọc của bản thân.

Bản thân em đã sử dụng sáu cách trên và đạt hiệu quả cao trong việc tiếp thu tri thức.

Câu 5: Ai là tác giả của “Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học”

Trả lời:

- Du Gia Huy

Câu 6: Bố cục văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung chia làm mấy phần

Trả lời:

- Phần 1: Từ đầu…chỉ khoanh một chỗ : Lập ra các quy tắc ghi chép: chia rõ các phần

- Phần 2: Tiếp theo….mối quan hệ giữa các nội dung: Học cách tìm nội dung chính

- Phần 3: Còn lại: Phân tích và đối chiếu: thiết lập mối liên hệ trọng tâm bài học

Câu 7: Lập ra các quy tắc ghi chép cần làm gì?

Trả lời:

- Lập ra các quy tắc ghi chép: chia rõ các phần

+ Chia vùng

+ Chia theo màu sắc

+ Khoanh vùng trọng tâm

Câu 8: Làm thế nào để học cách tìm nội dung chính

Trả lời:

- Học cách tìm nội dung chính

+ Tìm từ khóa và câu chủ đề

+ Đánh dấu những nội dung mà thầy, cô giáo nhấn mạnh “tầm quan trọng” hay giảng đi giảng lại nhiều lần

+ Tự đặt câu hỏi và trả lời

+ Dùng sơ đồ tóm tắt các kiến thức đã học

Câu 9: Theo em mẹo ghi chép này có tính ứng dụng không? Vì sao?

Trả lời:

Mẹo ghi chép có tính ứng dụng rất cao trong đời sống bởi nó là những keyword để dẫn đường, chỉ lối cho chúng ta khi gặp một vấn đề nào đó mà khó giải quyết.

Câu 10: Em đã áp dụng những mẹo ghi chép nào trong quá trình học tập ? Chúng đã mang lại những hiệu quả gì?

Trả lời:

Em đã áp dụng mẹo ghi chép trong quá trình học tập như sau: ghi chép rõ các phần, đánh highlight những keyword, phân tích và tóm tắt những ý chính.

Chúng mang lại kết quả cao trong học tập cho em, giúp em học tập có khoa học và logic hơn.

Câu 11: Em hãy tóm tắt tác phẩm Bài học từ cây cau bằng vài câu văn

Trả lời:

- Tác phẩm viết về hình ảnh cây cau quen thuộc mang hình bóng của quê nhà. Những bài học của người ông về cây cau, mỗi người trên cuộc đời đều có suy nghĩ khác nhau

Câu 12: Bố cục văn bản Bài học từ cây cau chia làm mấy phần?

Trả lời:

- Phần 1: Từ đầu …điều đó làm tôi thấy tự hào : sự trân trọng của người ông dành cho cây cau

- Phần 2: Còn lại: những bài học từ cây cau

Câu 13: Nêu giá trị nội dung tác phẩm Bài học từ cây cau

Trả lời:

Qua văn bản ta thấy được sự trân trọng, yêu mến cây cau của nhân vật “tôi”. Cây cau để lại cho tác giả nhiều kỉ niệm tuổi thơ, cây cau cùng những câu hỏi của ông nội cũng giúp tác giả có những bài học trong cuộc sống.

Câu 14: Trình bày nhận xét của em về hình tượng cây cau trong các tác phẩm văn chương và ngoài đời thật. Chúng có sự tương đồng với nhau hay không?

Trả lời:

Theo em, cây cau là một hình tượng được sử dụng rất phổ biến trong văn chương và ngoài đời thật. Trong văn chương, cây cau thường được miêu tả với những đặc điểm như gốc rễ sâu vào đất, vươn lên cao và dai dẳng. Hình ảnh này thường được sử dụng để miêu tả sự kiên trì, sức mạnh và sự bền chính của con người. Tuy nhiên, cây cau cũng có một mặt khác, đó là khả năng thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt. Cây cau có thể sinh sống và phát triển tốt trên những vùng đất nghèo, khô hạn và ít dinh dưỡng. Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm tục ăn trầu nó tiềm ẩn một triết lý như sau " cây cau vườn cao là biểu tượng của trời (dương) còn vôi - chất đá là biểu tượng của đất (âm)". Còn trong cuộc sống hằng ngày, cây cau gắn với những phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người Việt như: tục ăn trầu, tục cưới hỏi,.... Cây cau còn gắn với những ca dao, tục ngữ, những câu chuyện cổ tích,... Vì thế cây cau trong văn chương với ngoài đời có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Câu 15: Thuật ngữ là gì?

Trả lời:

Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ

Câu 16: Nêu hai ví dụ về thuật ngữ.

Trả lời:

- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm dân gian về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.

- Xâm thực là làm huỷ hoại dần dần lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhăn: gió, băng hà, nước chảy…

Câu 17: Trong đoạn trích này, điểm tựa có được dùng như một thuật ngữ vật lí hay không? Ở đây có ý nghĩa gì?

Nếu được làm hạt giống để mùa sau

Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa

Vui gì hơn làm người lính đi đầu

Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!

            (Tố Hữu, Chào xuân 67)

Trả lời:

- Trong đoạn trích này, điểm tựa không được dùng như một thuật ngữ.

- Ở đây, điểm tựa chỉ nơi làm chỗ dựa chính (ví như điểm tựa của đòn bẩy).

Câu 18: Để bảo đảm an toàn những nói có nước sâu cần làm gì?

Trả lời:

+ Rào ao hôi, xung quanh nhà lại

+ Làm nắp đậy an toàn

+ Cắm biển báo nơi nước sâu nguy hiểm

Câu 19: Những nơi nào cần kiểm tra an toàn khi xuống nước?

Trả lời:

+ Tại hồ bơi công cộng

+ Tại bãi biển

+ Tại hồi bơi bơi gia đình

Câu 20: Theo em, văn bản trên có nên đưa thêm hình minh họa hay không? Nếu có, nên đưa hình minh họa cho nội dung đề mục nào? Nếu không, hãy giải thích lí do.

Trả lời:

Theo em, văn bản nên đưa thêm hình minh họa ở mục 1,2,3. Vì nó sẽ giúp học sinh đọc hình dùng ra những quy tắc bơi rõ ràng hơn, tránh mơ hồ.

=> Giáo án điện tử ngữ văn 7 chân trời tiết: Đọc kết nối chủ điểm - Bài học từ cây cau

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay