Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 5: Từng bước hoàn thiện bản thân (Văn bản thông tin) (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 5: Từng bước hoàn thiện bản thân (Văn bản thông tin) (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 5

TỪNG BƯỚC HOÀN THIỆN BẢN THÂN

Câu 1: Tác phẩm Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học thuộc thể loại gì?

Trả lời:

Văn bản thông tin

Câu 2: Nêu xuất xứ của tác phẩm Cách ghi chép để nằm chắc nội dung bài học

Trả lời:

- Tác phẩm nằm trong 1 trong 8 vấn đề của chương 2 in trong Bí kíp ghi chép hiệu quả

Câu 3: Đánh dấu, gạch ý nhằm tác dụng gì?

Trả lời:

- Để đánh dấu, gạch ý chính , ý quan trọng có tác dụng làm nhấn mạnh

+ Khi nhìn vào dễ thấy, hiểu được và nhớ kiến thức ngay

Câu 4: Lợi ích nào đem lại cho việc ghi chép từ văn bản

Trả lời:

- Khi ôn lại bài dễ nắm được vấn đề

- Ghi nhớ được kiến thức lâu hơn

- Nắm được kiến thức trọng tâm của bài

- Rèn luyện khả năng tư duy

- Tránh được việc học vẹt, học tủ

- Tiết kiệm được thời gian học tập.

Câu 5: Phân tích tác phẩm Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

Trả lời:

Văn bản “Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học” đã cung cấp cho chúng ta những cách ghi chép tốt nhất: Lập ra quy tắc ghi chép: chia rõ các phần; Học cách tìm nội dung chính; Phân tích và đối chiếu; Thiết lập mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học. Tác phẩm được in trong Bí kíp ghi chép hiệu quả, Di Huân minh họa, Thiện Minh dịch. Bí kíp ghi chép hiệu quả của tác giả Du Gia Huy, NXB Kim Đồng, 2020 được biên soạn nhằm hướng dẫn bạn đọc cách ghi chép hiệu quả. Sách gồm 3 chương. Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học là một trong 8 vấn đề của chương 2.

Văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học được chia thành 2 phần: phần 1 (từ đầu đến “một trong các cách sau đây”): Giới thiệu về ghi chép và cách để ghi chép và phần 2 (còn lại): Các cách ghi chép hiệu quả. Văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học thuộc thể loại văn bản thông tin. Phương thức biểu đạt của văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học là thuyết minh. Giúp người đọc có thêm thông tin một cách khoa học, chính xác hơn.

Muốn ghi chép sao cho chỉ nhìn một lần là biết trọng tâm ở đâu, bạn có thể sử dụng một trong các cách sau đây. Phân vùng: Dùng phần lề trái trong chỗ phân vùng để ghi lại sơ lược nội dung bài học. Chia theo màu sắc: Dùng bút màu để ghi chép những nội dung có ý nghĩa khác nhau, như vậy nhìn một lần là biết trọng tâm ở đâu. Khoanh vùng trọng tâm: Dùng bút màu gạch chân hoặc dùng kí hiệu đặc biệt để đánh dấu. Tìm từ khóa và câu chủ đề: Thông thường những câu được tô đậm được viết in hoa; những câu mở đầu, kết thúc… mang từ khóa quan trọng, hoặc những câu chủ đề có thể tổng kết khái quát nội dung toàn văn bản. Đánh dấu những nội dung mà thầy cô giáo nhấn mạnh tầm “quan trọng” hay giảng đi giảng lại nhiều lần. Tự đặt câu hỏi và tự trả lời. Dùng sơ đồ tóm lược lại những kiến thức đã học.

Nghệ thuật trong văn bản hình thức rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, được chia ra làm nhiều đề mục và có hình ảnh minh họa, ngôn ngữ có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ.

Câu 6: Cách sử dụng thuật ngữ như thế nào?

Trả lời:

Thuật ngữ thì cần sử dụng thuật ngữ đúng cách và đúng hoàn cảnh. Muốn thống nhất việc dùng thuật ngữ và hiểu cho chính xác thì phải có định nghĩa hoặc giải thích thuật ngữ trong lĩnh vực khoa học công nghệ tương ứng và có lưu ý đến văn cảnh sử dụng thích hợp.

Trong văn bản bên ngoài lĩnh vực, nếu việc dùng một thuật ngữ có thể gây nhầm lẫn  (vì có nghĩa khác ở lĩnh vực khác) thì phải chú thích, ít nhất cũng cần lưu ý bằng cách in nghiêng hoặc đặt vào ngoặc kép.

Thuật ngữ không được biểu hiện những sắc thái xúc cảm gây mâu thuẫn về giới tính, sắc tộc, tôn giáo, chính trị, giai cấp, địa vị, tuổi tác.

Bên cạnh đó khác với từ ngữ văn chương, việc công nhận thuật ngữ cần có cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và ban hành.

Câu 7: Trong đoạn trích này, điểm tựa có được dùng như một thuật ngữ vật lí hay không? Ở đây có ý nghĩa gì?

Nếu được làm hạt giống để mùa sau

Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa

Vui gì hơn làm người lính đi đầu

Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!

            (Tố Hữu, Chào xuân 67)

Trả lời:

- Trong đoạn trích này, điểm tựa không được dùng như một thuật ngữ.

- Ở đây, điểm tựa chỉ nơi làm chỗ dựa chính (ví như điểm tựa của đòn bẩy).

Câu 8: Cho biết hai câu sau đây, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một từ ngữ thông thường.

  1. Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển,... là một hỗn hợp.

  2. Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục.

Hãy đặt câu với từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường.

Trả lời:

- Trong trường hợp (a), từ hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ.

- Trong trường hợp (b) từ hỗn hợp được dùng như một từ thông thường.

Câu 9: Căn cứ vào cách xác định của sinh học, hãy định nghĩa thuật ngữ "cá". Có gì khác nhau giữa nghĩa của thuật ngữ này với nghĩa của từ cá theo cách hiểu thông thường của người Việt?

Trả lời:

- Thuật ngữ cá của sinh học: động vật có xương sống, sống ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.

- Theo cách hiểu thông thường của người Việt, cá không nhất thiết phải thở bằng mang.

Câu 10: Trong kinh tế học, thuật ngữ thị trường chỉ nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hóa, còn trong quang học, thuật ngữ thị trường chỉ phần không gian mà mắt có thể quan sát được. Hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ - một khái niệm đã nêu ở phần Ghi nhớ không? Vì sao?

Trả lời:

- Hiện tượng đồng âm giữa thuật ngữ thị trường của kinh tế học và thuật ngữ thị trường của quang học không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ - một khái niệm.

- Vì đây là hai thuật ngữ được sử dụng trong hai lĩnh vực khác nhau.

Câu 11: Viết một đoạn văn có sử dụng thuật ngữ dùng trong lĩnh vực văn học.

Trả lời:

Với câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng”, ông cha ta muốn nói về tầm quan trọng của đất đai. “Tấc” chính là một đơn vị đo lường. “Đất” là chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian có thể dùng để con người sinh sống hoặc sản xuất. Còn vàng” là một kim loại quý, có giá trị kinh tế cao. Việc so sánh “tấc đất” so sánh với “tấc vàng” đã cho thấy tầm quan trọng của đất đai trong cuộc sống của con người. Từ công việc trồng trọt, chăn nuôi đến việc xây dựng nhà cửa để sinh sống, làm việc hay vui chơi. Đặc biệt nhất, đất đai có ý nghĩa quan trọng với một quốc gia. Đất đai chính là chủ quyền lãnh thổ - điều bất khả xâm phạm của dân tộc. Lịch sử đất nước ta đã trải qua những cuộc đấu tranh, từ kẻ thù phương Bắc đến thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Hàng triệu con người đã đánh đổi xương máu để giữ gìn mảnh đất của quê hương. Khi hiểu được tầm quan trọng của đất đai, chúng ta cần cố gắng để giữ gìn. Cần hạn chế những hành vi có thể làm ô nhiễm nguồn đất. Đồng thời, mỗi người phải biết sử dụng đất một cách hợp lý, nhất là trong sản xuất nông nghiệp nên thường xuyên cải tạo để đất luôn màu mỡ. Ý thức về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc cũng là một điều vô cùng quan trọng. Mỗi người hãy cùng chung tay để bảo vệ tài nguyên đất vô cùng quý giá.

Thuật ngữ được sử dụng: Tục ngữ (Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ lời ăn tiếng nói hằng ngày)

Câu 12: Bố cục văn bản Phòng tránh đuối nước chia làm mấy phần?

Trả lời:

- Phần 1: mục 1 bảo đảm an toàn những nơi nước sâu nguy hiểm

- Phần 2: mục 2 học bơi

- Phần 3: mục 3 kiểm tra an toàn trước khi xuống nước và trong các môi trường nước cụ thể

- Phần 4: Còn lại tuân thủ những nguyên tắc an toàn khi bơi lội

Câu 13: Phân tích tác phẩm Phòng tránh đuối nước

Trả lời:

Văn bản “Phòng tránh đuối nước” đã nêu ra một số cách để tránh bị đuối nước. Đầu tiên, cần bảo đảm an toàn ở những nơi có nước sâu, nguy hiểm. Một số việc cần làm như rào quanh ao, hồ nước, rãnh nước xung quanh nhà hoặc nơi công cộng; làm nắp đậy an toàn, khoá cẩn thận; cắm biển báo những nơi nước sâu, nguy hiểm. Thứ hai là cần học bơi, hãy thuyết phục bố mẹ để được đi học bơi và bắt đầu làm quen với nước trong các điều kiện phù hợp. Thứ ba, cần kiểm tra an toàn trước khi xuống nước trong các môi trường cụ thể là hồ bơi công cộng, bãi biển, hồ bơi gia đình. Cuối cùng là phải tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội là: Bơi khi có sự đồng ý và giám sát của người lớn; Kiểm tra độ sâu trước khi xuống nước; Bơi ở nơi an toàn và được cho phép; Không ăn sau khi bơi; Không bơi khi quá nóng hoặc mệt; Không bơi ở vũng nước dơ bẩn hay bùn lầy; Không vừa ăn, vừa bơi để tránh sặc nước; Không bơi khi có nhiều mồ hôi, mới đi nắng về.

Câu 14: Văn bản trên thuyết minh về vấn đề gì? Gồm những đề mục nào?

Trả lời:

- Văn bản thuyết minh về vấn đề các quy tắc phòng tránh đuối nước

- Gồm những đề mục:

+ Bảo đảm an toàn ở những nơi có nước sâu, nguy hiểm.

+ Học bơi.

+ Kiểm tra an toàn trước khi xuống nước trong các môi trường nước cụ thể.

+ Tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội.

Câu 15: Thông tin cơ bản của văn bản gồm mấy mục?

Trả lời:

- Gồm 6 mục

+ Sử dụng cây bút chì để làm vật dẫn đường

+ Sử dụng hình ảnh minh họa để người đọc dễ hình dung vấn đề

+ Sử dụng cây bút chì làm vật dẫn cho mắt qua từng câu văn

+ Lợi ích làm bạn tập trung vào việc học

+ Mắt của bạn có thể đuổi kịp theo bút và tốc độ đọc nhanh hơn

Câu 16: Nêu xuất xứ của tác phẩm Bài học từ cây cau

Trả lời:

Trích Trò chuyện với hàng cau, Báo Quân đội nhân dân, 09/04/2020

Câu 17: Nêu phương thức biểu đạt tác phẩm Bài học từ cây cau

Trả lời:

Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

Câu 18: Hàng cây trồng ở đâu và từ bao giờ?

Trả lời:

- Hàng cau được trồng ở trước và sau nhà thờ tổ

- Những cây cau này được trồng từ rất lâu

Câu 19: Tại sao có thể nói: trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là cách giúp các nhân vật tự hoàn thiện bản thân?

Trả lời:

Có thể nói: trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là cách giúp các nhân vật tự hoàn thiện bản thân bởi vì khi trò chuyện với cây cau, đó sẽ là một cách giúp các nhân vật tự nhìn nhận lại để hoàn thiện bản thân hơn. Bởi mỗi người một cách nghĩ, một “sự thấy” về cây cau sẽ làm nên sự đa tính cách, khác biệt, suy nghĩ khác nhau.

Câu 20: Những cây cau có gì đặc biệt mà có thể khơi gợi ở mỗi người trong gia đình của nhân vật "tôi" "một cách nghĩ", "một cách sáng tạo, cách sống và làm việc,..."?

Trả lời:

Cây cau đặc biệt ở điểm nó mọc thẳng tắp, cao vút lên trên bầu trời. Chính nhờ đặc điểm đó đã khơi gợi mỗi người trong gia đình của nhân vật "tôi" "một cách nghĩ", "một cách sáng tạo, cách sống và làm việc.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay