Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 9: Trong thế giới viễn tưởng (Truyện khoa học viễn tưởng) (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 9: Trong thế giới viễn tưởng (Truyện khoa học viễn tưởng) (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 9

TRONG THẾ GIỚI VIỄN TƯỞNG (TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG)

Câu 1: Giới thiệu và nét về tác giả Mác-xim Go-rơ-ki

Trả lời:

- Mác-xim Go-rơ-ki (1868-1936), tên thật là A-lếch-xây Pê-scop

- Quê quán: Nga

- Ông mồ côi cha từ khi 13 tuổi.

- Ngay từ thời thơ ấu, Go-rơ-ki đã phải chịu một sự giáo dục nghiệt ngã, hà khắc của ông ngoại.

- Khi lên 10 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, ông đã phải lăn vào đời để kiếm sống, ông làm đủ nghề, có lúc ông phải đi ăn xin.

- Ông rất ham đọc sách và chính niềm đam mê này cùng những bươn trải đã giúp ông nảy sinh cảm hứng và năng lực sáng tác văn chương.

- Những tác phẩm tiêu biểu của ông: Bộ ba tiểu thuyết tự thuật: Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống (1916), Những trường đại học của tôi (1923) và Người mẹ (1906-1907).

Câu 2: Tóm tắt văn bản Trái tim Đan-kô bằng đoạn văn ngắn.

Trả lời:

   Đan-kô dẫn mọi người đi theo anh. Rừng rậm rạp, cây cối sừng sững khiến mọi người khó đi. Và họ quay ra oán trách Đan-kô nhưng anh vẫn hăng hái, tươi tỉnh dẫn mọi người đi. Một hôm, giông bão ập đến, đường đi gian nan hơn khiến mọi người đều mất tinh thần. Họ không dám thú nhận mình yếu hèn mà quay ra giận dữ, trách Đan-kô không biết dẫn dắt họ, mắng nhiếc anh thậm tệ. Trong tim anh cũng bùng lên sự phẫn nộ nhưng vì thương hại mọi người nên ngọn lửa uất giận ấy đã tắt. Anh tha thiết muốn cứu họ. Đan-kô tự xé toang lồng ngực, giơ cao trái tim cháy rực để soi đường cho mọi người. Anh gục xuống và chết còn đoàn người lại vui sướng, có người còn giẫm lên trái tim của Đan-kô.

Câu 3: Đan-kô có hành động cao cả nào?

Trả lời:

Đan-kô tìm cách dẫn dắt mọi người ra khỏi khu rừng tối tăm.

Câu 4: Đan-kô đã ứng xử lại hành động của mọi người như thế nào?

Trả lời:

+ Anh vẫn hăng hái, tươi tỉnh dẫn mọi người đi.

+ Trong tim anh cũng bùng lên sự phẫn nộ nhưng vì thương hại mọi người nên ngọn lửa uất giận ấy đã tắt.

+ Anh tha thiết muốn cứu họ.

Câu 5: Kết quả từ những hành động cao thượng của Đan-kô là  gì?

Trả lời:

- Kết quả:

+ Rừng giãn ra nhường lối, “mặt trời rực rỡ”, “biển ánh sáng mặt trời và không khí trong lành”

+ Đan-kô bật lên tiếng cười tự hào rồi gục xuống và chết

Câu 6: Em hãy cảm nhận về Đan-kô

Trả lời:

+ Đan-kô là vị anh hùng cao cả, cháy bỏng tình yêu với mọi người, anh luôn muốn dẫn dắt và soi sáng con đường của họ. Bằng cách này, anh ấy đã mang đến cho mọi người sự ấm áp và lòng tốt của mình phát ra từ trái tim rực cháy.

+ Đổi lại anh ta nhận được gì? Ngay khi mọi người ra khỏi rừng, họ ngay lập tức quên mất Đan-kô đang hấp hối. Thậm chí có người đã giẫm lên trái tim đang hấp hối của thủ lĩnh. Khi con đường được tìm thấy và mục tiêu đã đạt được, không ai còn nhớ đến Đan-kô đang hấp hối. Chỉ có những tia lửa bùng cháy gợi nhớ đến chiến công của Đan-kô …

+ Trong hình ảnh của người thanh niên này, người đọc thấy một anh hùng thực sự, người đã nhìn thấy ý nghĩa của cuộc sống trong việc phục vụ người khác.

+ Vì cứu người, Đan-kô đã hy sinh, chết “mà không đòi hỏi họ bất cứ điều gì, coi như phần thưởng cho mình”.

→ Như vậy, Đan-kô đã dũng cảm hy sinh cuộc sống của mình vì lợi ích của người dân. Với câu chuyện của mình, Maxim Gorky khiến mọi độc giả phải suy nghĩ và tìm ra câu trả lời cho câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống.

Câu 7: Kết thúc một ngày của Ích-chi-an như thế nào?

Trả lời:

+ Một hồi còi tử cảng vọng tới, Ích-chi-an nhận thấy đã muộn quá

+ Anh đã vắng mặt “gần 24 tiếng đồng hồ”

+ Anh phải bơi nhanh về vì sợ cha mắng

+ Anh đã bơi về, theo lệnh cha, người cá nằm “ngủ say trên giường”

Câu 8: Sau cơn giông, hoàn cảnh như thế nào?

Trả lời:

+ Giông bão đã hết, mưa tạnh, không khí “dễ thở hơn”

+ Tất cả cá, tôm lại “tươi rói”, từ khe đá, bãi san hô, bọt biển, cá con lại bơi ra

+ Ích-chi-an vui vẻ nhìn đám cá heo bạn anh đang “đùa giỡn”

+ Ích-chi-an lang thang tìm kiếm để cứu sống những chú cá nhỏ, sứa, cua, … sắp chết vì cơn sóng dữ vừa nãy

+ Ích-chi-an còn “tập thể dục”

Câu 9: Thử thách đầu tiên dưới biển của Ích-chi-an như thế nào?

Trả lời:

+ Thử thách: Giông tố, sóng dữ

+ Phản ứng của người cá: Anh thích thú, “luồn theo sóng chẳng kém gì cá”, anh thích “nhào lộn trong các lớp sóng gần bờ”

Câu 10: Bố cục của tác phẩm Một ngày của Ích-chi-an

Trả lời:

Một ngày của Ích-chi-an có bố cục gồm 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “con người đã biến thành cá”: Giới thiệu về người cá Ích-chi-an

- Phần 2: Còn lại: Một ngày dưới biển của người cá Ích-chi-an

Câu 11: Tóm tắt văn bản Một ngày của Ích-chi-an bằng một đoạn văn ngắn

Trả lời:

Ích-chi-an thế là đã được cứu sống và biến thành người cá. Ích-chi-an bơi xuống tới đáy hồ nước. Ích-chi-an nằm ngửa ra và cứ thế trôi theo dòng. Khi giông tố đã dừng, từng đợt sóng chồm lên và dội xuống như thác. Điều này khiến người bình thường sợ hãi nhưng Ích-chi-an lại thích thú. Sau giông bão, biển lại yên, những chú cá đều bơi ra, Ích-chi-an vui vẻ nhìn đàn cá heo đang đùa giỡn… Ích-chi-an sau đó lang thang tìm kiếm và cứu sống những chú cá, sứa, cua, … sắp chết sau cơn giông. Một hồi còi vọng tới, trời sắp sáng, anh phải nhanh chóng quay về nếu không cha sẽ mắng…

Câu 12: Vì sao Giáo sư A-rô-nắc nghĩ về thuyền trưởng Nê-mô?

Trả lời:

Vì không biết lí do gì ông ấy đã từ bỏ Tổ quốc.

Câu 13: Nêu bối cảnh Cuộc tranh luận của giáo sư A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét len trên con thuyền Nau-ti-lux

Trả lời:

- Bối cảnh:

+ Giáo sư A-rô-nắc đang say sưa “nghiên cứu đường đi của hải lưu trên bản đồ”, “thấy nó bị mất hút giữa Thái Bình Dương” thì Nét Len và Công-xây vào mà ông không biết

Câu 14: Nêu giá trị nội dung tác phẩm Dòng sông đen

Trả lời:

Văn bản mang đến cho người đọc những trải nghiệm thú vị về những ngày đầu của hành trình hai vạn dặm dưới biển trên con tàu Nau-ti-lux của giáo sư A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét len.

Câu 15: Em hiểu thế nào về cách đặt tên đoạn trích của tác giả trong tác phẩm Dòng sông đen?

Trả lời:

Tác giả đặt tên chương là Dòng “Sông Đen” vì: Trong cuộc hành trình, tàu Nau-ti-lux chạy theo một hải lưu, có cái tên Nhật Bản là Cư-rô-xi-ô (Kuroshio), nghĩa là “Sông Đen”. Đây chính là dòng hải lưu nóng, chảy ven bờ đông quần đảo Nhật Bản sang phía bờ biển miền tây lục địa Bắc Mỹ.

Câu 16: Qua lời giới thiệu về xưởng, người đọc hình dung ra điều gì?

Trả lời:

Qua lời giới thiệu của ông Quơn-cơ, người đọc hình dung ra được phần nào về những điều thú vị bên trong xưởng sản xuất sô-cô-la mà mình sắp được khám phá qua những trang sách.

Câu 17: Hãy tưởng tượng em đang ở một thế giới không có ô nhiễm môi trường và mô tả về cảnh vật, cuộc sống sinh hoạt ở thế giới đó.

Trả lời:

Thế nào một thế giới không bị ô nhiễm. Với tôi, đó là một thế giới trong lành nơi mọi sinh vật được tự do phát triển một cách lành mạnh. Thế giới đó sẽ không có mùi khói thải ra từ các phương tiện giao thông, hay từ các nhà máy xí nghiệp, sẽ không có những dòng sông đen hay những những con sông chết. Một thế giới không ô nhiễm là một thế giới không có núi rác chồng chất, không có hiệu ứng nhà kính, trái đất không nóng lên từng ngày, băng bắc cực không tan... Ở thế giới đó, con người có ý thức hơn về bảo vệ môi trường. Đó quả là một thế giới tốt đẹp biết nhường nào.

Câu 18: Hãy viết một câu. Mở rộng trạng ngữ của câu thành cụm từ và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần trạng ngữ của câu

Trả lời:

Đặt câu: Sáng, bà ngoại đưa em đi chợ huyện.

=> Mở rộng trạng ngữ thành cụm từ: Sáng hôm nay trời trong và xanh, bà ngoại đưa em đi chợ huyện.

- Tác dụng: bổ sung, nhấn mạnh và làm rõ thời gian cho cụm chủ vị trong câu đồng thời làm rõ đặc điểm của sự việc được nhắc đến

Câu 19: Mở rộng thành phần trạng ngữ cho câu sau và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ mở rộng làm thành phần trạng ngữ

  1. Mùa xuân, cây cối lại đâm chồi nảy lộc

  2. Trên gương mặt mẹ, tôi thấy rõ những nhọc nhằn, vất vả.

  3. Trên sông, thuyền buồm đi lại nhộn nhịp.

Trả lời:

  1. Cứ đến mùa xuân -> bổ sung ý nghĩa về sự lặp lại của thời gian.

  2. Trên khuôn mặt chằng chịt nếp nhăn và tàn nhang của mẹ -> bổ sung thêm thông tin về khuôn mặt già nua và vất vả của mẹ.

  3. Trên khắp mặt sông -> bổ sung thông tin độ rộng của không gian.

Câu 20: Xác định thành phần trạng ngữ trong các câu sau:

  1. Hôm nào, lớp con đi lao động?

  - Chiều mai, lớp con đi lao động, mẹ ạ.

  1. Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả.

Trả lời:

  1. Trạng ngữ: Chiều mai -> trạng ngữ chỉ thơi gian, thành phần này không thể vắng mặt.

  2. Trạng ngữ: Ven rừng -> trạng ngữ chỉ nơi chốn, vị trí của những cây lim, cây vải được nói đến, cho nên nó cũng không thể vắng mặt.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay