Câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật
Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án sinh học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
CHƯƠNG VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
BÀI 27 - TRAO ĐỔI KHÍ Ở SINH VẬT
I. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Trao đổi khí là gì? Trao đổi khí ở động vật và thực vật diễn ra nhờ quá trình nào?
Trả lời:
- Trao đổi khí là sự trao đổi khí oxygen và khí carbon dioxide giữa cơ thể sinh vật với môi trường ngoài.
- Ở động vật, trao đổi khí diễn ra trong quá trình hô hấp.
- Ở thực vật, trao đổi khí được thực hiện trong cả quá trình quang hợp và hô hấp.
Câu 2: Trao đổi khí có đặc điểm gì?
Trả lời:
Đặc điểm trao đổi khí:
- Trao đổi khí giữa cơ thể sinh vật với môi trường tuân theo cơ chế khuếch tán, các phân tử khí di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nồng độ thấp.
- Quá trình trao đổi khí không tiêu tốn năng lượng.
- Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào kích thước, hình dạng phân tử, nhiệt độ, diện tích bề mặt trao đổi khí,…
Câu 3: Trao đổi khí có vai trò gì đối với sinh vật?
Trả lời:
Vai trò của sự trao đổi khí với cơ thể sinh vật: Sự trao đổi khí giúp cơ thể sinh vật trao đổi khí đối với môi trường bên ngoài, đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể được diễn ra bình thường.
Câu 4: Nêu cấu tạo và chức năng của khí khổng.
Trả lời:
- Cấu tạo của khí khổng: Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau, thành trong dày, thành ngoài mỏng tạo nên một khe hở (lỗ khí) giữa hai tế bào hạt đậu giúp các khí di chuyển ra, vào.
- Vai trò của khí khổng đối với cây:
- Giúp thực hiện quá trình trao đổi khí giữa cây với môi trường chủ yếu là khí oxygen và khí carbon dioxide.
- Giúp cây thực hiện quá trình thoát hơi nước.
Câu 5: Quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá diễn ra như thế nào?
Trả lời:
- Ở thực vật, sự trao đổi khí trong quang hợp diễn ra vào ban ngày; sự trao đổi khí trong hô hấp diễn ra cả ngày và đêm.
- Trong quá trình quang hợp: Khí carbon dioxide trong không khí di chuyển từ môi trường ngoài qua khí khổng vào khoang chứa khí rồi vào trong tế bào thịt lá để cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp. Ngược lại, khí oxygen – sản phẩm của quá trình quang hợp từ các tế bào thịt lá di chuyển vào khoang chứa khí rồi qua khí khổng và được đẩy ra ngoài môi trường qua khí khổng.
- Trong quá trình hô hấp: Khí oxygen trong không khí di chuyển từ môi trường ngoài qua khí khổng vào khoang chứa khí rồi vào trong tế bào thịt lá để cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp tế bào. Ngược lại, khí carbon dioxide – sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào từ các tế bào thịt lá di chuyển vào khoang chứa khí rồi qua khí khổng và được đẩy ra ngoài môi trường qua khí khổng.
Câu 6: Động vật trao đổi khí bằng cơ quan nào?
Trả lời:
Cơ quan trao đổi khí ở động vật rất đa dạng:
- Động vật đơn bào và một số động vật đa bào như ruột khoang, giun tròn, giun dẹp,… trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
- Các loài côn trùng như châu chấu, ruồi,… trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
- Các loài sống dưới nước như cá, tôm, cua, trai,… trao đổi khí qua mang.
- Động vật thuộc lớp Bò sát, Chim, Thú trao đổi khí qua phổi.
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của khí khổng?
Trả lời:
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của khí khổng: Khí khổng mở khi cây được chiếu sáng và được cung cấp đủ nước.
Câu 2: Khí khổng phân bố như thế nào?
Trả lời:
Sự phân bố khí khổng: Ở cây Một lá mầm, khí khổng phân bố ở cả biểu bì mặt trên và mặt dưới của lá.Ở cây Hai lá mầm, khí khổng tập trung chủ yếu ở biểu bì mặt dưới lá.
Câu 3: Ở người, sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài được thực hiện thông qua hoạt động nào?
Trả lời:
Ở người, sự trao đổi khí carbon dioxide và oxygen giữa cơ thể và môi trường ngoài được thực hiện thông qua hoạt động hít vào, thở ra: Khi hít vào, khí oxygen trong không khí được dẫn vào phổi đến các phế nang. Tại các phế nang, khí oxygen khuếch tán vào mạch máu và được vận chuyển đi khắp cơ thể; khí carbon dioxide từ máu sẽ khuếch tán vào phế nang và thải ra môi trường qua hoạt động thở ra.
Câu 4: Trình bày đường dẫn khí ở người.
Trả lời:
Đường dẫn khí ở người: Khoang mũi → Họng → Thanh quản → Khí quản → Phổi.
III. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Tại sao những người sống ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn người sống ở vùng đồng bằng?
Trả lời:
Do không khí trên cao có áp lực thấp ® oxygen kết hợp với hemoglobin (Hb) thấp ® số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxygen cho hoạt động của con người.
Câu 2: Tại sao ở động vật, quá trình trao đổi O2 và CO2 giữa cơ thể và môi trường luôn diễn ra?
Trả li:
Quá trình trao đổi O2 và CO2 giữa cơ thể và môi trường luôn diễn ra để cung cấp O2 cho các hoạt động sống của tế bào, đồng thời thải CO2 ra ngoài môi trường.
Câu 3: Vì sao sau những cơn mưa rào giun đất thường ngoi lên hết khỏi mặt đất?
Trả lời:
Giun đất trao đổi khí qua bề mặt cơ thể. Bình thường giun giun đất trao đổi khí qua các khe đất. Khi trời mưa, đất ngấm nước ® lượng không khí giảm đáng kể ® giun không thể trao đổi khí ® chui lên mặt đất để thở.
Câu 4: Vì sao thi thoảng cá phải ngoi lên mặt nước?
Trả lời:
Cá cần oxy để thực hiện quá trình hô hấp và khi môi trường nước không cung cấp đủ, cá sẽ cố gắng tìm kiếm nguồn oxy từ mặt nước từ đó dẫn đến hiện tượng chúng ngoi lên mặt nước để thở.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Quá trình trao đổi khí ở sinh vật có liên quan gì đến quá trình tuần hoàn?
Trả lời:
Quá trình trao đổi khí ở sinh vật liên quan chặt chẽ đến quá trình tuần hoàn. Khi sinh vật hít thở sẽ lấy oxy vào và thải ra khí carbonic. Oxy được vận chuyển vào phế nang ở phổi và tuần hoàn giúp vận chuyển O2 từ phế nang đến tế bào và CO2 từ tế bào ra phế nang, rồi đưa CO2 ra khỏi cơ thể thông qua quá trình thở ra.
Câu 2: Nêu Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư phổi.
Trả lời:
- Nguyên nhân:
- Hút thuốc lá: hiện nay, 90% bệnh nhân bị ung thư phổi bởi hút thuốc lá, 4% bệnh nhân do hít phải số lượng đáng kể khói thuốc hàng ngày.
- Môi trường làm việc là yếu tố dễ gây ra bệnh ung thư phổi. Các tác nhân từ môi trường gây ung thư phổi như: khói bụi, những người làm việc trong môi trường luyện thép, niken, crom và khí than.
- Tiếp xúc với tia phóng xạ: đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi. Bệnh nhân làm việc trong các mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon.
- Triệu chứng thường gặp:
- Bị ho kéo dài không khỏi.
- Có cảm giác khó thở, thở ngắn, có đờm lẫn máu.
- Bị đau ngực.
- Sau một thời gian ủ bệnh, người bệnh có thể bị gầy sút, mệt mỏi, khàn giọng, khó nuốt, thở khò khè, đau xương thậm chí bị tràn dịch màng phổi
- Biện pháp phòng ngừa:
- Không hút thuốc lá hoặc tránh tiếp xúc với khói thuốc.
- Cải thiện môi trường sống cũng như môi trường làm việc bằng việc cải thiện vệ sinh công nghiệp, tránh tiếp xúc với khói vụi.
- Định kỳ đi khám sức khỏe để kịp thời phòng tránh và có phương pháp điều trị.
=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật (4 tiết)