Câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7  chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án sinh học 7 chân trời sáng tạo (bản word)

 

CHƯƠNG VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

BÀI 30 - TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở ĐỘNG VẬT

I. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Trình bày nhu cầu sử dụng nước ở động vật.

Trả lời:

Nhu cầu sử dụng nước ở động vật là khác nhau tùy theo loài, kích thước cơ thể, điều kiện môi trường, độ tuổi, loại thức ăn,…

Đối với cơ thể người, nhu cầu nước thay đổi theo độ tuổi: trẻ em cần cung cấp khoảng 1L nước, còn người trưởng thành khoảng 1,5 – 2L nước mỗi ngày. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng nước ở mỗi người còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhưgiới tính, cường độ hoạt động, tình trạng sức khỏe,…

Câu 2: Trình bày con đường trao đổi nước ở động vật.

Trả lời:

Lượng nước được giữ ổn định nhờ sự cân bằng giữa lượng nước lấy vào với lượng nước cơ thể sử dụng và bài tiết ra khỏi cơ thể:

  • Lấy vào: Nước được cơ thể lấy vào thông qua thức ăn và nước uống.
  • Sử dụng: Nước được hấp thụ vào máu nhờ ống tiêu hóa (chủ yếu ở ruột già). Thông qua hoạt động của hệ tuần hoàn, máu vận chuyển nước đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể. Tại đây, nước được dùng làm nguyên liệu tham gia vào quá trình trao đổi chất.
  • Bài tiết: Một lượng nước cũng được bài tiết ra khỏi cơ thể thông qua nhiều hoạt động khác nhau như hô hấp, thoát hơi nước qua da, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu và phân.

 

Câu 3: Trình bày con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn ở động vật.

Trả lời:

  • Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người diễn ra gồm các giai đoạn chính: thu nhận, biến đổi thức ăn; hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã.
  • Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người: Miệng → Thực quản → Dạ dày → Ruột non → Ruột già → Trực tràng → Hậu môn.
  • Miệng: Thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn, sau đó, đẩy thức ăn xuống thực quản.
  • Thực quản: Vận chuyển thức ăn xuống dạ dày.
  • Dạ dày: Tiêu hóa một phần thức ăn nhờ sự co bóp dạ dày và enzyme tiêu hóa.
  • Ruột non: Tiêu hóa hoàn toàn thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng vào máu.
  • Ruột già: Chủ yếu hấp thụ nước và một số ít chất còn lại, tạo phân và các chất khí.
  • Trực tràng: Nơi chứa phân trước khi thải ra ngoài.
  • Hậu môn: Thải phân và các chất khí ra khỏi cơ thể.

→ Thông qua hoạt động tiêu hóa, thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ và cung cấp cho các cơ quan nhờ sự phối hợp của các cơ quan trong ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.Các chất thải được thải ra khỏi cơ thể qua hậu môn.

 

Câu 4: Hệ tuần hoàn vận chuyển các chất như thế nào?

Trả lời:

Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể động vật nhờ sự vận chuyển máu:

  • Hệ tuần hoàn nhận khí oxygen từ hệ hô hấp, các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa đến cung cấp cho các hoạt động của các cơ quan, đồng thời, carbon dioxide và những sản phẩm thải được vận chuyển đến phổi và cơ quan bài tiết.
  • Ngoài ra, hệ tuần hoàn còn vận chuyển các kháng thể, vitamin, muối khoáng,…

 

Câu 5: Trình bày quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người.

Trả lời:

Quá trình vận chuyển các chất trong hệ tuần hoàn ở người được thực hiện thông qua 2 vòng tuần hoàn:

  • Vòng tuần hoàn phổi (vòng tuần hoàn nhỏ): Máu đỏ thẫm (giàu carbon dioxide) từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi lên phổi, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi khí giữa máu và khí ở các phế nang thông qua các mao mạch phổi, máu đỏ thẫm trở thành đỏ tươi (giàu oxygen). Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch phổi về tim, đổ vào tâm nhĩ trái.
  • Vòng tuần hoàn các cơ quan (vòng tuần hoàn lớn): Máu giàu oxygen và các chất dinh dưỡng từ tâm thất trái theo động mạch chủ đi đến các cơ quan trong cơ thể, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các cơ quan thông qua hệ thống mao mạch. Oxygen và các chất dinh dưỡng được cung cấp cho các tế bào, mô, cơ quan; đồng thời, máu nhận các chất thải, carbon dioxide và trở thành máu đỏ thẫm. Các chất thải được vận chuyển đến cơ quan bài tiết, carbon dioxide theo tĩnh mạch về tim, đổ vào tâm nhĩ phải.

 

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ về nhu cầu nước ở động vật.

Trả lời:

Ví dụ: Nhu cầu nước ở voi khoảng 300 L/ngày; các loài gia súc lớn như trâu bò là khoảng 30 – 40 L/ngày; cừu và dê chỉ cần khoảng 4 – 5 L/ngày.

Câu 2: Để xác định được nhu cầu dinh dưỡng của một người, cần dựa vào nhiều yếu tố nào?

Trả lời:

Để xác định được nhu cầu dinh dưỡng của một người, cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như: độ tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí, cường độ hoạt động cơ thể,…

Câu 3: Nếu cung cấp quá thừa hoặc quá thiếu chất dinh dưỡng sẽ gây ra điều gì? Lấy ví dụ.

Trả lời:

  • Nếu cung cấp quá thừa hoặc quá thiếu chất dinh dưỡng sẽ gây hại cho cơ thể.
  • Ví dụ:
  • Ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán,… có nguy cơ mắc bệnh béo phì.
  • Chế độ ăn thiếu iodine làm trẻ em chậm phát triển trí tuệ.

 

Câu 4: Nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm.

Trả lời:

Một số nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm như: lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm bị tẩm hóa chất, điều kiện bảo quản thực phẩm không phù hợp,…

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Điều gì sẽ xảy ra nếu sử dụng thực phẩm nhiễm độc?

Trả lời:

Nếu sử dụng thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, gây ung thư, vô sinh,…; gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí con người và nền kinh tế xã hội.

 

Câu 2: Nên uống nước vào những thời điểm nào trong ngày?

Trả lời:

  • Ngay khi thức dậy.
  • Trước khi đi ngủ 2 giờ
  • Trước khi tắm.
  • Trước và sau khi ăn.
  • Trước khi ăn nhẹ hoặc ăn vặt.
  • Khi bị bệnh.
  • Khi mệt mỏi.
  • Trước và sau khi tập thể dục.

Câu 3: Giữa vận động viên và nhân viên văn phòng, đối tượng nào có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn? Vì sao?

Trả lời:

Vận động viên có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Vì vận động viên phải hoạt động nhiều, liên tục, trải qua các bài luyện tập khắc nghiệt, quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra nhanh chóng nên nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Còn nhân viên văn phòng thường không vận động nhiều, quá trình chuyển hóa năng lượng cũng diễn ra chậm hơn nên nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn.

Câu 4: Kể tên một số bệnh do thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Trả lời:

Một số bệnh do thiếu hụt chất dinh dưỡng: thiếu máu do thiếu sắt, còi xương do thiếu canxi, bướu cổ do thiết iodine,...

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Vì sao cá voi xanh to lớn như vậy nhưng lại thích ăn những loài cá và tôm nhỏ?

Trả lời:

  • Cá và tôm nhỏ có kích thước tương đối nhỏ nhưng hàm lượng năng lượng tương đối cao. Nghĩa là cá voi xanh có thể nhận được nhiều năng lượng hơn khi săn cá và tôm nhỏ.
  • Các loài cá, tôm nhỏ thường sinh sống theo đàn với số lượng khổng lồ. Bằng cách săn mồi các loài cá và tôm nhỏ, cá voi xanh không chỉ có thể có đủ năng lượng mà còn có thể kiểm soát số lượng và cấu trúc của các đàn cá này. Sự kiểm soát này giúp duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái biển và thúc đẩy sự sinh sản và phát triển của các loài khác.
  • Mặc dù cá voi xanh thích ăn cá nhỏ nhưng trong một số trường hợp, cá voi xanh sẽ săn những con cá lớn hơn. Khi số lượng cá và tôm nhỏ giảm đi hoặc không có sẵn, cá voi xanh phải chuyển sang săn cá lớn.

Câu 2: Tại sao chất xơ quan trọng trong việc duy trì sự hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trong hệ tiêu hóa của động vật?

Trả lời:

  • Giúp duy trì độ ẩm: Chất xơ có khả năng hấp thụ nước, giúp duy trì sự ẩm ướt trong ống tiêu hóa, giúp quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra hiệu quả.
  • Kích thích co bóp: Chất xơ kích thích ruột co bóp, giúp thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa một cách hiệu quả hơn.
  • Hỗ trợ vi khuẩn có lợi: Chất xơ là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho vi khuẩn có lợi trong ruột, giúp duy trì sự cân bằng vi khuẩn đường ruột cần thiết cho sức khỏe.
  • Giúp đào thải độc tố: Chất xơ có khả năng hút và loại bỏ độc tố, sản phẩm cặn từ đường ruột, giúp tăng cường quá trình thanh lọc cơ thể.
  • Điều tiết đường huyết: Một số loại chất xơ có khả năng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ đường huyết, giúp duy trì sự ổn định của đường huyết trong cơ thể.

 

=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật (5 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay