Câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án sinh học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
CHƯƠNG IX: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
BÀI 35 - CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
I. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Nêu một số nhân tố môi trường bên trong và bên ngài ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Trả lời:
- Một số nhân tố môi trường bên ngoài cơ thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng,…
- Một số nhân tố môi trường bên trong cơ thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: hormone, yếu tố di truyền, giới tính,…
Câu 2: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
Trả lời:
Mỗi loài sinh vật thích hợp với một điều kiện nhiệt độ nhất định gọi là giới hạn sinh thái về nhiệt độ, nếu nằm ngoài giới hạn sinh thái đó thì quá trình sinh trưởng của chúng sẽ bị ảnh hưởng.
Câu 3: Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
Trả lời:
Ánh sáng là nhân tố cơ bản, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Câu 4: Nước ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
Trả lời:
Nước là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mọi sinh vật. Nước tham gia vào các quá trình sống trong cơ thể nên thiếu nước sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Câu 5: Dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
Trả lời:
Dinh dưỡng (thức ăn) là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.Thiếu hay thừa dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Lấy ví dụ minh họa ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Trả lời:
Ví dụ:
- Đối với ruồi giấm: Chu kì sống của chúng là 10 ngày nếu nhiệt độ ở 25o Nếu nhiệt độ ở 18oC thì chu kì sống là 17 ngày.
- Đối với cá rô phi: Nhiệt độ dưới 5,6oC hoặc trên 42oC thì cá chết.
- Đối với cây lan hồ điệp: Khoảng nhiệt độ từ 25 oC – 31 oC là khoảng nhiệt độ mà lan hồ điệp có tỉ lệ sống cao nhất, cây có số lá nhiều nhất, chiều dài lá dài nhất, độ rộng của lá lớn nhất. Trên 31 oC và dưới 25 oC, các chỉ số này sẽ giảm dần.
Câu 2: Lấy ví dụ minh họa ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Trả lời:
Ví dụ: Mùa đông, thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn, các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản.
Câu 3: Lấy ví dụ minh họa ảnh hưởng của nước đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Trả lời:
Ví dụ:
- Cây bị héo vì thiếu nước.
- Người bị thiếu nước có biểu hiện sốt, da khô, môi nứt nẻ,…
Câu 4: Lấy ví dụ minh họa ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Trả lời:
Ví dụ:
- Cây lúa nếu thiếu đạm thì sinh trưởng chậm, còn nếu thừa đạm thì sẽ có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm.
- Trẻ em thiếu dinh dưỡng dẫn tới bệnh suy dinh dưỡng, thừa chất dinh dưỡng dẫn tới bệnh béo phì.
III. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Vì sao chó, mèo hay sưởi nắng vào ban ngày?
Trả lời:
Việc sưởi nắng vào ban ngày giúp chó, mèo tận dụng ánh sáng mặt trời để tăng cường sản sinh ra vitamin D giúp phát triển xương. Đồng thời, việc phơi nắng cũng giúp các động vật này thu thêm nhiệt từ môi trường và giảm mất nhiệt trong những ngày trời rét, tập trung các chất để xây dựng cơ thể, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển.
Câu 2: Vì sao có hiện tượng phân tầng ở rừng mưa nhiệt đới?
Trả lời:
Sự phân tầng của thực vật ở rừng mưa nhiệt đới do nhu cầu sử dụng ánh sáng khác nhau của các loài sinh vật: thực vật ưa sáng sẽ ở tầng cao còn thực vật ưa bóng sẽ ở tầng sàn rừng.
Câu 3: Nêu một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong trồng trọt.
Trả lời:
- Sử dụng các chất kích thích làm cho cây ra rễ, tăng chiều cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng, nhằm tăng năng suất. Khi sử dụng chất kích trong trồng trọt, cần thận trọng và tuyệt đối tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Điều khiển yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng,… để tận dụng nguồn ánh sáng, nguồn dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm cho phù hợp với đặc tính sinh trưởng và phát triển của mỗi loài cây trồng khác nhau.
Câu 4: Nêu một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi.
Trả lời:
- Điều hoà sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi bằng sử dụng các loại vitamin, khoáng chất kích thích sự trao đổi chất, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển của vật nuôi như bổ sung vitamin A, C, D, E... cho lợn, trâu, bò;…
- Điều khiển yếu tố môi trường để làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi như đảm bảo cân đối chất lượng, số lượng thức ăn; cải tạo chuồng trại đủ ánh sáng, ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè; tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi;…
IV. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Tại sao độ ẩm là yếu tố quan trọng để các loài cá và ấu trùng của chúng phát triển?
Trả lời:
Độ ẩm là yếu tố quan trọng vì nó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài cá và ấu trùng của chúng:
- Quá trình hô hấp: Các loài cá và ấu trùng thường hô hấp thông qua mang hoặc bề mặt da. Độ ẩm cao giúp duy trì độ ẩm trong môi trường xung quanh, giúp việc hô hấp trở nên hiệu quả hơn và giúp loài cá và ấu trùng thoát khỏi các vấn đề liên quan đến thiếu nước.
- Quá trình cấp nước: Độ ẩm là yếu tố quyết định việc cung cấp nước cho cơ thể cá và ấu trùng.
- Quá trình cải thiện sinh sản: Độ ẩm cao có thể tạo điều kiện tốt cho việc đẻ trứng và phát triển của ấu trùng.
- Môi trường sống và môi trường sinh sống: Độ ẩm ảnh hưởng đến môi trường sống và môi trường sinh sống của các loài cá và ấu trùng. Độ ẩm không đủ có thể làm suy giảm nguồn thức ăn tự nhiên, ảnh hưởng đến chu kỳ sinh sản, và làm thay đổi môi trường tự nhiên.
Câu 2: Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển của bọ cánh cứng?
Trả lời:
- Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của bọ cánh cứng. Bọ cánh cứng là loài côn trùng phát triển qua biến thái hoàn toàn, chúng phải trải qua một giai đoạn ở dạng ấu trùng trước khi nở thành côn trùng trưởng thành.
- Nhiệt độ môi trường có thể ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của bọ cánh cứng. Thường thì nhiệt độ cao đẩy nhanh quá trình phát triển, trong khi nhiệt độ lạnh thường làm chậm quá trình này. Các giai đoạn phát triển trong quá trình biến thái của bọ cánh cứng, chẳng hạn như ấu trùng và nhộng, thường được điều chỉnh bởi nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ tối ưu tạo điều kiện cho quá trình tiếp tục, trong khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm gián đoạn hoặc ngừng hoàn toàn quá trình phát triển.
- Ngoài ra, nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến mức độ sinh sản của bọ cánh cứng. Nhiệt độ thích hợp có thể tăng khả năng sinh sản của côn trùng, trong khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể giảm hoặc ngăn chặn khả năng sinh sản của chúng.
- Do đó, nhiệt độ môi trường là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của bọ cánh cứng và có thể ảnh hưởng đến sự sống và sinh sản của chúng.