Câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật

Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án sinh học 7 chân trời sáng tạo (bản word)

 

CHƯƠNG VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

BÀI 29 - TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT

I. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Trình bày con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ.

Trả lời:

  • Rễ là cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu của cây: Một số tế bào biểu bì ở rễ kéo dài tạo thành lông hút. Lông hút có nhiệm vụ hút nước và muối khoáng trong đất.
  • Con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng từ môi trường đất vào mạch gỗ của rễ:Nước và muối khoáng trong đất → lông hút → biểu bì → thịt vỏ → mạch gỗ của rễ.
  • Sau khi nước và muối khoáng từ đất được rễ hấp thụ vào mạch gỗ nhờ lông hút, sẽ được vận chuyển lên thân và lá để cung cấp cho các hoạt động sống của cây.

Câu 2: Trình bày quá trình vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây.

Trả lời:

Sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ

Sự vận chuyển các chất trong mạch rây

Vận chuyển chủ yếu là nước và muối khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (hormone, vitamin, …) được tổng hợp ở rễ.

Vận chuyển chủ yếu là chất hữu cơ được tổng hợp ở lá, bên cạnh đó còn vận chuyển hormone, vitamin, ATP và một số muối khoáng.

Vận chuyển theo chiều đi lên (các chất từ rễ lên thân, lá…).

Vận chuyển theo chiều đi xuống (các chất được tổng hợp từ lá được vận chuyển xuống các cơ quan khác của cây).

 

Câu 3: Trình bày vai trò của quá trình thoát hơi nước ở lá cây.

Trả lời:

Vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cây:

  • Tạo lực hút để vận chuyển nước và các chất trong cây.
  • Giúp lá cây không bị nóng dưới tác động của ánh sáng Mặt Trời.
  • Tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí ở thực vật.

 

Câu 4: Quá trình thoát hơi nước ở lá cây dựa trên cơ chế nào?

Trả lời:

Cơ chế thoát hơi nước:

  • Quá trình thoát hơi nước ở lá cây diễn ra chủ yếu qua khí khổng ở lá cây.
  • Hoạt động đóng, mở khí khổng có vai trò điều chỉnh tốc độ thoát hơi nước và tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí ở lá: Khi tế bào hạt đậu trương nước, thành tế bào căng ra làm lỗ khí mở → tốc độ thoát hơi nước tăng. Khi tế bào hạt đậu mất nước, thành tế bào trở lại bình thường làm lỗ khí đóng lại → tốc độ thoát hơi nước giảm.

 

Câu 5: Yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá cây?

Trả lời:

Quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố môi trường:

  • Ánh sáng và nhiệt độ: ảnh hưởng đến quá trình đóng, mở khí khổng; ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và hấp thụ các chất dinh dưỡng của cây. Ngoài ra, nhiệt độ còn ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của rễ, làm tăng hoặc giảm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng ở rễ cây.
  • Nước và độ ẩm: nước trong đất hòa tan muối khoáng, giúp rễ cây dễ dàng hấp thụ; độ ẩm không khí ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước thông qua ảnh hưởng quá trình thoát hơi nước ở lá.
  • Độ pH của đất: ảnh hưởng đến sự hòa tan của các muối khoáng trong đất, do đó, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ muối khoáng của rễ.
  • Độ tơi xốp, thoáng khí của đất: làm tăng hàm lượng khí oxygen trong đất, nhờ đó, rễ hô hấp mạnh, thúc đẩy quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.

 

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Vận dụng kiến thức đã học, nên tưới nước cho cây trồng như thế nào?

Trả lời:

  • Tưới nước hợp lí là đảm bảo sự cân bằng nước trong cây giúp quá trình sinh trưởng, phát triển bình thường của cây → Để đảm bảo việc tưới nước hợp lí, cần tuân thủ nguyên tắc: tưới đúng lúc, đúng lượng và đúng cách.
  • Lượng nước hợp lí để tưới cho cây cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như: loài cây, thời kì sinh trưởng, loại đất trồng và điều kiện thời tiết.

 

Câu 2: Lấy ví dụ chứng minh vào thời thời kì sinh trưởng khác nhau, nhu cầu nước của cây cũng khác nhau.

Trả lời:

Ví dụ: Lúa cần nhiều nước ở giai đoạn đẻ nhánh và cần ít nước hơn ở giai đoạn chín.

Câu 3: Để cây trồng có năng suất cao, cần tuân thủ các nguyên tắc nào khi bón phân?

Trả lời:

Để cây trồng có năng suất cao, cần tuân thủ các nguyên tắc khi bón phân: đúng loại, đúng liều lượng và thành phần dinh dưỡng, đúng nhu cầu của giống và loài cây, đúng lúc và phù hợp với điều kiện đất đai cũng như thời tiết, mùa vụ.

 

Câu 4: Lấy ví dụ minh họa cho bón phân hợp lý ở cây trồng.

Trả lời:

Ví dụ: Đối với giống ngô ngọt, ở giai đoạn bón thúc lần 1, lúc ngô có 3 - 4 lá, lượng phân bón cần sử dụng là: 3 kg đạm + 2 kg kali/ sào kết hợp với vun xới nhẹ.

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Tại sao người ta thường tránh nắng dưới bóng cây?

Trả lời:

Vào những ngày trời nắng, người ta thường tránh nắng dưới bóng cây vì tán lá che bớt ánh sáng mặt trời và ở cây có quá trình thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ của môi trường khiến không khí xung quanh mát mẻ hơn.

 

Câu 2: Vì sao vào những ngày nắng nóng cần tăng tưới nước cho cây?

Trả lời:

Vào mùa hè, nhiệt độ trong không khí tăng, làm các tế bào lá tăng thoát hơi nước để làm hạ nhiệt độ trong không khí, mà lượng nước cây hút vào bị mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá chiếm đến 98%, do đó vào những ngày mùa hè nóng bức người ta thường tưới nước nhiều hơn cho cây trồng để cung cấp đủ lượng nước cho hoạt động của cây.

Câu 3: Nêu một số biện pháp tưới nước và bón phân hợp lí cho cây.

Trả lời:

  • Biện pháp tưới nhỏ giọt, biện pháp tưới phun, biện pháp tưới ngầm, biện pháp tưới rãnh/tưới theo líp, biện pháp tưới ngập
  • Một số phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hòa vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước, bón đa dạng các loại phân...

Câu 4: Tại sao trước khi trồng cây, người ta thường khoét lỗ dưới đáy chậu?

Trả lời:

Người ta thường khoét lỗ bên dưới đáy các chậu dùng để trồng cây để giúp cây loại bỏ lượng nước thừa mà cây không hấp thụ được, giảm thiểu các tác động xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Các lá già sau khi rụng có vai trò gì với cây?

Trả lời:

Sau khi rụng, lá già có vai trò quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Dưới tác động của vi khuẩn, nấm mốc và vi sinh vật khác, lá già bị phân hủy thành chất hữu cơ, tạo thành lớp phủ mảng phân trên đất. Quá trình phân hủy này cung cấp chất dinh dưỡng như đạm, kali, và các khoáng chất khác cho cây trồng. Đồng thời, việc phủ lớp phân từ lá già cũng giúp bảo vệ đất khỏi sự xâm nhập của cỏ dại, giữ ẩm và cải tạo đất. Do đó, lá già sau khi rụng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và sự phát triển của cây trồng.

Câu 2: Vì sao thực vật thủy sinh “ngâm mình” trong nước thời gian dài nhưng không bị thối rữa như thực vật trên cạn?

Trả lời:

  • Trong lớp vỏ rễ cây thuỷ sinh đều có những khoang rỗng tương đối lớn giữa các tế bào, thông với nhau thành một hệ thống dẫn khí. Đặc biệt, biểu bì rễ cây là một lớp màng mỏng mờ đục, cho phép lượng oxy ít ỏi hoà tan trong nước thấm qua (thẩm thấu), vào trong rễ. Theo các khoang rỗng giữa các tế bào, oxy được phân tán đi khắp rễ, cung cấp đầy đủ dưỡng khí cho bộ phận này hô hấp.
  • Lớp biểu bì của thân thực vật thuỷ sinh cũng có tác dụng như rễ. Lớp cutin (vốn giữ cho khỏi mất nước ở mặt lá) không phát triển hoặc hoàn toàn không có. Tế bào lớp vỏ chứa chất diệp lục có khả năng quang hợp, tự tạo chất hữu cơ. Nhờ có thể hô hấp bình thường, lại có “thức ăn để ăn”, nên thực vật thuỷ sinh có thể sống lâu dài trong nước mà không bị thối rữa.

=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật (5 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay