Câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo Bài 23: Quang hợp ở thực vật

Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 23: Quang hợp ở thực vật. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án sinh học 7 chân trời sáng tạo (bản word)

 

CHỦ ĐỀ VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

BÀI 23 - QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

I. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Quang hợp là gì và diễn ra ở đâu?

Trả lời:

  • Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng. Trong đó, năng lượng ánh sáng mặt trời được lục lạp ở lá cây hấp thụ, chuyển hóa thành dạng năng lượng hóa học tích trữ trong các hợp chất hữu cơ (glucose, tinh bột), đồng thời giải phóng khí oxygen.
  • Quá trình quang hợp diễn ra chủ yếu trong bào quan lục lạp (chứa chất diệp lục) của tế bào lá cây.

Câu 2: Viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp.

Trả lời:

 

Câu 3: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quá trình quang hợp có mối quan hệ như thế nào?

Trả lời:

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quá trình quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ và luôn diễn ra đồng thời với nhau:

  • Trong quá trình quang hợp, nước và khí carbon dioxide được chuyển đến lục lạp ở lá cây để tổng hợp thành chất hữu cơ (glucose hoặc tinh bột) và giải phóng khí oxygen.
  • Đồng thời, trong quá trình này, năng lượng từ ánh sáng mặt trời (quang năng) được chuyển hóa thành năng lượng hóa học (hóa năng) tích lũy trong các chất hữu cơ.

 

Câu 4: Lá có đặc điểm cấu tạo, hình thái như thế nào để phù hợp với chức năng quang hợp?

Trả lời:

Lá có những đặc điểm về hình thái và cấu tạo giải phẫu phù hợp với chức năng quang hợp:

  • Phiến lá thường có bản dẹt và rộng giúp thu nhận ánh sáng được hiệu quả, đảm bảo có đủ năng lượng ánh sáng để cung cấp cho quá trình quang hợp.
  • Mạng gân lá dày đặc có vai trò dẫn nước – nguyên liệu cho quá trình quang hợp đồng thời dẫn các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác.
  • Bào quan lục lạp trong tế bào thịt lá chứa chất diệp lục có khả năng hấp thu và chuyển hóa năng lượng ánh sáng trong quá trình quang hợp.
  • Lớp biểu bì lá có các khí khổng giúp cho khí carbon dioxide, oxygen, hơi nước đi vào và đi ra khỏi lá một cách dễ dàng.
  • Ngoài ra, lá thường xếp so le và mặt lá thường vuông góc với tia sáng mặt trời để thu nhận được nhiều ánh sáng nhất.

 

Câu 5: Nêu các yếu tố ảnh hưởng tới quang hợp?

Trả lời:

Các yếu tố ảnh hưởng tới quang hợp: ánh sáng, nước, carbon dioxide, nhiệt độ.

 

Câu 6: Quang hợp ở thực vật có vai trò như thế nào đối với môi trường tự nhiên và đời sống của con người cũng như các sinh vật khác?

Trả lời:

Quang hợp ở thực vật có nhiều vai trò đối với môi trường tự nhiên và đời sống của con người cũng như các sinh vật khác:

  • Tạo ra chất hữu cơ cung cấp cho các sinh vật khác thông qua chuỗi thức ăn.
  • Giúp cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí → Giúp điều hòa khí hậu (hạn chế hiện tượng hiệu ứng nhà kính) đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hô hấp duy trì sự sống của nhiều sinh vật khác trong đó có con người.

 

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?

Trả lời:

Ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp: Cường độ ánh sáng mạnh hoặc yếu và thời gian chiếu sáng nhiều hoặc ít có thể làm quang hợp của lá cây tăng lên hay giảm đi.

Câu 2: Nước có vai trò và ảnh hưởng như thế nào tới quang hợp?

Trả lời:

  • Vai trò của nước đến quá trình quang hợp của thực vật:
  • Nước vừa là nguyên liệu của quá trình quang hợp, vừa là yếu tố tham gia vào việc đóng mở khí khổng để trao đổi khí nên nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây.
  • Nước cần cho cây để bù lại sự mất nước do thoát hơi nước, làm cho mô không khô, lá không bị đốt nóng.
  • Ngoài ra, nước còn có vai trò trong việc dẫn truyền các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác của cây.
  • Ảnh hưởng của nước đến quá trình quang hợp của thực vật:Quang hợp đạt hiệu quả cao khi lá cây no nước, quang hợp giảm mạnh và có thể dẫn tới ngừng quang hợp khi thiếu nước từ 40 – 60%.

 

Câu 3: Carbon dioxide ảnh hưởng như thế nào tới quang hợp?

Trả lời:

Nồng độ khí carbon dioxide trong không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp.

  • Nồng độ khí carbon dioxide thấp nhất mà cây quang hợp được là 0,008 đến 0,01%. Ở nồng độ thấp hơn, quang hợp yếu và có thể ngừng trệ.
  • Khi nồng độ khí carbon dioxide tăng thì quang hợp tăng. Nhưng nếu nồng độ khí carbon dioxide tăng quá cao, cây sẽ có thể chết vì bị ngộ độc.

 

Câu 4: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào tới quang hợp?

Trả lời:

Quang hợp của cây diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường từ 25 – 35oC. Nhiệt độ quá cao (trên 40oC) hoặc quá thấp (dưới 0oC) thì quang hợp của hầu hết các cây sẽ bị giảm hoặc ngừng trệ vì các lục lạp hoạt động kém hoặc bị phá hủy.

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Nêu một số biện pháp bảo vệ cây xanh mà em từng làm.

Trả lời:

  • Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho những người xung quanh về bảo vệ, phát triển rừng.
  • Nghiêm cấm mọi hành động phá hoại rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, săn bắt, mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản cũng như các loài động vật bị cấm khai thác, săn bắt,..
  • Tích cực trồng cây, hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường.
  • Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi.
  • Lựa chọn sử dụng những đồ vật thân thiện với môi trường để mua và sử dụng một cách hợp lí.
  • Không bẻ cây, bẻ cành, ngắt hoa.
  • Thông báo đến cơ quan chức năng về cá nhân hay tổ chức phá hoại rừng.

 

Câu 2: Hãy đề xuất một số biện pháp kĩ thuật để tăng năng suất cây trồng dựa trên hiểu biết của em về quang hợp.

Trả lời:

Một số biện pháp:

  • Tăng diện tích lá (tăng diện tích tiếp nhận ánh sáng).
  • Tăng cường độ quang hợp: tạo điều kiện thuận lợi và tăng thời gian cho quá trình quang hợp.

Câu 3: Nêu lợi ích của biện pháp "canh tác theo chiều thẳng đứng".

Trả lời:

Lợi ích:

  • Tối đa hoá diện tích tiếp xúc ánh sáng. Năng suất có thể còn cao hơn nếu cải thiện được nguồn sáng.
  • Không bị ảnh hưởng bởi thay đổi về mùa vụ, sâu bệnh hay khô hạn, chỉ đòi hỏi một phần ba lượng nước và một phần tư lượng phân bón, không cần thuốc trừ sâu.

Câu 4: Nêu một số biện pháp giúp tăng cường quá trình trao đổi chất ở cơ thể người.

Trả lời:

Một số biện pháp giúp tăng cường quá trình trao đổi chất:

  • Ăn uống đầy đủ và đa dạng chất dinh dưỡng.
  • Có kế hoạch tập luyện thể dục thể thao hợp lí.
  • Ngủ đủ giấc và ổn định tâm lý hạn chế bị stress.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Quang hợp có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và sinh trưởng của thực vật?

Trả lời:

  • Năng lượng cho quá trình tổng hợp thức ăn: Quang hợp cung cấp năng lượng để chuyển cacbonic và nước thành glucose và các hợp chất hữu cơ khác. Glucose và các chất này là nguồn năng lượng và nguyên liệu xây dựng cho hầu hết các hoạt động sống của thực vật.
  • Kích thích sinh trưởng và phát triển: Năng lượng từ quang hợp được sử dụng để tạo ra tất cả các thành phần cần thiết cho sự phát triển của cây.
  • Tạo ra oxy cho môi trường: Quang hợp tạo ra sản phẩm là oxy, duy trì sự sống mọi sinh vật.
  • Tạo ra hệ sinh thái: Sự phát triển và sinh trưởng của thực vật tạo ra một môi trường sống phong phú cho động và thực vật khác. Từ đó tạo ra hệ sinh thái.

Câu 2: Nếu thực vật không nhận được đủ ánh sáng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng?

Trả lời:

  • Giảm quá trình quang hợp: Nếu cây không nhận được đủ ánh sáng, quá trình quang hợp sẽ bị giảm, dẫn đến sự giảm lượng glucose và năng lượng, làm giảm sự sinh trưởng và phát triển của cây cỏ.
  • Giảm sản xuất chất hữu cơ: Thiếu ánh sáng có thể dẫn đến giảm sản xuất chất hữu cơ và tích tụ các chất thải, gay hại cho cây.
  • Cây còi cọc, khó phát triển: Thiếu ánh sáng có thể làm cây trở nên mảnh mai, dẻo dai, và mọc về phía ánh sáng để tối ưu hóa việc hấp thụ ánh sáng. Điều này có thể làm thay đổi tỷ lệ lá, chiều cao và hình dạng của cây.
  • Giảm khả năng đề kháng: Thiếu ánh sáng có thể làm giảm khả năng đề kháng của cây cỏ đối với các bệnh tật và sâu bệnh. Thực vật trở nên yếu đuối và dễ bị tấn công hơn.
  • Giảm khả năng sinh sản: Thiếu ánh sáng có thể làm giảm khả năng sinh sản của thực vật, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hạt và mầmkhos duy trì thế hệ sau.

 

=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 23: Quang hợp ở thực vật (4 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay