Câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận BBài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án sinh học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
CHƯƠNG XI: CƠ THỂ SINH VẬT LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT
BÀI 39 - CHỨNG MINH CƠ THỂ SINH VẬT LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT
I. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Tế bào với cơ thể có mối quan hệ như thế nào?
Trả lời:
- Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống: Mọi cơ thể sống từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
- Cơ thể đơn bào được cấu tạo từ 1 tế bào.
- Trong cơ thể đa bào, sự thống nhất về mặt cấu trúc thể hiện qua các cấp độ tổ chức tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể.
- Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống: Mọi hoạt động sống trong cơ thể sinh vật đều diễn ra trong tế bào, giúp cho cơ thể sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường ngoài.
- Trong cơ thể đơn bào, các hoạt động sống được thực hiện thông qua sự phối hợp của các thành phần cấu trúc cấu tạo nên tế bào.
- Trong cơ thể đa bào, mỗi loại tế bào thực hiện chức năng nhất định thông qua các tổ chức mô, cơ quan, hệ cơ quan. Đồng thời các tổ chức phối hợp hoạt động chặt chẽ giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống nhịp nhàng.
Câu 2: Tế bào – cơ thể – môi trường có mối quan hệ như thế nào?
Trả lời:
Cơ thể trao đổi chất với môi trường, sau đó chuyển đến tế bào để thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, giúp tế bào lớn lên, sinh sản, cảm ứng. Song song với quá trình đó, các hoạt động sống được thực hiện ở cấp độ cơ thể.
Câu 3: Các hoạt động sống trong cơ thể có mối quan hệ như thế nào?
Trả lời:
- Tất cả các cơ thể sống đều có những đặc trưng nhất định để phân biệt với các dạng không sống khác, bao gồm: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản.
- Các hoạt động sống trong cơ thể có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, đảm bảo sự thống nhất toàn vẹn giúp cơ thể tồn tại và phát triển:
- Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp tổng hợp các chất dinh dưỡng, dự trữ năng lượng giúp cơ thể cảm ứng, lớn lên, sinh trưởng, phát triển.
- Ngược lại, các quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng có tác động tương tác với nhau và tác động trở lại đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật.
Câu 4: Nêu những hoạt động sống của cơ thể.
Trả lời:
Cơ thể có các hoạt động sống là: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản.
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Nêu ví dụ minh họa cho mối quan hệ giữa tế bào và cơ thể.
Trả lời:
Ví dụ: Cơ thể trẻ em lúc sinh ra chỉ nặng 3 kg, nhờ sự phân chia tế bào mà cơ thể lớn lên trở thành người trưởng thành nặng 50 kg.
Câu 2: Nêu ví dụ minh họa cho mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể sinh vật và môi trường.
Trả lời:
Ví dụ: Lá lấy nguyên liệu từ môi trường để thực hiện quang hợp, tạo ra các chất hữu cơ cung cấp cho các tế bào và cơ thể để thực hiện các hoạt động sống, các chất thải từ thực vật cũng điều tiết các yếu tố môi trường (độ ẩm, nhiệt độ,…).
Câu 3: Nêu ví dụ minh họa cho một số hoạt động sống của cơ thể.
Trả lời:
Ví dụ: khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn (hệ tuần hoàn), thở nhanh và sâu (hệ hô hấp), mồ hôi tiết nhiều (hệ bài tiết),...
Câu 4: Nêu ví dụ minh họa cho mối quan hệ giữa các hoạt động sống.
Trả lời:
Ví dụ: Ở thực vật, sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường (hút nước và khoáng, trao đổi khí) giúp thực vật có nguyên liệu thực hiện quá trình quang hợp. Nhờ có quá trình quang hợp, thực vật có nguồn chất hữu cơ để tạo ra vật chất và năng lượng cho các hoạt động sống như sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản..
III. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể?
Trả lời:
- Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì:
- Mọi cơ thể từ đơn bào đến đa bào đều có cấu tạo từ tế bào.
- Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào phân hóa thành nhiều mô, cơ quan, hệ cơ quan. Trong đó, mỗi hệ cơ quan do nhiều cơ quan hợp lại, mỗi cơ quan được tập hợp từ nhiều mô có chức năng giống nhau, mỗi mô do nhiều tế bào có hình dạng và kích thước, cấu tạo và chức năng giống nhau tạo thành.
- Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì tất cả những hoạt động sống như trao đổi chất gắn liền với chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, cảm ứng và sinh sản của cơ thể đều được thực hiện ở tế bào. Khi các tế bào phân chia thì cơ thể lớn lên và có thể thực hiện chức năng sinh sản.
Câu 2: Em biết ví dụ thực tế nào về khả năng tự điều chỉnh của thực vật?
Trả lời:
Ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của thực vật: trong môi trường khô cằn, lá cây xương rồng tiêu biến để giảm việc bốc hơi nước, đồng thời rễ đâm sâu xuống dưới để lấy nước từ tầng ngầm.
Câu 3: Em biết ví dụ thực tế nào về khả năng tự điều chỉnh của động vật?
Trả lời:
Ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của động vật: chim én có thể bay qua các cơn bão để tìm kiếm thức ăn.
Câu 4: Em biết ví dụ thực tế nào chứng minh cơ thể sinh vật là hệ thống mở và tự điều chỉnh?
Trả lời:
Ví dụ: Ở người, khi nhiệt độ môi trường cao hoặc vận động mạnh làm cơ thể nóng lên, hệ mạch dưới da giãn ra, lỗ chân lông mở ra,… mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể; khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại để tránh mất nhiệt qua lỗ chân lông và có hiện tượng run để làm ấm cơ thể.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Nêu các biện pháp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trả lời:
- Tập thể dục đều đặn: giúp tăng cường sức mạnh cho hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật bằng nhiều cách như: đẩy mầm bệnh ra khỏi đường hô hấp, giảm viêm, tăng lưu thông máu để các tế bào hệ miễn dịch phát hiện tác nhân gây bệnh nhanh hơn.
- Chế độ ăn uống hợp lý: nên cân đối giữa nguồn dinh dưỡng từ động vật và thực vật hàng ngày, đặc biệt là phải bổ sung thêm các nguồn giàu vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, uống đủ nước mỗi ngày cũng giúp cải thiện sức đề kháng. Bên cạnh đó, cần hạn chế những loại thực phẩm đã qua chế biến, thức ăn nhanh, đồ chiên, đồ ăn vặt, thức uống nhiều đường, có gas… Đặc biệt nên tránh xa các chất kích thích.
- Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian hồi phục cơ thể khi bị ốm. Một giấc ngủ không ngon làm giảm khả năng sản xuất cytokine của hệ miễn dịch tiêu diệt vi khuẩn. Thiếu ngủ trong thời gian dài làm giảm sức đề kháng của cơ thể trước các điều kiện bất lợi ngoài môi trường.
- Thư giãn, tránh căng thẳng: khi một người bị lo lắng hoặc căng thẳng, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất các hormone ngăn chặn chức năng của hệ thống miễn dịch.
Câu 2: Cơ thể tương tác với môi trường xung quanh như thế nào?
Trả lời:
- Hấp thụ: Cơ thể hấp thụ các dạng năng lượng và các chất dinh dưỡng từ môi trường. Ví dụ, thực phẩm và nước được hấp thụ qua tiêu hóa, oxy được hấp thụ qua hô hấp.
- Trao đổi: Cơ thể trao đổi chất và năng lượng với môi trường xung quanh. Quá trình này diễn ra thông qua quá trình trao đổi khí qua hô hấp, trao đổi chất qua hệ tuần hoàn.
- Tương tác vật lý: Cơ thể tương tác với môi trường thông qua các tác động vật lý. Ví dụ, mắt tương tác với ánh sáng, tai tương tác với âm thanh, và da tương tác với nhiệt độ và ánh sáng mặt trời.
- Tương tác hóa học: Cơ thể tương tác với môi trường thông qua các phản ứng hóa học. Ví dụ, quá trình tiêu hóa thức ăn, và các chất tiếp xúc với da có thể gây ra các phản ứng hóa học như dị ứng.
- Tương tác sinh học: Cơ thể tương tác với các sinh vật khác trong môi trường, bao gồm sự cạnh tranh cho nguồn tài nguyên, sự tương tác giữa các cơ thể sống và vi sinh vật, và sự lây lan của bệnh tật.