Câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án sinh học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
BÀI 22 - VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
I. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Trao đổi chất ở sinh vật bao gồm những quá trình nào?
Trả lời:
Trao đổi chất ở sinh vật gồm: quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.
Câu 2: Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường là gì?
Trả lời:
Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường là quá trình cơ thể lấy các chất cần thiết từ môi trường và thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường.
Câu 3: Chuyển hóa các chất trong tế bào là gì?
Trả lời:
Chuyển hóa các chất trong tế bào là tập hợp tất cả các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào, được thể hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất.
Câu 4: Em hiểu thế nào về chuyển hóa năng lượng? Nêu dạng năng lượng chính trong cơ thể sinh vật. Trình bày mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
Trả lời:
- Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
- Dạng năng lượng chính trong cơ thể sinh vật: Hóa năng là dạng năng lượng chủ yếu dùng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
- Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng: Trong hoạt động sống của tế bào, quá trình trao đổi chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng.
Câu 5: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò gì trong cơ thể?
Trả lời:
Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có nhiều vai trò quan trọng giúp đảm bảo cho sinh vật có thể duy trì sự sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản bao gồm:
- Cung cấp nguyên liệu cấu tạo, thực hiện chức năng của tế bào và cơ thể.
- Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể: Quá trình phân giải các chất hữu cơ giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
- Đào thải các chất không cần thiết để ổn định môi trường trong cơ thể.
II. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Lấy ví dụ minh họa sự chuyển hóa năng lượng.
Trả lời:
Ví dụ: Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) được chuyển hóa thành năng lượng được tích lũy trong các liên kết hóa học (hóa năng).
Câu 2: Lấy ví dụ minh họa sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường.
Trả lời:
Ví dụ: Trong quá trình hô hấp, cơ thể lấy vào khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.
Câu 3: Lấy ví dụ minh họa sự chuyển hóa các chất trong tế bào.
Trả lời:
Ví dụ: Tổng hợp đường glucose từ nước và carbon dioxide trong quá trình quang hợp ở thực vật; phân giải đường glucose trong quá trình hô hấp tế bào.
Câu 4: Nêu ví dụ minh họa cho chức năng cung cấp nguyên liệu cấu tạo, thực hiện chức năng của tế bào và cơ thể của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
Trả lời:
Ví dụ: Sản phẩm của các quá trình chuyển hóa trong tế bào tạo nên nguồn nguyên liệu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể như cung cấp protein để cấu tạo nên màng sinh chất của tế bào, lipid cấu tạo nên mô mỡ,…; tham gia thực hiện chức năng của tế bào như diệp lục tham gia quá trình quang hợp;…
Câu 5: Nêu ví dụ minh họa chức năng cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
Trả lời:
Ví dụ: Trong quá trình hô hấp tế bào, glucose được phân giải tạo ra năng lượng được tích lũy trong ATP và cung cấp cho các hoạt động của cơ thể như vận động, vận chuyển các chất,…
III. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Điều gì xảy ra nếu cơ thể sinh vật không lấy đủ các chất cần thiết từ môi trường và không thải các chất ra môi trường?
Trả lời:
Nếu cơ thể sinh vật không lấy đủ các chất cần thiết từ môi trường và không thải các chất ra môi trường thì cơ thể sinh vật sẽ không thể tồn tại.
Câu 2: Tại sao việc trao đổi chất quan trọng đối với sức khỏe của con người?
Trả lời:
Trao đổi chất quan trọng đối với sức khỏe của con người vì nó liên quan trực tiếp đến việc cung cấp năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Quá trình này giúp cơ thể duy trì hoạt động của các cơ quan và hệ thống cũng như phục hồi tế bào và mô. Ngoài ra, trao đổi chất cũng ảnh hưởng đến cân nặng, sức đề kháng và năng suất lao động. Nếu trao đổi chất không hoạt động hiệu quả, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như tiểu đường, béo phì, và rối loạn chuyển hóa. Do đó, việc duy trì một trao đổi chất lành mạnh rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe tốt.
Câu 3: Tại sao gọi thực vật là sinh vật tự dưỡng?
Trả lời:
Thực vật là sinh vật tự dưỡng vì chúng có khả năng tự tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể từ các chất vô cơ.
Câu 4: Vì sao người ta thường trồng nhiều cây xanh ở các công viên, khu dân cư,...?
Trả lời:
Quá trình quang hợp ở sinh vật tự dưỡng lấy CO2, thải ra O2, góp phần điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường nên thường được trồng nhiều ở công viên, khu dân cư.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Tại sao việc trao đổi chất quan trọng đối với sức khỏe của con người?
Trả lời:
Trao đổi chất quan trọng đối với sức khỏe của con người vì nó liên quan trực tiếp đến việc cung cấp năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Quá trình này giúp cơ thể duy trì hoạt động của các cơ quan và hệ thống cũng như phục hồi tế bào và mô. Ngoài ra, trao đổi chất cũng ảnh hưởng đến cân nặng, sức đề kháng và năng suất lao động. Nếu trao đổi chất không hoạt động hiệu quả, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như tiểu đường, béo phì, và rối loạn chuyển hóa. Do đó, việc duy trì một trao đổi chất lành mạnh rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe tốt.
Câu 2: Cơ thể con người có thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn như thế nào?
Trả lời:
Khi cơ thể con người tiêu thụ thức ăn, quá trình chuyển hóa năng lượng bắt đầu bằng việc tiêu hóa thức ăn thành các dưỡng chất cơ bản như carbohydrates, protein và chất béo. Các chất này sau đó được hấp thụ qua đường tiêu hóa và chuyển hóa thành năng lượng thông qua quá trình trao đổi chất. Carbohydrates được chuyển hóa thành glucose, protein chuyển hóa thành amino acid, và chất béo chuyển hóa thành acid béo và glycerol. Những hợp chất này sau đó được đưa vào các quá trình phân giải năng lượng như quá trình nhanh ATP để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.