Câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo Bài 37: Sinh sản ở sinh vật

Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 37: Sinh sản ở sinh vật. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG X: SINH SẢN Ở SINH VẬT

BÀI 37 - SINH SẢN Ở SINH VẬT

I. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Nêu khái niệm và phân loại sinh sản.

Trả lời:

  • Khái niệm: Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
  • Phân loại: Trong tự nhiên,có hai hình thức sinh sản ở sinh vật là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Câu 2: Sinh sản vô tính gì? Sinh sản Vô tính có đặc điểm gì?

Trả lời:

  • Sinh sản vô tính là hình thức sinh sảnkhông có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra giống nhau và giống cơ thể mẹ.
  • Đặc điểm:
  • Chỉ có một cá thể tham gia sinh sản.
  • Tạo ra số lượng cá thể mới trong thời gian ngắn.
  • Trong hình thức sinh sản vô tính, cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên giống nhau và giống mẹ → Tạo ra thế hệ con thích nghi với điều kiện môi trường ổn định.

 

Câu 3: Sinh sản sinh dưỡng là gì?

Trả lời:

Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận (rễ, thân, lá) của cơ thể mẹ.

 

Câu 4: Sinh sản hữu tính là gì? Sinh sản hữu tính có đặc điểm gì?

Trả lời:

  • Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  • Đặc điểm:
  • Hai loại giao tử trong sinh sản hữu tính có thể được sinh ra từ một cơ thể (sinh vật lưỡng tính) hoặc từ hai cơ thể khác nhau (sinh vật đơn tính).
  • Trong hình thức sinh sản hữu tính, cơ thể con nhận được chất di truyền từ cả bố và mẹ nên mang đặc điểm của cả bố và mẹ → Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.

 

Câu 5: Trình bày quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật và động vật.

Trả lời:

  • Sinh sản hữu tính ở thực vật diễn ra với các sự kiện liên tiếp xảy ra: sự thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả và hạt.
  • Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm 3 giai đoạn: hình thành giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng); thụ tinh tạo thành hợp tử; phát triển phôi và hình thành cơ thể mới.

 

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ về sinh sản.

Trả lời:

Ví dụ:

  • Sư tử bố mẹ giao phối sinh ra các con sư tử con.
  • Cây dâu tây con được sinh ra từ thân bò của cây dâu tây mẹ.

Câu 2: Hình thức sinh sản vô tính thường có ở sinh vật nào?

Trả lời:

Hình thức sinh sản vô tính thường có ở đa số sinh vật thuộc giới Khởi sinh và giới Nguyên sinh; một số động vật như sứa, san hô, giun.

Câu 3: Lấy ví dụ về sinh sản sinh dưỡng.

Trả lời:

Ví dụ:

  • Cây thuốc bỏng sinh sản bằng lá.
  • Cây khoai lang sinh sản bằng rễ củ.
  • Cây gừng sinh sản bằng thân rễ.
  • Cây nghệ sinh sản bằng thân củ.

 

Câu 4: Lấy ví dụ về hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

Trả lời:

  • Hoa đơn tính: hoa mướp, hoa bí, hoa ngô,…
  • Hoa lưỡng tính: hoa cải, hoa bưởi, hoa cam,...

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Xung quanh em có động vật nào đẻ con, động vật nào đẻ trứng?

Trả lời:

  • Động vật đẻ con: chó, mèo, lợn, người,...
  • Động vật đẻ trứng: gà, chim, vịt, ngỗng,...

 

Câu 2: Người ta thường thụ phấn nhân tạo như thế nào?

Trả lời:

Thụ phấn nhân tạo bằng cách lấy nhị của hoa này đưa vào đầu nhụy của hoa cùng loài nhằm đảm bảo sự tạo quả cho các loài cây bí ngô, dưa chuột, mướp,….

Câu 3: Giâm cành, chiết cành, ghép cành được ứng dụng như thế nào?

Trả lời:

  • Giâm cành: Nhân nhanh giống cây trồng có khả năng ra rễ nhanh như mía, sắn, hoa hồng, khoai lang,…
  • Chiết cành: Nhân nhanh giống cây trồng, rút ngắn thời gian sinh trưởng để nhanh cho thu hoạch. Thường áp dụng đối với các cây ăn quả lâu năm, có khả năng ra rễ chậm hơn như chanh, cam, bưởi,…
  • Ghép cành: Tạo ra cây trồng mang đặc điểm của hai hay nhiều loài khác nhau. Ghép cành thường được áp dụng đối với một số cây ăn quả, cây cảnh.

Câu 4: Nuôi cấy tế bào/ mô ở thực vật được ứng dụng như thế nào?

Trả lời:

Ứng dụng: Sử dụng phương pháp này có thể nhân nhanh giống cây trồng, tạo giống cây sạch bệnh, phục chế giống quý đang bị thoái hóa,… Phương pháp này thường được áp dụng đối với các cây như phong lan, sâm ngọc linh, hoa lan,…

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Trả lời:

Điểm phân biệt

Sinh sản vô tính

            

Sinh sản hữu tính

Sự tham gia của tính đực, cái

Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, tế bào mẹ trực tiếp sinh trưởng và phát triển tạo thành cơ thể mới.

Có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái thông qua thụ tinh tạo thành hợp tử (2n), hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Đặc điểm di truyền

-      Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền giống nhau và giống mẹ.

-      Ít đa dạng về mặt di truyền.

-      Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ, có thể xuất hiện tính trạng mới.

-      Có sự đa dạng di truyền cao hơn.

Khả năng thích nghi

Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định.

Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với đời sống thay đổi.

Câu 2: Vì sao sinh sản hữu tính có thể tạo ra sự đa dạng sinh học hơn?

Trả lời:

  • Cơ sở của sinh sản hữu tính là sự hình thành giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (noãn) và sự kết hợp giữa chúng.
  • Sinh sản hữu tính làm tăng tính biến dị di truyền ở thế hệ con. Thông qua giảm phân và sự thụ tinh ngẫu nhiên, rất nhiều tổ hợp gen khác nhau sẽ được hình thành từ một số ít bộ gen ban đầu. Mức biến dị di truyền của một quần thể càng lớn thì khả năng thì khả năng thích nghi với môi trường biến động ngày càng cao. Khi môi trường thay đổi hoàn toàn và đột ngột, những cá thể con có mang tổ hợp di truyền biến dị rất khác lạ sẽ dễ thích nghi hơn những cá thể con có kiểu gen đồng nhất và giống hệt bố mẹ.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay