Câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến điều khiển, điều hòa sinh sản ở sinh vật

Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến điều khiển, điều hòa sinh sản ở sinh vật. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 chân trời sáng tạo

 

CHƯƠNG X: SINH SẢN Ở SINH VẬT

BÀI 38 - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỀU HÒA, ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở SINH VẬT

I. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Nêu một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật.

Trả lời:

Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh sản ở sinh vật: ánh sáng, nhiệt độ, gió, độ ẩm, thức ăn,…

Câu 2: Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật như thế nào?

Trả lời:

Nhiệt độ quá thấp hạt phấn kém nảy mầm, ống phấn không sinh trưởng; nhiệt độ quá cao thì sự nảy mầm và sinh trưởng của ống phấn không bình thường. Ví dụ: Hoa cúc không ra hoa khi nhiệt độ lớn hơn 30oC hoặc ra hoa chậm khi nhiệt độ dưới 12oC.

 

Câu 3: Độ ẩm và gió ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật như thế nào?

Trả lời:

  • Độ ẩm quá thấp hạt phấn không nảy mầm; độ ẩm quá cao hạt phấn bị trôi.
  • Gió: Đối với cây thụ phấn nhờ gió, tốc độ gió vừa phải thuận lợi cho thụ phấn; gió to hạt phấn bị bay mất.

 

Câu 4: Nêu một số yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật.

Trả lời:

Một số yếu tố bên trong cơ thể ảnh hưởng đến sự sinh sản ở sinh vật: hormone sinh sản, di truyền,…

  • Hormone: Hormone là yếu tố bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến sinh sản ở sinh vật, tham gia điều hòa sinh sản ở sinh vật.Ở thực vật, có hormone kích thích sự nở hoa. Ở động vật, có hormone điều khiển sự phát sinh giao tử đực và giao tử cái.
  • Đặc điểm di truyền (loài): Tùy thuộc mỗi loài có đặc điểm sinh sản khác nhau về độ tuổi sinh sản, mùa vụ sinh sản và trung bình số con trong một lứa đẻ.

 

Câu 5: Nêu một số biện pháp điều khiển sinh sản của sinh vật.

Trả lời:

  • Trong trồng trọt:
  • Con người thực hiện thụ phấn nhân tạo nhằm tăng hiệu quả về tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả.
  • Thời điểm chiếu sáng trong ngày khi thực hiện thụ phấn cho hoa ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu quả.
  • Trong chăn nuôi: Con người thực hiện thụ tinh nhân tạo nhằm điều khiển số con sinh ra hoặc điều khiển giới tính của vật nuôi.
  • Điều khiển số con sinh ra
  • Điều khiển giới tính

 

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ minh họa ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự sinh sản của sinh vật.

Trả lời:

Ví dụ:

  • Hoa cúc không ra hoa khi nhiệt độ lớn hơn 30oC hoặc ra hoa chậm khi nhiệt độ dưới 12o
  • Chuột nhắt trắng (Mus musculus) nuôi trong phòng thí nghiệm sinh sản mạnh ở nhiệt độ 18 oC; khi nhiệt độ tăng quá 30 oC, mức sinh sản giảm xuống, thậm chí dừng hẳn lại.

Câu 2: Lấy ví dụ minh họa ảnh hưởng của thức ăn tới sự sinh sản của sinh vật.

Trả lời:

Ví dụ: Ở cóc, mùa sinh sản vào khoảng tháng 4 hằng năm. Sau sinh sản, khối lượng hai buồng trứng ở cóc giảm. Sau tháng 4, nếu nguồn thức ăn dồi dào, khối lượng buồng trứng tăng, cóc có thể đẻ tiếp lứa thứ hai trong năm.

Câu 3: Ví dụ nào minh họa cho yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật?

Trả lời:

Ví dụ: Ở nữ giới, khi đến tuổi dậy thì, cơ thể bắt đầu sản sinh ra hormone FSH và LH kích thích trứng chín và rụng báo hiệu cơ thể bắt đầu có khả năng sinh sản.

Câu 4: Ví dụ nào minh họa cho yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật?

Trả lời:

Ví dụ:

  • Ở thực vật, độ ẩm và nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều làm giảm hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, làm tăng số hạt lép.
  • Ở động vật, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp làm giảm sinh trứng ở động vật.

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Muốn tăng nhanh đàn gia súc, thu hoạch nhiều trứng, sữa, ta cần làm gì? Muốn thu nhiều thịt, tơ tằm,… ta cần làm gì?

Trả lời:

Muốn tăng nhanh đàn gia súc, thu hoạch nhiều trứng, sữa, cần tăng số lượng con cái. Muốn thu nhiều thịt, tơ tằm,… cần tăng số lượng con đực.

 

Câu 2: Ở nước ta có những giống vật nuôi nhập khẩu nào được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy phôi?

Trả li:

Một số giống vật nuôi: Bò Holstein Friesian (HF), bò Kobe, lợn, gà, …

Câu 3: Vì sao người ta thường nuôi ong trong vườn cây ăn quả?

Trả lời:

Mô hình nuôi ong kết hợp trong các vườn cây ăn quả, giúp người nông dân tăng khả năng thụ phấn của cây ăn quả, đồng thời thu thêm sản phẩm mật ong tùy thuộc vào cây trồng.

Câu 4: Việc điều khiển giới tính ở đàn con trong chăn nuôi có ý nghĩa gì?

Trả lời:

  • Tùy vào mục đích sử dụng của con người mà người nông dân điều khiển giới tính của đàn vật nuôi cây trồng.
  • VD:
  • Nuôi gà lấy trứng người ta sẽ chọn nuôi gà mái
  • Nuôi gà lấy thịt người nông dân sẽ nuôi nhiều gà trống.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tại sao tia UV có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản ở sinh vật?

Trả lời:

Tia UV có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản ở sinh vật vì nó có khả năng gây hại cho các tế bào và mô trong cơ thể sinh vật. Mức độ tác động của tia UV phụ thuộc vào loại tia và mức độ chiếu sáng, cũng như vào loại sinh vật và giai đoạn sinh trưởng của chúng:

  • Ảnh hưởng đến di truyền: Tia UV có khả năng làm đột biến gen và gây ra khuyết tật di truyền.
  • Ảnh hưởng đến sản xuất hormone: Tia UV có thể ảnh hưởng đến hệ thống hormone của sinh vật, gây ra sự suy giảm hoặc tăng cường hormon sinh dục.
  • Ảnh hưởng đến môi trường: Tia UV có thể có tác động tiêu cực đến các loại vi sinh vật cần thiết cho quá trình sinh sản của sinh vật. Sự suy giảm vi sinh vật có thể làm giảm khả năng sinh sản của các loài sinh vật khác.

Câu 2: Tại sao độ mặn của nước có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản ở sinh vật biển?

Trả lời:

Độ mặn của nước có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản ở sinh vật biển vì môi trường nước mặn tạo ra một sự khác biệt về áp lực giữa môi trường nội bào và môi trường xung quanh, gây ra một số thay đổi sinh lý và sinh sản xảy ra ở các sinh vật biển:

  • Điều chỉnh cấu trúc tế bào: Độ mặn của nước có thể ảnh hưởng đến sự trương của tế bào, ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào sinh dục.
  • Hormone: Một số sinh vật biển sử dụng giao tiếp hóa học để điều chỉnh quá trình sinh sản. Độ mặn của nước có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết hormone của các sinh vật này, làm thay đổi khả năng sinh sản.
  • Kiểm soát năng lượng: Sinh vật biển cần năng lượng để hỗ trợ quá trình sinh sản. Một môi trường nước mặn có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và sử dụng năng lượng, làm tăng hoặc giảm khả năng sinh sản.
  • Khả năng sinh tồn của trứng: Độ mặn của nước cũng có thể ảnh hưởng đến việc sinh tồn và phát triển của trứng trong quá trình sinh sản. Khả năng trứng nở và trưởng thành có thể bị ảnh hưởng bởi mức độ mặn của nước.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay