Câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật

Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án sinh học 7 chân trời sáng tạo (bản word)

 

CHƯƠNG VIII: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

BÀI 32 - CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

I. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Cảm ứng ở sinh vật là gì?

Trả lời:

Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.

Câu 2: Nêu đặc điểm của cảm ứng ở sinh vật.

Trả lời:

Đặc điểm: Cảm ứng có thể biểu hiện khác nhau ở từng loài, từng cá thể.

  • Cảm ứng ở thực vật được thực hiện thông qua vận động của các cơ quan và thường diễn ra chậm hơn.
  • Cảm ứng ở động vật được biểu hiện đa dạng hơn và thường diễn ra nhanh hơn.

 

Câu 3: Nêu vai trò của cảm ứng.

Trả lời:

Vai trò: Cảm ứng là đặc trưng của cơ thể sống, giúp sinh vật thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển.

 

Câu 4: Nêu một số hình thức cảm ứng ở thực vật.

Trả lời:

Một số hình thức cảm ứng ở thực vật bao gồm tính hướng sáng, tính hướng nước, tính hướng tiếp xúc, tính hướng hóa,…

 

Câu 5: Con người đã vận dụng hiện tượng cảm ứng của thực vật vào thực tiễn để làm gì?

Trả lời:

Con người đã vận dụng hiện tượng cảm ứng của thực vật vào thực tiễn giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng.

 

II. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ minh họa cảm ứng ở sinh vật.

Trả lời:

Ví dụ:

  • Khi chạm tay vào lá cây xấu hổ, lá cây có hiện tượng khép lại.
  • Khi chạm tay vào cốc nước nóng thì tay rụt lại.

Câu 2: Lấy ví dụ về ứng dụng tính hướng sáng .

Trả lời:

Ví dụ: tạo hình cây bon sai, trồng xen canh các cây ưa sáng và ưa bóng để tận dụng triệt để nguồn ánh sáng,…

Câu 3: Lấy ví dụ về ứng dụng tính hướng nước.

Trả lời:

Ví dụ: trồng cây thủy sinh, cây gần bờ ao, mương nước,…

 

Câu 4: Lấy ví dụ về ứng dụng tính hướng tiếp xúc.

Trả lời:

Ví dụ: làm giàn cho các cây leo như bầu, bí, mướp,…

Câu 5: Lấy ví dụ về ứng dụng tính hướng hướng hóa.

Trả lời:

Ví dụ: một số loài cây cần bón phân sát bề mặt đất, một số khác khi bón phân cần đào hố sâu dưới đất,…

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ về cảm ứng ở sinh vật mà em từng thấy.

Trả lời:

Ví dụ:

  • Vào mùa đông, cây bàng rụng lá.
  • Cây phong đổi màu lá thành màu đỏ vào mùa thu

 

Câu 2: Vì sao cây thường rụng lá vào mùa đông?

Trả lời:

Vào mùa đông, lượng mưa giảm kéo theo hàm lượng nước trong đất cũng giảm. Lượng nước mà rễ cây hút được cũng giảm theo. Để đảm bảo đủ lượng nước trong cơ thể, cây rụng lá để giảm bớt quá trình thoát hơi nước.

Câu 3: Vì sao rễ cây ở sa mạc thường rất dài?

Trả lời:

Do ở sa mạc thì môi trường khô cạn, các bụi cây ở đó phải phát triển mạnh bộ rễ dài (10m) để có thể đâm sâu xuống đất hút nước và muối khoáng.

Câu 4: Vì sao lá cây xương rồng bị tiêu biến?

Trả lời:

Vì xương rồng thường sống ở các vùng đất khô cằn, nóng và nhiều cát như hoang mạc, sa mạc hoặc các vùng nhiệt đới. Cây xương rồng thường mọc thành bụi nhỏ và phủ sát mặt đất, lá cây tiêu biến tạo thành gai để giúp làm giảm sự thoát nước và giúp cây có thể chống chọi với điều kiện sống khắc nghiệt.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tại sao cảm ứng đóng vai trò quan trọng đối với sinh vật?

Trả lời:

Cảm ứng có vai trò quan trọng đối với sinh vật vì nhờ có cảm ứng, sinh vật có thể trả lời được các kích thích từ môi trường. Điều này đảm bảo cho sinh vật tồn tại, phát triển và thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Cảm ứng cũng giúp sinh vật giải quyết các vấn đề và hoạt động sinh học cũng như duy trì sự ổn định và hoạt động các quá trình sinh học khác. Trong một số trường hợp, cảm ứng giúp động vật phát hiện và tránh khỏi tác động của môi trường xung quanh, cũng như giúp chúng tìm kiếm thức ăn và cải thiện khả năng sinh sản. Vì vậy, cảm ứng có tác động trực tiếp đến sự sống và phát triển của sinh vật, và nó đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho sinh vật tồn tại và phát triển thuận lợi. 

Câu 2: Tại sao các loài sống khác nhau có cảm ứng khác nhau?

Trả lời:

Các loài sống khác nhau có môi trường sống và cách sinh tồn khác nhau nên chúng có các kiểu cảm ứng khác nhau, cảm ứng được phát triển theo nhu cầu của sinh vật tương tác hiệu quả với môi trường xung quanh.

 

 

=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 32: Cảm ứng ở sinh vật (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Sinh học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay