Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 17: Luyện tập từ và câu - Biện pháp nhân hóa

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 17: Luyện tập từ và câu - Biện pháp nhân hóa. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: NIỀM VUI SÁNG TẠO

BÀI 17: VẼ MÀU

LUYỆN TẬP TỪ VÀ CÂU: BIỆN PHÁP NHÂN HÓA

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Kể tên một số biện pháp nghệ thuật?

Trả lời:

Một số biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ.

Câu 2: Nêu khái niệm biện pháp nhân hóa? Lấy ví dụ?

Trả lời:

 - Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật…bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối…trở nên gần gũi với con người đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

 - Ví dụ: Trâu ơi ta bảo trâu này/ Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp? Kể tên.

Trả lời:

 - Có 3 loại nhân hóa thường gặp:

 + Dùng từ vốn gọi người để gọi vật

 + Dùng từ vốn để chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

 + Trò chuyện, xưng hô với vật như người.

Câu 2: Xác định các kiểu nhân hóa trong các câu sau:

1. Chị ong nâu, chị bay đi đâu?

2. Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

3. Chim công thì biết múa, họa mi thì biết hát, vẹt biết nói rất giỏi.

Trả lời:

Ví dụKiểu nhân hóa
1. Chị ong nâu, chị bay đi đâu?Dùng từ vốn gọi người để gọi vật

2. Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Trò chuyện, xưng hô với vật như người
3. Chim công thì biết múa, họa mi thì biết hát, vẹt biết nói rất giỏi.Dùng từ vốn để chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Câu 3: Chỉ ra biện pháp nhân hóa được sử dụng trong những câu thơ sau:

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Trả lời:

Biện pháp nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ bao gồm nhưng từ: dang tay, gật đầu.

Cây dừa được nhân hóa có những cử chỉ hành động giống như con người.

Câu 4: Nhân hóa dùng đại từ chỉ người để gọi sự vật là gì?

Trả lời:

Đây là hình thức nhân hóa phổ biến nhất, trong đó, gọi các sự vật, con vật, đồ vật bằng các đại từ chỉ người như cô, dì, chú, bác, ông, bà… Cách gọi này khiến sự vật trở nên gần gũi và thân thuộc hơn rất nhiều.

Câu 5: Cho thông tin sau:

Đây là hình thức nhân hóa đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, tạo nên nhiều tầng, lớp nghĩa, tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời văn, ý thơ, khiến các sự vật trở nên sinh động hơn rất nhiều.

Em hãy xác định kiểu nhân hóa?

Trả lời:

Đây là kiểu nhân hóa dùng từ tả hành động, tính cách của người để miêu tả sự vật.

Câu 6: Xác định biện pháp nhân hóa sử dụng tromg câu sau: “Ông mặt trời trốn sau mây”

Trả lời:

Trong câu văn này hành động “trốn” của con người được dùng để miêu tả mặt trời.

⇨                Kiểu nhân hóa dùng từ tả hành động của người để miêu tả sự vật.

Câu 7: Biện pháp nhân hóa được sử dụng trong câu “Mèo buồn rầu ủ rũ nằm dưới mái hiên nhà”?

Trả lời:

Trong câu văn này, “buồn rầu ủ rũ” vốn là từ dùng để diễn tả tâm trạng của con người lại được dùng cho mèo con, biến nó trở thành đối tượng có tình cảm, tâm tư riêng.

⇨                Kiểu nhân hóa dùng từ tả tâm trạng của con người để nói về con vật.

Câu 8: Trong câu thơ:

“Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”

Trả lời:

Trong câu thơ này, tác giả đang trò chuyện với “nhện” như một con người hay chính là hình thức độc thoại để diễn tả nỗi nhớ quê hương của mình. Hình thức nhân hóa này giúp nêu bật tâm trạng cô đơn, lẻ loi của tác giả nơi đất khách quê người.

Câu 9: Đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa?

Trả lời:

 - Sách là người bạn thân thiết của con người.

 - Hoa đào mặc chiếc áo hồng, hớn hở chào mùa xuân về.

 - Bác trâu đang miệt mài làm việc giữa cánh đồng đầy nắng.

Câu 10: Cách nhận biết biện pháp nhân hóa?

Trả lời:

 - Cách nhận biết biện pháp nhân hóa:

 + Bước 1: Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào được nhân hóa và từ ngữ nào dùng để nhân hóa.

 + Bước 2: Nêu tác dụng của từ ngữ nhân hóa đó.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Tác dụng của biện pháp nhân hóa khi sử dụng?

Trả lời:

 - Đối với việc miêu tả sự vật: Có tác dụng khiến sự vật trở nên gần gũi với con người.

 - Đối với việc biểu thị tư tưởng, tình cảm: Tác dụng tư tưởng tình cảm của sự vật và của tác giả muốn nói đến.

Câu 2: Hãy đặt câu sử dụng biện pháp nhân hóa dùng để gọi tên sự vật, hoạt động của con người?

Trả lời:

 - Anh bút chì chăm chỉ vẽ cùng em.

 - Bác mặt trời hôm nay đi vắng.

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Tìm câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hóa?

Trả lời:

Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con.”

Câu 2: Cho câu thơ:

“Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!”

Biện pháp nhân hóa được sử dụng trong câu thơ như thế nào?

Trả lời:

Trong câu thơ này, tác giả trò chuyện, xưng hô với núi như với con người, nó khiến cho hình ảnh dãy núi trở nên gần gũi, quen thuộc hơn với con người. Từ đó giúp tác giả bày tỏ tình cảm một cách kín đáo hơn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay