Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức bài 2: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 2: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ

BÀI 2: THI NHẠC

VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN

(11 câu)

I. NHẬN BIẾT (01 CÂU)

Câu 1: Khi viết đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, chúng ta cần nêu được điều gì?

Trả lời:

Khi viết đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, cần nói rõ mình thích hoặc không thích câu chuyện đó và giải thích lí do.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi

Câu chuyện Thi nhạc của nhà văn Nguyễn Phan Hách cuốn tôi vào một thế giới đầy thú vị. Những con vật quen thuộc như ve sầu, gà trống, dế mèn, chim họa mi… hóa thành những nghệ sĩ tài năng. Tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng gợi lên trong tâm trí người nghe những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị,... Nhân vật thầy giáo vàng anh cũng để lại ấn tượng khó quên. Việc làm và lời nói của thầy thể hiện tình yêu thương, sự trân trọng đối với học trò. Câu chuyện đã kết thúc, nhưng các nhân vật đáng yêu ấy vẫn hiện mãi trong tâm trí tôi.

(Tùng Anh)

Câu 1: Người viết muốn nói gì qua đoạn văn trên?

Trả lời:

Qua đoạn văn trên, người viết nêu lí do mình yêu thích câu chuyện “Thi nhạc”.

Câu 2: Câu mở đầu đoạn văn cho biết điều gì?

Trả lời:

Câu mở đầu đoạn văn cho biết người viết bị cuốn hút bởi buổi biểu diễn của các con vật: ve sầu, gà trống, dế mèn và họa mi .

Câu 3: Người viết yêu thích những gì ở câu chuyện? Từ ngữ, câu văn nào cho biết điều đó?

Trả lời:

Người viết yêu thích thế giới nhân vật đầy thú vị trong Thi nhạc:

- Những con vật quen thuộc hiện ra hết sức sinh động: tất cả đều hóa thành những nghệ sĩ tài năng.

- Tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của các nhân vật gợi ra những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị.

- Nhân vật thầy giáo hoàng anh đã rất xúc động và tự hào qua việc cảm nhận được những tài năng riêng biệt của mỗi trò.

Câu 4: Câu kết thúc đoạn nói gì?

Trả lời:

Câu kết thúc đoạn văn nói đến sức ảnh hưởng của câu chuyện và các nhân vật trong chuyện đến người viết.

Câu 5: Nhận xét về cách sắp xếp ý trong đoạn văn?

Trả lời:

Các ý trong đoạn văn được diễn đạt một cách mạch lạc, logic.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

          Hồi bé, tôi nghe mẹ kể câu chuyện Bà cháu của Trần Hoài Dương nhiều lần mà vẫn thấy thích. Ban đầu, tôi thích xứ sở thần tiên, nơi có cây đào lấp lánh trái vàng trái bạc và cô tiên có phép nhiệm màu... Rồi sau đó, tôi rưng rưng xúc động trước cuộc sống nghèo khổ nhưng đầm ấm của ba bà cháu. Với hai người cháu, vàng bạc, châu báu,… nhiều đến mấy cũng không bằng tình yêu thương của bà. Thế nên, khi bà mất, hai người cháu đã xin cô tiên hoá phép cho bà sống lại, sẵn sàng sống cảnh đạm bạc như xưa nhưng có bà ở bên. Kết thúc câu chuyện là cảnh sum họp ấm áp: “Bà hiện ra móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng”…

(Vĩnh Nga)

Câu 1: Câu mở đầu của đoạn văn cho biết điều gì?

Trả lời:

Câu mở đầu giới thiệu câu chuyện “Bà cháu” và nêu lên cảm xúc của người viết đối với câu chuyện.

Câu 2: Những lí do người viết yêu thích câu chuyện là gì?

Trả lời:

Những lí do đó là:

- Xứ sở thần tiên kì diệu và lấp lánh với cây đào và cô tiên màu nhiệm.

- Tình yêu vô bờ bến của người cháu dành cho bà dù cho hoàn cảnh cuộc sống có khốn khó và đạm bạc.

- Sự ấm áp và hành phúc của tình cảm bà cháu.

Câu 3: Đoạn văn trình bày các ý như thế nào?

Trả lời:

Đoạn văn trình bày các ý như sau:

- Mở đầu: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ.

- Triển khai: Nêu các lí do yêu thích câu chuyện.

- Kết thúc: Tiếp tục khẳng định ý kiến về câu chuyện.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Em thực sự đã rất cảm động và khâm phục trước sự cố gắng của cậu bé Sam trong truyện Mơ ước của Sam. Khi được thầy giáo hỏi về ước mơ của mình, Sam mong muốn trở thành một ông chủ trại chăn nuôi ngựa giống cha. Mặc dù đã được thầy báo trước về những khó khăn nhưng Sam vẫn quyết tâm giữ ước mơ của mình. Sam quả là một cậu bé kiên định. Sự kiên định, nỗ lực đã giúp Sam trở thành một ông chủ trang trại trong tương lai. Cậu bé Sam đã cho em bài học về tinh thần nghị lực, kiên trì với mục tiêu mà mình đặt ra.

Câu 1: Xác định đối tượng của đoạn văn?

Trả lời:

Đối tượng của đoạn văn là: Sự cố gắng, kiên định với ước mơ của cậu bé Sam trong câu chuyện Mơ ước của Sam”.

Câu 2: Người viết thể hiện cảm xúc gì về nhân vật cậu bé Sam?

Trả lời:

Người viết cảm thấy cảm động và khâm phục cậu bé Sam.

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối bài: Bài đọc - Thi nhạc. Luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ. Luyện tập tìm hiểu đoạn văn nêu ý kiến

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay