Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức bài 3: Anh em sinh đôi

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 3: Anh em sinh đôi. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ

BÀI 3: ANH EM SINH ĐÔI

ĐỌC: ANH EM SINH ĐÔI

(15 câu)

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Long và Khánh được giới thiệu như thế nào?

Trả lời:

Khánh và Long được giới thiệu là anh em sinh đôi, giống nhau như đúc. Hồi còn nhỏ thì không ai nhận ra ai là anh, ai là em.

Câu 2: Long cảm thấy như thế nào mỗi khi bị gọi nhầm tên với anh mình?

Trả lời:

Hồi đầu thì khoái khí, dần dần Long không còn thấy thú vị nữa. Mỗi khi bị gọi nhầm tên là lại muốn kêu tên mình lên.

Câu 3: Những chi tiết nào thể hiện cảm xúc và hành động của Long khi thấy mình giống anh?

Trả lời:

Những chi tiết thể hiện cảm xúc và hành động của Long:

- Mỗi khi bị gọi nhầm tên, Long lại muốn kêu lên: “Tôi là Long, tôi chẳng giống ai hết”.

- Long cố gắng làm mọi thứ khác anh, từ cách nói, dáng đi đến trang phục, kiểu tóc.

Câu 4: Long lo lắng điều gì khi cùng anh tham gia hội thao của trường?

Trả lời:

Long lo rằng khi hai anh em mặc đồng phục và đội mũ giống hệt nhau, bạn bè lại cổ vũ nhầm.

Câu 5: Nhờ nói chuyện với các bạn, Long đã nhận ra mình khác anh như thế nào?

Trả lời:

Long nhận ra mình khác anh ở chỗ:

- Anh hay cười còn cậu lúc nào cũng nghiêm túc.

- Anh thì nhanh nhảu còn cậu thì chậm rãi.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Theo em, vì sao Long không muốn giống anh của mình?

Trả lời:

Long không muốn giống anh của mình vì Long muốn khẳng định vẻ riêng của mình.

Câu 2: Theo em, vì sao Khánh không bận tâm chuyện bị gọi nhầm tên với người em sinh đôi của mình?

Trả lời:

Vì Khánh hiểu chuyện và yêu thương em trai của mình.

Câu 3: Ý nghĩa của câu chuyện Anh em sinh đôi là gì?

Trả lời:

Ý nghĩa của câu chuyệnAnh em sinh đôi”: Câu chuyện muốn nói rằng mỗi người chúng ta là những cá thể độc lập, đều có những đặc điểm riêng.

Câu 4: Long hiểu ra điều gì sau khi nói chuyện cùng các bạn?

Trả lời:

Long hiểu rằng: cậu vẫn là cậu, anh vẫn là anh. Hai anh em chỉ giống nhau bề ngoài thôi.

Câu 5: Qua những hành động và lời nói của nhân vật Long, chúng ta thấy Long là một cậu bé như thế nào?

Trả lời:

Long là một cậu bé hồn nhiên, có nét nghiêm túc.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tác giả muốn nói với chúng ta điều gì qua câu chuyện trên?

Trả lời:

Điều tác giả muốn nói với chúng ta là: Mỗi người đều có nét riêng, không ai giống ai cả, vậy nên hãy là chính mình và tự tin về điều đó.

Câu 2: Tìm danh từ trong câu sau?

Tiếng cười rộn rã làm tan biến mọi thắc mắc của Long.

Trả lời:

Danh từ trong câu trên là: Tiếng cười.

Câu 3: Câu nói “Đôi khi giống nhau cũng hay mà, chỉ cần không bị phạt nhầm là được.” của Khánh thể hiện cậu là người như thế nào?

Trả lời:

Câu nói của Khánh cho thấy cậu là người hài hước, hồn nhiên và đáng yêu.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Tìm một số câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ nói về tình cảm của anh em trong gia đình?

Trả lời:

- Tìm các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ đúng chủ đề.

Ví dụ: (1) Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

(2) Anh em như thế tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Câu 2: Chúng ta nên có thái độ, tình cảm như thế nào đối với anh chị em trong gia đình?

Trả lời:

Chúng ta cần yêu thương, tôn trọng, chia sẻ khó khăn, giúp đỡ anh chị em trong gia đình.

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối bài: Bài đọc - Anh em sinh đôi. Luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ riêng, danh từ chung. Luyện tập viết đoạn văn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay