Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức bài 3: Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến
Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 3: Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
BÀI 3: ANH EM SINH ĐÔI
VIẾT: TÌM Ý CHO ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN
(11 câu)
I. NHẬN BIẾT (01 CÂU)
Câu 1: Khi viết đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, chúng ta cần nêu được điều gì?
Trả lời:
Khi viết đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, cần nói rõ mình thích hoặc không thích câu chuyện đó và giải thích lí do.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Cho đề bài sau: Viết đoạn văn nêu lí do em yêu thích một câu chuyện về tình cảm gia đình mà em đã đọc hoặc đã nghe.
Câu 1: Đối tượng mà em sẽ nêu ý kiến cho đề bài trên là gì?
Trả lời:
Đối tượng mà em sẽ nêu ý kiến cho đề bài trên là: Câu chuyện về tình cảm gia đình em đã đọc hoặc đã nghe.
Câu 2: Với đề bài trên, câu mở đầu có nhiệm vụ là gì?
Trả lời:
Câu mở đầu thường sẽ là giới thiệu tên câu chuyện và nêu ý kiến chung về câu chuyện.
Câu 3: Phần triển khai cần làm gì?
Trả lời:
Ở phần triển khai, cần nêu một hoặc một số lí do yêu thích câu chuyện, chọn dẫn chứng cụ thể giúp người đọc hiểu rõ lí do yêu thích câu chuyện.
Câu 4: Câu kết thúc đoạn nói gì?
Trả lời:
Câu kết thúc đoạn văn là khẳng định lại ý kiến của em đối với câu chuyện.
Câu 5: Đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện cần đảm bảo yêu cầu nào?
Trả lời:
Đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện cần đảm bảo thông tin về câu chuyện phải rõ ràng, đầy đủ; lí do yêu thích câu chuyện được trình bày thuyết phục, có dẫn chứng cụ thể.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Câu chuyện Thi nhạc của nhà văn Nguyễn Phan Hách cuốn tôi vào một thế giới đầy thú vị. Những con vật quen thuộc như ve sầu, gà trống, dế mèn, chim họa mi… hóa thành những nghệ sĩ tài năng. Tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng gợi lên trong tâm trí người nghe những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị,... Nhân vật thầy giáo vàng anh cũng để lại ấn tượng khó quên. Việc làm và lời nói của thầy thể hiện tình yêu thương, sự trân trọng đối với học trò. Câu chuyện đã kết thúc, nhưng các nhân vật đáng yêu ấy vẫn hiện mãi trong tâm trí tôi.
(Tùng Anh)
Câu 1: Câu mở đầu của đoạn văn cho biết điều gì?
Trả lời:
Câu mở đầu đoạn văn cho biết người viết bị cuốn hút bởi buổi biểu diễn của các con vật: ve sầu, gà trống, dế mèn và họa mi .
Câu 2: Những lí do người viết yêu thích câu chuyện là gì?
Trả lời:
Những lí do đó là:
- Người viết bị ấn tượng bởi các con vật trong câu chuyện.
- Các con vật hóa thành những nghệ sĩ tài năng, tiếng kêu của chúng gợi lên những cảnh vật có âm thanh trong tâm trí người nghe, nhân vật thầy giáo vàng anh thể hiện tình yêu thương với học trò… những hình ảnh ấy cứ hiện mãi trong tâm trí tác giả.
Câu 3: Đoạn văn trình bày các ý như thế nào?
Trả lời:
Đoạn văn trình bày các ý như sau:
- Mở đầu: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ.
- Triển khai: Nêu các lí do yêu thích câu chuyện.
- Kết thúc: Tiếp tục khẳng định ý kiến về câu chuyện.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Em vừa được nghe bà kể chuyện, truyện có tên là “Cây bút thần”. Trong truyện, em rất thích nhân vật Mã Lương. Bởi vì nhân vật này vừa tài năng vừa tốt bụng. Cậu đã được tặng cho một cây bút thần. Mọi vật được vẽ bằng cây bút có thể biến thành thật. Mã Lương đã dùng cây bút để giúp đỡ người nghèo và trừng trị kẻ tham lam. Nhân vật này đã nhắc nhở em một bài học về tình yêu thương con người và phải biết giúp đỡ mọi người gặp khó khăn.
Câu 1: Xác định đối tượng của đoạn văn?
Trả lời:
Đối tượng của đoạn văn là: Nhân vật Mã Lương trong câu chuyện “Cây bút thần”.
Câu 2: Tại sao người viết lại yêu thích nhân vật Mã Lương trong câu chuyện Cây bút thần?
Trả lời:
Vì Mã Lương vừa tài năng vừa tốt bụng.