Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt 4 kết nối tri thức (Đề số 8)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 4 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 8. Cấu trúc đề thi số 8 học kì 2 môn Tiếng Việt 4 kết nối này bao gồm: kt đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp Tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Câu chuyện về túi khoai tây
Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.
Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo.
Chỉ sau mộ thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết chỗ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.
Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chụi ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân.
(Lại Thế Luyện)
Câu 1 (0,5 điểm). Thầy giáo đã mang gì vào lớp học?
A. Túi nhựa và đá
B. Túi nhựa và khoai tây
C. Túi vải và khoai tây
D. Túi vải và đá
Câu 2(0,5 điểm). Thầy giáo yêu cầu học sinh làm gì với những củ khoai tây?
A. Viết tên bạn bè lên đó
B. Viết tên những người mình không ưa lên đó
C. Vẽ hình lên đó
D. Ăn chúng
Câu 3 (0,5 điểm). Học sinh phải mang túi khoai tây trong thời gian bao lâu?
A. Một ngày
B. Ba ngày
C. Một tuần
D. Hai tuần
Câu 4(0,5 điểm). Điều gì đã khiến học sinh cảm thấy mệt mỏi và phiền toái?
A. Túi khoai tây quá nặng
B. Túi khoai tây quá to
C. Khoai tây bắt đầu thối rữa
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5(0,5 điểm). Điều gì đã xảy ra với những củ khoai tây?
A. Chúng bị mốc
B. Chúng bị thối rữa
C. Chúng bị hỏng
D. Tất cả các đáp án trên
...........................................
Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Dấu ngoặc kép trong các câu sau có tác dụng gì?
a. Cô giáo khen ngợi “Bạn Nam có nhiều tiến bộ trong học tập”.
b. Bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu rất cảm động.
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
...........................................
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Đi hội chùa Hương” (SGK TV4, Kết nối tri thức và cuộc sống – Trang 89) Từ đầu cho đến… Hóa ra người cùng quê.
...........................................
Bài làm
............................................................................................................................ ............................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HK2 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
STT | Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Thông hiểu | Mức 3 Vận dụng | Tổng | |||||||
TN | TL | HT khác | TN | TL | HT khác | TN | TL | TN | TL | HT khác | |||
1 | Đọc thành tiếng | 1 câu: 3 điểm | |||||||||||
2 | Đọc hiểu + Luyện từ và câu | Số câu | 2 | 0 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 1 | 6 | 2 | 0 |
Câu số | 1,2 | 0 | 0 | 3,5,6 | 7 | 0 | 4 | 8 | C1,2,3,4,5,6 | C7,8 | 0 | ||
Số điểm | 1 | 0 | 0 | 1 | 2 | 0 | 0.5 | 2 | 3 | 4 | 0 | ||
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 7 | ||||||||||||
3 | Viết | Số câu | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 |
Câu số | 0 | 9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | C9,10 | 0 | ||
Số điểm | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 0 | |||
Tổng | Số câu: 2 Số điểm: 10 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HK2 (2024 – 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 6 | 6 | |||||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được đồ màng thầy giáo mang vào lớp học. - Xác định được yêu cầu của thầy giáo với học sinh. | 2 | C1, 2 | ||
Thông hiểu | - Xác định được khoảng thời gian học sinh phải mang túi khoai tây bên người. - Nhận biết được sự việc xảy ra với của khoai tây. - Nhận biết được thông điệp của câu chuyện. | 3 | C3, 5, 6 | |||
Vận dụng | - Nhận biết được điều khiến học sinh cảm thấy mệt mỏi và phiền toái. | 1 | C4 | |||
CÂU 7 – CÂU 8 | 2 | |||||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Nêu được công dụng của dấu ngoặc kép. | 1 | C7 | ||
Kết nối | - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu. | 1 | C8 | |||
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
CÂU 9 – CÂU 10 | 2 | |||||
3. Luyện viết bài văn | Vận dụng | Chính tả nghe và viết. | 1 | C9 | ||
- Nắm được bố cục của bài văn miêu tả cây cối (Mở bài – Thân bài – Kết bài). - Giới thiệu và miêu tả được loài hoa mà em yêu thích. - Vận dụng được các kiến thức đã học để viết được bài văn miêu tả cây cối. - Bài viết diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, lí lẽ thuyết phục, có sáng tạo trong cách viết bài. | 1 | C10 |