Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt 4 kết nối tri thức (Đề số 7)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 4 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 học kì 2 môn Tiếng Việt 4 kết nối này bao gồm: kt đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp Tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Tấm lòng thầm lặng
Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:
- Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không?
- Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? – Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.
Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy.
- Chào chị! – Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm – mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm –mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.
- Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. – Mẹ Giêm – mi nghi ngờ nói.
Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm –mi phẫu thuật.
Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm –mi đã khỏe mạnh và lành lặn trở lại. Giêm –mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.
Về sau, cậu bé Giêm –mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm –mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó… Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi: “Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài.”
(Bích Thủy)
Câu 1 (0,5 điểm). Vì sao ông chủ lại hỏi cậu bé Giêm-mi về việc muốn đôi chân lành lặn?
A. Ông chủ muốn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
B. Ông chủ tò mò về tình trạng của cậu bé.
C. Ông chủ muốn thử lòng cậu bé.
D. Ông chủ muốn tìm hiểu về ước mơ của cậu bé.
Câu 2 (0,5 điểm). Bố của người kể chuyện đã làm gì sau khi ông chủ nói chuyện với Giêm-mi?
A. Đưa Giêm-mi đến bệnh viện để phẫu thuật.
B. Đến gặp gia đình Giêm-mi để xin phép đưa cậu đi phẫu thuật.
C. Hỏi thăm về hoàn cảnh gia đình của Giêm-mi.
D. Báo cáo lại với ông chủ về tình hình của Giêm-mi.
Câu 3(0,5 điểm). Thái độ của mẹ Giêm-mi khi bố của người kể chuyện đến thăm như thế nào?
A. Vui mừng và biết ơn.
B. Lo lắng và sợ hãi.
C. Nghi ngờ và cảnh giác.
D. Bình tĩnh và lịch sự.
Câu 4(0,5 điểm). Kết quả của việc phẫu thuật cho Giêm-mi như thế nào?
A. Không thành công.
B. Thành công tốt đẹp.
C. Giêm-mi vẫn bị tật ở chân.
D. Giêm-mi phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật khác.
Câu 5(0,5 điểm). Ước mơ của Giêm-mi sau khi đôi chân lành lặn là gì?
A. Trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người.
B. Trở thành một vận động viên.
C. Trở thành một người nổi tiếng.
D. Trở thành doanh nhân thành công và giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 6 (0,5 điểm). Thông điệp chính mà câu chuyện muốn gửi gắm là gì?
A. Tấm lòng nhân hậu và sự cho đi không cần nhận lại.
B. Sự quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau trong xã hội.
C. Ước mơ và nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
D. Sự thành công có được nhờ sự giúp đỡ của người khác.
Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Gạch chân chủ ngữ trong các câu sau:
a. Những chú chim hót líu lo trên cành cây.
b. Mẹ em nấu cơm rất ngon.
c. Bạn Lan học bài rất chăm chỉ.
d. Cây phượng già đứng giữa sân trường.
Câu 8 (2,0 điểm). Em hãy gạch chân trạng ngữ có trong đoạn văn sau:
Vào một buổi sáng mùa đông lạnh giá, khi mặt trời còn chưa ló dạng, cả khu rừng bỗng bừng tỉnh giấc bởi tiếng hót líu lo của những chú chim. Trên những cành cây khẳng khiu, những chú chim nhỏ bé nhảy nhót, chuyền cành và cất lên những giai điệu vui tươi. Ở dưới gốc cây, một vài chú sóc tinh nghịch đang mải mê đuổi bắt nhau. Trong không khí se lạnh, mọi vật dường như bừng sáng và tràn đầy sức sống.
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Sự tích con Rồng cháu Tiên” (SGK TV4, Kết nối tri thức và cuộc sống – Trang 40) Từ đầu cho đến… khỏe mạnh như thần.
Câu 10 (8,0 điểm).Viết bài văn kể lại câu chuyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc, đã nghe.
Bài làm
............................................................................................................................ ............................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HK2 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
STT | Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Thông hiểu | Mức 3 Vận dụng | Tổng | |||||||
TN | TL | HT khác | TN | TL | HT khác | TN | TL | TN | TL | HT khác | |||
1 | Đọc thành tiếng | 1 câu: 3 điểm | |||||||||||
2 | Đọc hiểu + Luyện từ và câu | Số câu | 2 | 0 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 1 | 6 | 2 | 0 |
Câu số | 1,2 | 0 | 0 | 3,5,6 | 7 | 0 | 4 | 8 | C1,2,3,4,5,6 | C7,8 | 0 | ||
Số điểm | 1 | 0 | 0 | 1 | 2 | 0 | 0.5 | 2 | 3 | 4 | 0 | ||
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 7 | ||||||||||||
3 | Viết | Số câu | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 |
Câu số | 0 | 9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | C9,10 | 0 | ||
Số điểm | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 0 | |||
Tổng | Số câu: 2 Số điểm: 10 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HK2 (2024 – 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 6 | 6 | |||||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Nhận biết được lí do ông chủ lại hỏi cậu Giêm – mi về việc muốn đôi chân lành lặn. - Xác định người bố đã làm gì sau khi ông chủ nói chuyện với Giêm – mi. | 2 | C1, 2 | ||
Thông hiểu | - Nhận biết được thái đọ của mẹ Giêm – mi khi bố của người kể chuyện đến thăm. - Nhận biết được ước mơ của Giêm – mi sau khi đôi chân lành lặn. - Nhận biết được thông điệp của câu chuyện. | 3 | C3, 5, 6 | |||
Vận dụng | - Xác định được kết quả của cuộc phẫu thuật cho Giêm – mi. | 1 | C4 | |||
CÂU 7 – CÂU 8 | 2 | |||||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Xác định được chủ ngữ trong câu. | 1 | C7 | ||
Kết nối | - Xác định được vị ngữ trong đoạn văn. | 1 | C8 | |||
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
CÂU 9 – CÂU 10 | 2 | |||||
3. Luyện viết bài văn | Vận dụng | Chính tả nghe và viết. | 1 | C9 | ||
- Nắm được bố cục của bài văn kể lại một câu chuyện (Mở bài – Thân bài – Kết bài). - Kể lại được câu chuyện cổ tích, truyền thuyết một cách sinh động, theo trật tự logic. - Vận dụng được các kiến thức đã học để viết được bài văn kể lại một câu chuyện mà em đã đọc, đã nghe. - Bài viết diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, lí lẽ thuyết phục, có sáng tạo trong cách viết bài. | 1 | C10 |