Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 18: Đọc - Đồng cỏ nở hoa

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 18: Đọc - Đồng cỏ nở hoa. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: NIỀM VUI SÁNG TẠO

BÀI 18: ĐỒNG CỎ NỞ HOA

ĐỌC: ĐỒNG CỎ NỞ HOA

 

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Nhân vật chính trong câu chuyện “Đồng cỏ nở hoa” là ai?

Trả lời:

Nhân vật chính trong câu chuyện “Đồng cỏ nở hoa” là Bống.

Câu 2: Bống trong câu chuyện được giới thiệu như thế nào?

Trả lời:

Bống được giới thiệu là một cô bé có tài hội họa>

 

Câu 3: Ai là người đã phát hiện ra tài năng hội họa của Bống?

Trả lời:

Bác Lan là người đã phát hiện ra tài năng hội họa của Bống.

 

Câu 4: Bác Lan nhìn nhận tài năng hội họa của Bống như thế nào?

Trả lời:

Bác Lan lúc đầu chỉ thấy lạ vì cô bé mới là học sinh tiểu học mà lại mê vẽ đến thế. Nhưng bác Lan lại thấy cô bé vẽ như người ta thở, như người ta nhìn, như người ta nghe.

 

Câu 5: Bống vẽ những gì?

Trả lời:

Bống vẽ các nàng tiên, các cô công chúa, các chàng hoàng tử.

 

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Điều chú ý trong các bức vẽ của Bống là gì?

Trả lời:

Điều chú ý trong các bức vẽ của Bống là:

 - Bống rất hay vẽ và đáng chú ý hơn là vẽ rất giống

 - Con mèo Kết ra con mèo Kết

 - Con chó Lu ra con chó Lu

 - Cây cau ra cây cau

 - Bố Lít nó ra bố Lít

 - Mẹ Phít nó ra mẹ Phít chẳng lẫn được với ai, cái mặt tròn như đồng xu với hai con mắt lá răm.

 

Câu 2: Bác Lan đã đưa những bức vẽ của Bống cho ai xem?

Trả lời:

Bác Lan đã đưa những bức vẽ của Bống cho ông họa sĩ Phan xem để hỏi ý kiến.

 

Câu 3: Ông họa sĩ Phan có cảm xúc như thế nào trước những bức vẽ của Bống?

Trả lời:

Ông họa sĩ Phan sau khi xem những bức vẽ của Bống liền tặc lưỡi trầm trồ: “Chà chà! Vẽ như đồng cỏ đến kì nở hoa! Vẽ được lắm, được lắm!”. Và còn muốn xem những nhiều bức vẽ của cô bé, ông trố mắt với từng bức.

 

Câu 4: Câu nói “Chà chà! Vẽ như đồng cỏ đến kì nở hoa! Vẽ được lắm, được lắm!” của người họa sĩ thể hiện điều gì đối với tranh của Bống?

Trả lời:

Câu nói đó thể hiện khen Bống vẽ rất sinh động rất tự nhiên.

 

Câu 5: Đoạn hội thoại giữa Bống và ông họa sĩ Phan cho thấy Bống có trí tưởng tượng như thế nào?

Trả lời:

Đoạn hội thoai giữa Bống và ông họa sĩ Phan cho thấy được Bống có trí tưởng tượng rất phong phú.

 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Bống vẽ con gà và con chuột như thế nào?

Trả lời:

 - Vẽ tí cho con gà để gà con có thể bú mẹ

 - Vẽ con chuột nhắt đứng trên đầu con mèo

 

Câu 2: Theo em, sáng tạo là gì?

Trả lời:

Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần.

 

Câu 3: Em hiểu sáng tác là gì?

Trả lời:

Sáng tác là làm ra tác phẩm văn học, nghệ thuật.

 

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Em hãy đặt câu với hai từ: sáng tạo, sáng tác?

Trả lời:

 - Giờ mĩ thuật cô giáo cho học sinh sáng tạo vẽ theo chủ đề bản thân yêu thích.

 - Nhà văn Tô Hoài sáng tác rất nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi.

 

Câu 2: Em hiểu sáng chế là gì? Đặt câu với từ sáng chế?

Trả lời:

 - Sáng chế là nghĩ và chế tạo ra cái trước đó chưa từng có

 - Ví dụ: Nhà trường phát động phong trào sáng chế dụng cụ nông nghiệp.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay