Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời Bài 4: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 3)
Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 CTST.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ
BÀI 4: NGÀY XUÂN PHỐ CÁO
VIẾT: VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO (BÀI VIẾT SỐ 3)
I. NHẬN BIẾT (03 CÂU)
Câu 1: Trong mở bài của bài văn kể chuyện bằng lời của một nhân vật sáng tạo cần có nội dung nào?
Trả lời:
- Giới thiệu câu chuyện:
- Người kể chuyện
- Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện
- Nhân vật em chọn để kể lại
Câu 2: Trong thân bài của bài văn kể chuyện bằng lời của một nhân vật sáng tạo cần có những nội dung gì?
Trả lời:
Câu 3: Phần kết bài nêu được điều gì?
Trả lời:
II. KẾT NỐI (03 CÂU)
Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tôi là Tấm, một cô gái mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Cuộc đời tôi vốn dĩ rất bình yên cho đến khi cha tôi qua đời, để lại tôi sống chung với dì ghẻ và em gái cùng cha khác mẹ – Cám. Từ ngày ấy, tôi không còn được yêu thương như trước nữa. Dì ghẻ luôn đối xử tệ bạc với tôi, còn Cám thì lúc nào cũng ghen tị và tìm cách hãm hại tôi.
Một lần, dì ghẻ sai tôi và Cám đi bắt tép, hứa rằng ai bắt được nhiều hơn sẽ được thưởng. Tôi làm việc chăm chỉ, cố gắng hết sức nên bắt được cả giỏ đầy, nhưng khi vừa quay đi, Cám đã lén đổ hết tép của tôi vào giỏ của mình. Tôi khóc nức nở, không biết phải làm sao. Đúng lúc ấy, Bụt hiện lên và chỉ tôi nuôi một con cá bống. Cá bống là người bạn duy nhất của tôi trong những ngày tăm tối ấy. Tôi thương nó như một người thân, ngày ngày cho ăn và trò chuyện với nó. Nhưng rồi, dì ghẻ phát hiện ra, bắt tôi đi lấy nước để bà giết cá bống. Khi về nhà, tôi chỉ còn thấy những chiếc vảy cá vương vãi, lòng đau như cắt.
Cứ như thế, hết lần này đến lần khác, dì ghẻ và Cám luôn tìm cách hãm hại tôi. Ngay cả khi tôi được đi dự hội nhờ sự giúp đỡ của Bụt, họ vẫn không để tôi yên. Thậm chí, sau khi tôi trở thành hoàng hậu, dì ghẻ và Cám đã lừa tôi trèo lên cây cau rồi chặt cây, khiến tôi rơi xuống và chết. Nhưng tôi không bỏ cuộc. Linh hồn tôi hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và cuối cùng là quả thị.
Trong hình hài quả thị, tôi gặp được bà lão tốt bụng. Nhờ bà, tôi có nơi nương tựa và cơ hội tìm lại hạnh phúc. Một ngày nọ, nhà vua tình cờ ghé qua và nhận ra tôi. Chúng tôi đoàn tụ trong niềm hạnh phúc, và từ đó tôi được sống yên bình bên người chồng yêu thương mình thật lòng.
Câu chuyện của tôi không chỉ là về nỗi đau và bất công mà còn là về lòng kiên trì, sự nhân hậu và niềm tin vào công lý. Tôi tin rằng, ở hiền thì sẽ gặp lành, và cái thiện luôn chiến thắng cái ác.
(Theo Đức Trung)
Câu 1: Bạn Đức Trung đã xưng hô như thế nào khi kể chuyện?
Trả lời:
Bạn Đức Trung đã xưng hô ở ngôi thứ nhất, sử dụng đại từ "tôi" để kể chuyện, đặt mình vào vai nhân vật Tấm.
Câu 2: Khi đặt mình vào vai nhân vật, bạn có những lời nói, ý nghĩ, hành động hoặc thể hiện tình cảm, cảm gì gì?
Trả lời:
Câu 3: Những lời nói, ý nghĩ, hành động đó có phù hợp với nhân vật bạn mượn lời để kể hay không? Vì sao?
Trả lời:
III. VẬN DỤNG (01 CÂU)
Câu 1: Hãy viết bài văn kể lại câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” bằng lời của nhân trong câu chuyện đó.
Trả lời:
Mình mồ côi cha từ sớm, nên mình ở với mẹ. Vì biết mình thiệt thòi hơn so với các bạn nên mẹ rất yêu chiều mình. Chính vì thế mình rất nghịch và ham chơi.Một lần, bị mẹ mắng, mình vùng vằng bỏ đi. Mình la cà khắp nơi, mẹ tìm mình khắp nơi nhưng không thấy nên mẹ rất buồn. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng mình về. Một thời gian trôi qua mà mìnhvẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ mình gục xuống. Mình không nhớ mình đã bỏ đi bao lâu, một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, mình mới nhớ đến mẹ.
-“Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi”.
Mình liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Mình khản tiếng gọi mẹ:
– Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.
Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay mình. Mình cắn một miếng thật to nhưng nó thật chát và cứng. Mình tiếp tục thử lại bằng cách khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.Mình liền ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.Cây rung rinh cành lá, thì thào :
“Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ”.
Mình oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Mình nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Mình ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Nước mắt mình rơi xuống gốc cây, Cây xòa cành ôm mình, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về.Mình kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình…
Trái cây thơm ngon ở vườn nhà mình, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa. Từ đó mình biết lỗi và tu chí làm ăn, tu sửa phần mộ cho mẹ thật tốt.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo (Bài viết số 3)