Giáo án Tin học 8 cánh diều Chủ đề E3 Bài 2: Vùng chọn và ứng dụng

Giáo án Chủ đề E3 Bài 2: Vùng chọn và ứng dụng sách Tin học 8 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tin học 8 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Tin học 8 cánh diều Chủ đề E3 Bài 2: Vùng chọn và ứng dụng

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tin học 8 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: VÙNG CHỌN VÀ ỨNG DỤNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được vùng chọn là gì và giải thích được tại sao cần tạo ra vùng chọn trong việc chỉnh sửa ảnh.
  • Sao chép được ảnh từ vùng chọn vào một ảnh khác.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

Năng lực riêng:

  • Sử dụng đúng cách các thiết bị, các phần mềm thông dụng và mạng máy tính phục vụ cuộc sống và học tập; có ý thức và biết cách khai thác môi trường số, biết tổ chức và lưu trữ dữ liệu; bước đầu tạo ra được sản phẩm số phục vụ cuộc sống nhờ khai thác phần mềm ứng dụng.
  • Biết lựa chọn và sử dụng các công cụ, các dịch vụ ICT thông dụng để chia sẻ, trao đổi thông tin và hợp tác một cách an toàn; giao lưu được trong xã hội số một cách văn hóa; có khả năng làm việc nhóm, hợp tác trong việc tạo ra, trình bày và giới thiệu sản phẩm số; nhận biết được sơ lược một số ngành nghề chính thuộc lĩnh vực tin học.
  1. Phẩm chất
  • Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo.
  • Củng cố tinh thần yêu nước và trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Tin học 8.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Tin học 8.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Dẫn dắt, gợi mở kiến thức cho HS trước khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi:
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Hãy kể về tình huống mà em muốn thực hiện một trong hai điều sau đây:

+ Chỉ thay đổi trong một phần của bức ảnh đang có.

+ Ghép một hình ảnh lấy từ bức ảnh này vào một vị trí nào đó trong bức ảnh khác.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS giơ tay phát biểu ý kiến.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi lại các ý kiến của HS.

Gợi ý đáp án:

- Gợi ý một số trường hợp sau:

+ Trong một bức ảnh chân dung, em muốn tác động kĩ hơn vào phần khuôn mặt của nhân vật và làm mờ nhạt các hình ảnh khác để gây ấn tượng hơn với người xem.

+ Đôi khi việc cắt ghép các hình ảnh vào một bức hình có thể giúp bức hình truyền tải thông điệp rõ ràng hơn (poster, tờ rơi, tờ quảng cáo hay truyền thông…).

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tác động vào một phần bức ảnh mà không làm ảnh hưởng tới những vùng khác. Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Vùng chọn và ứng dụng.

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái niệm vùng chọn

  1. Mục tiêu: HS nêu được vùng chọn là gì và giải thích được tại sao cần tạo ra vùng chọn trong việc chỉnh sửa ảnh.
  2. Nội dung: HS thảo luận cặp đôi, đọc SGK, thực hành trên máy tính, quan sát Hình 1 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tạo được vùng chọn.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Từ hoạt động Khởi động vừa nêu, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cho biết thế nào là vùng chọn? Tại sao cần tạo ra vùng chọn trong việc chỉnh sửa ảnh?

- GV nêu ví dụ về kiến thức đã học về sao chép một đoạn văn bản và dán vào một vị trí khác trong văn bản đó hoặc văn bản khác → Giải thích sao chép và vùng nhớ đệm: Thực chất sao chép một đoạn văn bản (ảnh) vào vùng nhớ đệm, sau đó từ vùng nhớ đệm dán vào một vị trí chỉ định.

- GV sử dụng phương pháp trực quan, làm mẫu cho HS quan sát trước khi tiến hành thao tác.

Ví dụ: Tạo vùng chọn chỉ chứa chú chó (Hình 1a) để sau đó có thể ghép ảnh đó vào (Hình 1b).

- GV lưu ý HS: Trong quá trình tạo đường bao, nếu nháy chuột sai vị trí thì ta có thể dùng tổ hợp phím Ctrl + Z để quay lại các vị trí trước đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, trả lời câu hỏi, quan sát hướng dẫn và thực hành.

- GV quan sát, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo kết quả thực hành.

- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thực hành tạo vùng chọn của HS.

- GV tổng kết kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

1. Khái niệm vùng chọn

- Vùng chọn là vùng hình ảnh được bao quanh bởi nét đứt chạy liên tục, là kết quả tạo ra bởi công cụ tạo vùng chọn.

→ Khi thực hiện các điều chỉnh ảnh đơn giản, chỉ có phần hình ảnh bên trong vùng chọn bị thay đổi.

- Cách chọn tạo vùng như sau:

+ Trong hộp công cụ chọn Paths rồi đưa chuột vào vùng bức ảnh.

+ Nháy chuột trái tại một điểm bất kì ở điểm muốn bắt đầu vùng chọn để tạo thành điểm neo đầu tiên → tiếp tục nháy chuột trái sao cho các điểm neo nối nhau tạo thành một đường bao quanh nhân vật →  giữ phím Ctrl và nháy chuột vào điểm neo đầu tiên để kết thúc đường bao quanh vùng chọn.

- Chọn Selection from Path → kết quả là tạo được vùng chọn.

- Chọn Edit\Copy để sao chép vùng chọn vào vùng nhớ đệm (nếu dự kiến ghép ảnh vùng chọn vào vùng ảnh khác).

 

 

Hoạt động 2: Thực hành một số điều chỉnh cho ảnh trong vùng chọn

  1. Mục tiêu: Củng cố cho HS ý nghĩa của việc tạo ra vùng chọn, đồng thời giúp HS khám phá một số cách điều chỉnh phần ảnh trong vùng chọn, đặc biệt là khái niệm đảo ngược vùng chọn.
  2. Nội dung: HS thảo luận nhóm đôi, đọc SGK, thực hành thao tác theo hướng dẫn và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS thực hành được một số điều chỉnh cho ảnh trong vùng chọn.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát Hình 3, thực hiện các thao tác theo yêu cầu và trả lời câu hỏi Hoạt động tr.65 - 66:

Với một bức ảnh em có trong máy tính, hãy thực hiện một số thao tác, chú ý quan sát và sau đó trả lời các câu hỏi.

Thao tác:

- Tạo một vùng chọn.

- Chọn Colors\Hue-Saturation và tùy chỉnh các thông số (Hue = 10, Lightness = - 10 và Saturation = 20), sau đó chọn OK.

- Nhấn tổ hợp phím Ctrl + I để đảo ngược vùng chọn

- Chọn Colors\Color Temperature và chọn nhiệt độ mong muốn (Intended temperature = 1700), sau đó chọn OK.

- Chọn Select\None.

- Chọn Colors\Desaturate\Color to Gray với các thông số như ở Hình 4, sau đó chọn OK.

Các câu hỏi:

1) Các công cụ điều chỉnh ảnh em vừa sử dụng có tác dụng với hình nền không?

2) Lệnh thay đổi nhiệt độ của ảnh tác động lên phần nào của bức ảnh? Tại sao?

3) Lệnh đổi màu thành đen trắng tác động lên phần nào? Tại sao?

4) Muốn đảo ngược vùng chọn em dùng lệnh gì?

5) Muốn loại bỏ vùng chọn em dùng lệnh gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, quan sát hình và hướng dẫn của GV, thực hành khám phá.

- GV quan sát, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo kết quả thực hành.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận thực hành của HS.

- GV tổng kết kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

2. Thực hành một số điều chỉnh cho ảnh trong vùng chọn

Sau khi tạo được vùng chọn, có thể sử dụng một số điều chỉnh về màu sắc trong bảng chọn Colors.

- Hue-Saturation: thay đổi màu sắc của điểm ảnh trong vùng chọn.

+ Select Primary Color to Adjust: lựa chọn những điểm ảnh màu cơ bản với 1 trong 6 màu để điều chỉnh (nếu không chọn là chỉnh toàn bộ điểm ảnh trong vùng chọn).

+ Hue: chỉnh màu sắc của những điểm ảnh được chọn sang màu sắc khác.

+ Saturation: độ bão hòa của màu.

+ Lightness: độ sáng tối của điểm ảnh.

- Desaturate: khử bão hòa của màu sắc trở thành không được tạo bởi những màu cơ bản (RGB - đỏ/lục/cam) → đen và trắng.

+ Color to gray: cách nhanh để biến bức ảnh màu → ảnh đen trắng.

- Hướng dẫn trả lời câu hỏi

1. Các công cụ điều chỉnh ảnh em vừa sử dụng không có tác dụng với hình nền.

2. Lệnh thay đổi nhiệt độ tác động lên vùng hình ảnh chứa chú chó vì đó là vùng đang được chọn.

3. Lệnh thay đổi ảnh thành màu đen trắng tác động lên vùng hình ảnh chứa chú chó vì đó là vùng đang được chọn.

4. Muốn đảo ngược vùng chọn, em dùng lệnh Select\Invert hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + I.

5. Muốn loại bỏ vùng chọn, em dùng lệnh Select\None hoặc nhấn tổ hợp phím Shift + Ctrl + A.

 

Hoạt động 3: Sử dụng công cụ tạo vùng chọn để cắt và ghép ảnh

  1. Mục tiêu: HS sao chép được ảnh từ vùng chọn vào một ảnh khác.
  2. Nội dung: HS thảo luận nhóm đôi, đọc SGK, quan sát hướng dẫn, thực hành trên máy tính.
  3. Sản phẩm học tập: HS cắt và ghép được ảnh.
  4. Tổ chức hoạt động:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án tin học 8 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ C. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ E. ỨNG DỤNG TIN HỌC

E1. XỬ LÍ VÀ TRỰC QUAN HÓA DỮ LIỆU BẰNG BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ

E2. SOẠN THẢO VĂN BẢN VÀ PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU NÂNG CAO

E3. LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH

GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN POWERPOINT  TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ C. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

GIÁO ÁN POWERPOINT TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

GIÁO ÁN POWERPOINT TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ E. ỨNG DỤNG TIN HỌC

E1. XỬ LÍ VÀ TRỰC QUAN HÓA DỮ LIỆU BẰNG BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ

E2. SOẠN THẢO VĂN BẢN VÀ PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU NÂNG CAO

E3. LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH

GIÁO ÁN POWERPOINT TIN HỌC 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

 

Chat hỗ trợ
Chat ngay