[Chân trời sáng tạo] Giáo án hóa học 6 bài 11: Một số vật liệu thông dụng
Giáo án hóa học 6 (Khoa học tự nhiên) - sách chân trời sáng tạo. Giáo án bài 11: Một số vật liệu thông dụng. Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô
Xem: => Giáo án hóa học 6 sách chân trời sáng tạo
Xem toàn bộ: Giáo án hóa học 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:.../..../.....
Ngày dạy: :.../..../.....
CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM THÔNG DỤNG, TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG
BÀI 11: MỘT SỐ VẬT LIỆU THÔNG DỤNG
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
- Sau khi học xong bài này, HS:
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng
- Đề xuất được phương án tìm hiếu về một số tính đhất của một số vật liệu thông dụng.
- Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu.
- Nêu được cách sử dụng của một số vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của của một số vật liệu trong cuộc sống
- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận hiệu quả với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các phương án tìm hiểu tính chất và ứng dụng của vật liệu.
- Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng
- Tìm hiểu tự nhiên: Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số vật liệu thông dụng; Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Sử dụng một số vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
- Phẩm chất
- Cẩn thận, khách quan và trung thực trong thực hành
- Tuyên truyền viên tích cực cho việc sử dụng vật liệu tiết kiệm, thân thiện môi trường.
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên: Một số hình ảnh về một số vật dụng quen thuộc, máy chiếu, slide,....
2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
- Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Tổ chức thực hiện:
Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:
Chúng ta thường sử dụng các vật liệu thông dụng để tạo ra các sản phẩm phục vụ cuộc sống. Ví dụ:
| Giỏ tre đựng hoa quả | |||
Tơ tằm |
|
Vậy vật liệu có những tính chất và ứng dụng nào quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Bài học này hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một số tính chất vật lí và ứng dụng vật liệu thông dụng
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- CÁC LOẠI VẬT LIỆU THÔNG DỤNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vật liệu
- Mục tiêu: HS sẽ liệt kê được các vật liệu và đồ vật được làm từ vật liệu đó
- Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 2 ~ 3 nhóm, yêu cầu H5 quan sát hình 11.1, 11.2 trong SGK (hoặc dùng máy chiếu phóng to hình), hướng dẫn từng nhóm HS quan sát và thảo luận các nội dung sau: 1. Kể tên một số loại vật liệu trong cuộc sống mà em biết. 2. Liệt kê các loại đồ vật hoặc công trình xây dựng được làm từ những loại vật liệu trong hình 11.1. 3. Quan sát màu dây điện, phin pha cà phê, đồ chơi lego, dây phanh xe đạp, lốp (vỏ) xe đạp, tủ quần áo ở hình 11.2, em hãy cho biết các sản phẩm đó được làm từ vật liệu gì? Tích dấu hoàn thành theo mẫu bảng 11.1. HS lưu ý phân biệt giữa sản phẩm làm ra từ vật liệu và khái niệm vật liệu. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS quan sát hình 11.1 và 11.2 trong sghk sau đó thảo luận nhóm cùng các bạn, thống nhất ghi lại câu trả lời của cả nhóm vào Phiếu thu hoạch 1 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện 1 số nhóm trả lời, các nhóm còn lại nghe bổ sung - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Gv nghe, đánh giá và nhận xét | 1. Các loại vật liệu thông dụng a. Tìm hiểu một số vật liệu Một số loại vật liệu trong cuộc sống như: sắt thép, xi măng, đất sét, thuỷ tinh, gỗ, ... Các loại đồ vật hoặc công trình xây dựng được làm từ những loại vật liệu ( hình 11.1): + Sắt thép (thép xây dựng, vòi inox, xe đạp, dao, kéo, cày, cuốc,...) + Xi măng (nhà cửa, cầu cổng, tượng đài, đường bé tông, ...) + Đất sét (bình gốm, lọ hoa, gạch nung, ...) + Thuỷ tinh (cốc chén, lọ hoa, cửa kính, bể cá, ...). | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bảng 11.1. Sản phẩm làm từ các vật liệu
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hóa học 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm