[Chân trời sáng tạo] Giáo án hóa học 6 bài 15: Chất tinh khiết- Hỗn hợp

Giáo án hóa học 6 (Khoa học tự nhiên) - sách chân trời sáng tạo. Giáo án bài 15: Chất tinh khiết- Hỗn hợp. Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô

Xem toàn bộ: Giáo án hóa học 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT- HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT (6 TIẾT)

BÀI 15: CHẤT TINH KHIẾT- HỖN HỢP

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

- Sau khi học xong bài này, HS:

  • Nêu được khái niệm chất tinh khiết, hỗn hợp.
  • Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất.
  • Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch; các chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước.
  • Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rần hoà tan trong nước.
  • Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi, dung địch là gì; phân biệt được dung môi và dung dịch.
  • Quan sát được một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhữ tương.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tự học theo hướng dẫn của GV các nội dung về chất tỉnh khiết, hỗn hợp, dung dịch, huyền phù và nhũ tương
  • Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận hiệu quả với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các phương án tìm hiểu chất tỉnh khiết, hỗn hợp, dung dịch, huyền phù và nhũ tương.

- Năng lực khoa học tự nhiên

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm chất tinh khiết, hỗn hợp
  • Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất; Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch, các chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước; Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rần hoà tan trong nước
  • Tìm hiểu tự nhiên: Thực hiện được thí nghiệm đề biết dung môi, dung dịch là gì; Phân biệt được dung môi và dung dịch
  • Vận dụng kiến thức, kỉ năng đã học: Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phủ hợp với khả năng của bản thân
  • Cẩn thận, khách quan và trung thực trong thực hành, hoàn thành các bảng số liệu
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên: tranh ảnh, máy chiếu, slide bài giảng, SGV. Đường viên, cốc nước.....

2 . Đối với học sinh : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
  3. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:

Ở bài 14, em đã được học các loại lương thực- thực phẩm. Chúng ở dạng tinh khiết hay hỗn hợp? Trong cuộc sống có những sản phẩm ở dạng chất tinh khiết những cũng có nhiều sản phẩm ở dạng hỗ hợp, Vậy thế nào là chất tinh khiết, hỗn hợp? Bài học 15: Chất tinh khiết- hỗn hợp ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu và giải thích được những vấn đề đó

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. CHẤT TINH KHIẾT

Hoạt động 1: Quan sát một số chất trong cuộc sống

  1. Mục tiêu: HS quan sát và nhận xét về một số chất có ứng dụng trong cuộc sống.
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu các nhóm HS quan sát hình 15.1 và thảo luận các nội dung 1 và 2 trong SGK:

Câu 1. Em có nhận xét gì về số lượng các chất có trong nước cất, bình khí oxygen y tế, sản phẩm đường tinh luyện và muối tỉnh. Các chất đó ở thể nào?

Câu 2: Đường có vị ngọt, muối ăn có vị mặn, nước sôi ở 100 9C và khí oxygen hoá lỏng ở -183 °C. Theo em, nếu lẫn tạp chất khác thì những tính chất trên có thay đổi không?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.

1. Chất tinh khiết

a. Quan sát một số chất trong cuộc sống

- Chất tinh khiết ( chất nguyên chất) được tạo ra từ một chất duy nhất.

- Các chất có trong nước cất, bình khí oxygen y tế, sản phẩm đường tinh luyện và muối tỉnh đều nguyên chất, không lẫn tạp chất. Nước cất ở thể lỏng, oxygen ở thể khí, đường tinh luyện và muối ăn ở thể rắn.

- Nếu lẫn tạp chất thì vị, nhiệt độ sôi và nhiệt độ ngưng tụ của các chất ( đường, nước sôi, khí oxygen hóa lỏng ở -183 °C)  sẽ thay đổi.

  1. HỖN HỢP

Hoạt động 2: Quan sát một số sản phẩm chứa hỗn hợp các chất

  1. a) Mục tiêu: HS quan sát một số hỗn hợp được minh họa ở hình 15.2 và 15.3 trong SGK, sau đó tổ chức cho HS thảo luận
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, tổ chức cho HS hoạt động nhóm thảo luận những nội dung 3,4,5 trong SGK:

3. Bột canh có phải là chất tỉnh khiết không? Em hãy liệt kê các thành phần tạo nên bột canh được dùng làm gia vị trong bữa ăn của gia đình em.

4. Nếu có đủ nguyên liệu, em làm thế nào để có bột canh? Nếu bớt một trong các thành phần của bột canh thì vị có thay đổi không? Giải thích.

5. Quan sát hình 15.3, em hãy cho biết nước khoáng thiên nhiên có phải là nước nguyên chất không. Giải thích.

GV đặt thêm câu hỏi: Em đã bao giờ xem thợ xây trộn vừa xây dựng chưa? Em hãy tìm hiểu xem cần những vật liệu gì để tạo nên vữa xây dựng.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát tranh

 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + Gọi một số HS trả lời câu hỏi, HS còn lại nghe và nhận xét.

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động

2. Hỗn hợp

a. Quan sát một số sản phẩm chứa hỗn hợp các chất

Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.

? CH:

?3: Bột canh không phải là chất tinh khiết. Bột canh có thành phấn gốm nhiều chất như: muổi ăn, đường, mì chính (bột ngọt), hạt tiêu, ...

? 4: Khi trộn lẫn các nguyên liệu với nhau theo tỉ lệ thích hợp, ta được bột canh. Nếu bớt một trong các thành phần thì vị của bột canh sẽ thay đổi do mỗi thành phần có tính chất riêng, tạo nên vị đặc trưng.

?5: Nước khoáng thiên nhiên không phải là nước nguyên chất. Vì ngoài nước, trong thành phần của nước khoáng còn chứa một số chất khoáng khác.

? CH bổ úng: Những vật liệu cần thiết để tạo nên vữa xây dựng gồm: xỉ măng, cát, nước.

III. HỖN HỢP ĐỒNG NHẤT HỖN HỢP KHÔNG ĐỒNG NHẤT

Hoạt động 3: Phân biệt hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất

  1. Mục tiêu: HS thực hiện thí nghiệm 1 để rút ra khái niệm về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất
  2. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS quan sát những hiện tượng ở thí nghiệm 1 và thảo luận các nội dung trong SGK

* Thí nghiệm 1:

6. Từ thí nghiệm 1, hãy cho biết các chất lỏng có hoà tan trong nhau không?

7. Quan sát hình 15.4, em hãy nhận xét sự phân bố thành phần các chất trong hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất.

GV đưa ra câu hỏi củng cố:

Em hãy lấy ví dụ về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất

Sau đó HS cũng đọc phần Đố em, thảo luận cùng nhau và trả lời câu đố

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 6,7, câu hỏi củng cố và câu đố

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Từ việc thảo luận những nội dung liên quan đến các thí nghiệm trên, GV hướng dẫn để HS rút ra khái niệm về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất như trong SGK:

+ Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp có thành phần giống nhau tại mọi ví trí trong toàn bộ hỗn hợp

+ Hỗn hợp không đồng nhất là hỗn hợp có thành phần không giống nhau trong toàn bộ hỗn hợp

3. Hỗn hợp đồng nhất hỗn hợp không đồng nhất

a. Phân biệt hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.

* Thí nghiệm 1:

+ Ống nghiệm thứ nhất: Rượu tan được trong nước

+ Ống nghiệm thứ hai: Dầu ăn không tan trong nước, nổi lên trên do nhẹ hơn nước.

* Hình 15.4:

+ Hỗn hợp đồng nhất: các chất phân bố đồng đều trong hồn hợp

+ Hỗn hợp không đồng nhất: các chất phân bố không đống đều trong hồn hợp.

? Củng cố:

+ Hỗn hợp đồng nhất: nước đường, nước muối, ...

+ Hỗn hợp không đồng nhất: sữa đặc và nước, bột mì và nước, ...

* Giải đáp đố em: Vì dầu hoả không tan trong nước, nhẹ hơn nước và nổi lên trên nên khi cho thêm nước vào, phần dầu hoả sẽ được dâng lên phía trên đến khi chạm bắc đèn, làm cho đèn tiếp tục cháy sáng.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án hóa học 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 6 chân trời sáng tạo

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 (HOÁ HỌC) CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG; TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT - HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 (HOÁ HỌC) CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT

Giáo án điện tử KHTN 6 chân trời sáng tạo bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG; TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT - HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay