[Chân trời sáng tạo] Giáo án hóa học 6 bài 13: Một số nhiên liệu
Giáo án hóa học 6 (Khoa học tự nhiên) - sách chân trời sáng tạo. Giáo án bài 13: Một số nhiên liệu. Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô
Xem: => Giáo án hóa học 6 sách chân trời sáng tạo
Xem toàn bộ: Giáo án hóa học 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:.../..../.....
Ngày dạy: :.../..../.....
BÀI 13: MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
- Sau khi học xong bài này, HS:
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thường dùng trong sản xuất và trong công nghiệp (quặng, đá vôi, ...).
- Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số nguyên liệu.
- Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nguyên liệu.
- Nêu được cách sử dụng của một số nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông qua SGK và các nguồn học liệu khác
- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về nguyên liệu, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo
- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả và hoàn thành các phương án tìm hiểu tính chất và ứng dụng của nguyên liệu.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thường dùng trong sản xuất và trong công nghiệp (quặng, đá vôi, ...)
- Tìm hiểu tự nhiên: Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số nguyên liệu; Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nguyên liệu
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách sử dụng một số nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
- Phẩm chất
- Chăm chị tích cực tham gia hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân
- Cần thận, khách quan và trung thực trong thực hành
- Có ý thức sử dụng nguyên liệu tiết kiệm, an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên: tranh ảnh, sơ đồ, máy chiếu, slide,...
2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
- Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Tổ chức thực hiện:
Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:
Các công trình xây dựng, đồ dùng trong nhà đều được làm từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như đá, cát, gỗ, kim loại,…. Ví dụ như:
Vậy nguyên liệu có tính chất gì? Chúng được khai thác sử dụng như thế nào? Bài 15: Một số nguyên liệu mà ngày hôm nay chúng ta tìm hiểu các em sẽ tìm hiểu thêm về tính chất, ứng dụng của một số nguyên liệu.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU THÔNG DỤNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên liệu xung quanh ta
- Mục tiêu: HS tìm hiểu một số nguyên liệu thường gặp qua đó rút ra khái niệm nguyên liệu
- Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS quan sát hình 13.1 trong SGK, sau đó gợi ý để HS thảo luận các nội dung 1 và 2 trong SGK: 1. Em hãy quan sát và cho biết các nguyên liệu trong hình 13.1 tương ứng với các nguyên liệu nào sau đây: cát, quặng bauxite, đá vôi, tre. 2. Có thể tạo nên vật liệu và sản phẩm nào từ các nguyên liệu trong hình 13.1? - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ và chuẩn bị câu trả lời - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK. | 1. Một số nguyên liệu thông dụng a.Tìm hiểu nguyên liệu xung quanh ta ? 1: a) đá vôi b) quặng bauxite c) cát d) tre. ?2. + Tạo nên vật liệu và sản phẩm nào từ các nguyên liệu: + Đá vôi được nung thành vôi để xây nhà thì vôi là vật liệu và nhà là sản phẩm. + Đá vôi và cát dùng để sản xuất xi măng làm đường bẻ tông thì xi măng là vật liệu và đường bé tông là sản phẩm. + Quặng bauxite là nguyên liệu dùng để sản xuất vật liệu nhôm. + Tre là nguyên liệu cho ngành sản xuất đan lát: rổ, rá, chiều, mành, rèm, .... |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hóa học 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm