Đáp án Công dân 8 chân trời sáng tạo bài 4: Bảo vệ lẽ phải

File đáp án Công dân 8 chân trời sáng tạo bài 4: Bảo vệ lẽ phải. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 4: BẢO VỆ LẼ PHẢI

MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn hướng đến những điều tốt đẹp. Để hướng đến điều đó, mỗi người cần chung tay bảo vệ lẽ phải....

Em hãy quan sát hình ảnh và nhận xét về hành động của hai bạn học sinh.

Trả lời:

Hành động của hai bạn là đúng khi đã tố cáo hành vi xả rác bừa bãi ra đường công cộng điều này gây ô nhiễm môi trường. 

KHÁM PHÁ

Câu 1: Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi.

  • Em có nhận xét gì về việc của Thái phó Tô Hiến Thành trong câu chuyện trên?
  • Theo em, vì sao cần phải bảo vệ lẽ phải?

Trả lời:

Việc làm của Thái phó Tô Hiến Thành đã bảo vệ lẽ phải không vì việc đút lót mà bỏ vua, hết lòng vì vua vì nước.

Bảo vệ lẽ phải là tôn trọng, giữ gìn, tuân thủ những điều đúng đắn, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nội quy, quy định của các cơ quan, tổ chức và dũng cảm đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu, cái ác.

 

Câu 2: Em hãy quan sát các hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu.

  • Em hãy chỉ ra lời nói, việc làm để bảo vệ lẽ phải của nhân vật trong các hình ảnh trên.
  • Em hãy kể thêm những việc làm để bảo vệ lẽ phải mà em biết.

Trả lời:

Những lời nói, việc làm để bảo vệ lẽ phải: 

  • Các bạn không được bắt nạt cậu ấy.
  • Bạn xem bài người khác là phạm quy đó.
  • Không được đâu, vượt đèn đỏ là vi phạm pháp luật đấy.

Em hãy kể một vài việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà em được nghe từ bố mẹ, hay đọc được từ trọng sách báo.

Ví dụ: Tôn trọng lẽ phải: 

  • Biết nghe những ý kiến của người ta nói sau đó phân tích mặt đúng sai 
  • Chấp hành đúng quy định nơi mình học tập và làm việc
  • Góp ý để bạn biết cái sai của bạn, giúp bạn sửa đổi khuyết điểm của mình để ngày càng hoàn thiện.

 

Câu 3: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1:

Em có suy nghĩ gì về hành động của bạn Dũng? Chúng ta có nên học tập bạn Dũng không? Vì sao?

Theo em, làm thế nào để khích lệ, động viên bạn bè bảo vệ lẽ phải?

Trường hợp 2: 

Theo em, hành vi của bạn P có phù hợp không? Vì sao?

Khi gặp những thái độ, việc làm sai trái của người khác, em thường làm gì?

Trả lời:

Trường hợp 1: 

  • Hành động của bạn Dũng đã làm đúng nhiệm vụ của mình khi thấy các nạn có hành vi làm sai. Chúng ta nên học tập từ bạn hành động bạn Dũng vì đó là việc làm đúng đã bảo vệ lẽ phải không vì sợ hãi mà không làm.
  • Chúng ta cần tuyên dương, ủng hộ các bạn khi làm việc bảo vệ lẽ phải. Lên án, phê phán những hành vi sai trái, không phù hợp với lẽ phải.

Trường hợp 2: 

  • Hành vi của bạn P không phù hợp. Vì khi thấy tiền thừa đã không trả lại mà có ý lấy luôn.
  • Khi gặp những thái độ, việc làm sai trái của người khác em sẽ tố cáo hành động đó với người lớn.

 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em hãy bày tỏ quan điểm đối với những ý kiến sau:

  1. Bảo vệ lẽ phải là lối sống văn minh, tiến bộ và phù hợp với đạo  lí làm người.
  2. Bảo vệ lẽ phải là nahwcs nhở, phản đối khi thấy người khác làm sai.
  3. Người biết bảo vệ lẽ phải thường dễ bị thiệt thời.
  4. Lời nói, hành động bảo vệ lẽ phải cần phù hợp với lứa tuổi.

Trả lời:

Những ý kiến a, b bảo vệ lẽ phải là biết tôn trọng giữ gìn tuân thủ theo những điều đúng đắn, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật và có cư xử đúng đắn.

Ý kiến c, d chưa biết tôn trọng giữ gìn và tuân thủ những điều đúng đăn mà lại nghĩ hơn thiệt.

 

Câu 2: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống 1: 

Em có đồng tình với cách ứng xử của bạn V không? Vì sao?

Nếu là bạn K, em sẽ nói gì với bạn V?

Tình huống 2:

Em có đồng tình với cách ứng xử của bạn T không? Vì sao?

Nếu là bạn T, em sẽ làm gì?

Trả lời:

Tình huống 1:

  • Em đồng tình với cách cư xử của bạn V vì đã bảo vệ lẽ phải và có cách cư xử đúng đắn không vì không thích bạn mà không bảo vệ lẽ phải.
  • Nếu là bạn K em sẽ nói với bạn V em sẽ nói lời cảm ơn bạn vì đã giúp đỡ mình

Tình huống 2:

  • Em không đồng tình với hành động của bạn T vì bạn đã không đứng ra tố cáo hành động sai trái của nhóm bạn mà đã im lặng không bảo vệ lẽ phải.
  • Nếu em là T em sẽ tố cáo hành vi của nhóm bạn đe doạ K với thầy cô, người lớn.

 

Câu 3: Em hãy sắm vai để giải quyết các tình huống sau:

Tình huống 1: Nếu là bạn N, em sẽ khuyên bạn M và bạn K như thế nào?

Tình huống 2: Nếu là bạn M, em sẽ xử lí tình huống trên như thế nào

Trả lời:

Tình huống 1:

Nếu là bạn N, em sẽ khuyên bạn M và K không lên làm ồn vì đây là nơi độc sách của trường chúng ta cần nói chuyện nhỏ nhẹ và giữ trật tự đồng thời chúng ta phải tuân thủ quy tắc như vậy mới văn minh

Tình huống 2: 

Nếu là bạn M em sẽ gặp bạn C để hỏi tại sao lại làm vậy, đồng thời em sẽ tố cáo hành vi sai trái của bạn M vì đã nói điều sai sự thật về bản thân mình.

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy sưu tầm những câu chuyện về các tấm gương, nhân vật bảo vệ lẽ phải. Từ đó rút ra bài học và xây dựng kế hoạch rèn luyện cho bản thân.

Trả lời:

CHU VĂN AN VÀ THẤT TRẢM SỚ

  Chu Văn An (1292 - 1370), người Thanh Đàm (nay là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội), là nhà giáo, thầy thuốc, đại quan dưới triều Trần. Chu Văn An tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, không cầu lợi lộc. Ông được vua Minh Tông mời làm Quốc Tử giám tư nghiệp, dạy thái tử học. Đến đời vua Dụ Tông, vua ham chơi, lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước. Chu Văn An khuyên can nhưng vua không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những kẻ quyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là “Thất trảm sở”.

  Sau khi dâng “Thất trảm sớ” nhưng không được vua trả lời, Chu Văn An rời kinh thành về vùng đất Chi Linh (Hải Dương) mở trường tiếp tục dạy học. Dù ở xa, nhiều học trò cũ làm quan vẫn về thăm ông. Khi học trò về thăm, ai làm điều gì chưa đúng phép, ông vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Điều này khiến học trò càng thêm kinh mến.

Câu 2: Em hãy viết 1 bản cam kết về sự trung thực trong học tập và thực hiện trong suốt năm học

Trả lời:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

Kính gửi:

- Ban giám hiệu trường THCS ………….

- Thầy cô giáo chủ nhiệm cùng các thầy cô giáo bộ môn

Tên em là: …………………

Là học sinh lớp: ……..

Để rèn luyện đức tính trung thực trong học tập, em xin hứa thực hiện tốt các điều sau:

  1. Chăm chỉ, tự giác, tích cực, nỗ lực trong học tập.
  2. Trung thực, không gian lận, quay cóp, sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra.
  3. Cố gắng, nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác.
  4. Trung thực, chân thành trong quan hệ với thầy cô, bạn bè.
  5. Dũng cảm nhận khuyết điểm khi bản thân phạm phải sai lầm và nỗ lựa sửa chữa, khắc phục những lỗi sai ấy.
  6. Tỏ thái độ và hành động bảo vệ lẽ phải; không bao che cho những hành vi sai trái.

Em xin cam kết thực hiện tốt các điều trên!

……., ngày ….. tháng …. năm ……

Kí tên

=> Giáo án Công dân 8 chân trời bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án công dân 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay