Đáp án Công dân 8 chân trời sáng tạo bài 1: Tự hào truyền thống dân tộc Việt Nam

File đáp án Công dân 8 chân trời sáng tạo bài 1: Tự hào truyền thống dân tộc Việt Nam. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo

BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy ghép các chữ cái chung nhóm màu thành những từ có ý nghĩa về truyền thống của dân tộc Việt Nam

Trả lời:

Màu vàng: HIẾU HỌC

Màu xanh: HIẾU THẢO

Màu hồng: YÊU NƯỚC

KHÁM PHÁ

Câu 1: Em hãy chỉ ra những truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong bài đồng dao và các hình ảnh trên. Hãy nêu giá trị của những truyền thống đó.

Hãy nêu những truyền thống khác của dân tộc Việt Nam mà em biết

Trả lời:

Những truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong bài đồng dao và hình ảnh:

  • Uống nước nhớ nguồn
  • Đánh giặc
  • Hiếu học
  • Nhân nghĩa
  • Thương người
  • Yêu thương, đùm bọc.

Những truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong bài đồng dao và hình ảnh có giá trị to lớn về văn hóa, lịch sử, xã hội và kinh tế, là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Đồng thời, là cái nôi nuôi dưỡng, hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.

 

Câu 2:

- Em hãy cho biết những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc qua việc làm của các nhân vật trong các trường hợp trên

- Em hãy kể những việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân Việt Nam.

Trả lời:

Những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc qua việc làm của các nhân vật trong các trường hợp trên:

- Trường hợp 1: Tổ chức Tết cổ truyền.

- Trường hợp 2: Dâng hương vua Hùng.

- Trường hợp 3: Tinh thần hiếu học.

Những việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân Việt Nam:

  • Bạn bè trong lớp đều cùng nhau thi đua học tập lấy điểm 10 tặng thầy cô nhân ngày 20-10.
  • Lớp tham gia nghiên cứu về truyền thống văn hóa Việt Nam và dành giải nhất.
  • Cùng gia đình tổ chức Tết cổ truyền, tảo mộ

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống của dân tộc Việt Nam và giải thích ý nghĩa.

Trả lời:

Một số câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

  • Lá lành đùm lá rách: nói về truyền thống đoàn kết của dân tộc, người tốt giúp đỡ người chưa tốt
  • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Khi hưởng lợi từ điều gì, hãy nhớ đến người đã có công làm ra điều đó
  • Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ: Một nguyên nhân gây ra khó khăn hoặc vấn đề của một người có thể gây ảnh hưởng đến người khác/ Mọi người trong 1 cộng đồng đoàn kết, yêu thương nhau, 1 người đau mọi người cũng đau
  • Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.: Trân trọng công lao của cha mẹ là vô cùng quan trọng, cha mẹ là người có công lao to lớn trong cuộc đời mỗi
  • Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước thì thương nhau cùng: Trong một cộng đồng, mọi người nên tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ trách nhiệm với nhau
  • Nghèo cho sạch, rách cho thơm: Dù nghèo khó đến mấy cũng phải giữ mình, giữ nhân cách trong sạch, không để cái nghèo làm lu mờ những gá trị tốt đẹp
  • Tôn sư trọng đạo: Biết ơn thầy cô, những người đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho mình

 

Câu 2: Em hãy đọc nhận định dưới đây và thực hiện yêu cầu

Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid - 19, những giá trị tốt đẹp của văn hóa, con người Việt Nam ngày càng lan tỏa, chuyển hóa thành sức mạnh, tạo thành động lực để chúng ta vượt qua khó khăn, thực hiện "mục tiêu kép" vừa đẩy lùi được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

- Em hãy trình bày giá trị của các truyền thống dân tộc Việt Nam được thể hiện trong đại dịch Covid - 19

- Em hãy nêu những việc làm cần thiết để giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Trả lời:

Những giá trị truyền thống được thể hiện trong đại dịch Covid -19:

  • Lá lành đùm lá rách
  • Tương thân tương ái
  • Đoàn kết

Để truyền thống dân tộc được gìn giữ thì tất cả các thế hiện trẻ cần biết đến những nét đẹp văn hoá dân tộc để truyền lại cho con cháu đời sau. Vậy thế hệ trẻ cần làm những công việc như:

  • Tích cực tham gia những lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian.
  • Đi thăm quan các di tích lịch sử, tưởng nhớ công ơn của cha mẹ.
  • Luôn đoàn kết, yêu thương nhau giữa anh em bạn bè.
  • Luôn hiếu thảo với ông bà, nghe lời cha mẹ.
  • Góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh giành chủ quyền lãnh thổ về việc chủ quyền biển đảo của Việt Nam, tố cáo ngay những đơn vị có hành vi xấu đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
  • Lên án, bài trừ những hành vi gây ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc của học sinh: ăn mặc không đúng quy cách, ăn nói sử dụng từ mượn bừa bãi, tham gia vào các tệ nạn xã hội.
  • Tìm tòi học hỏi những nét văn hoá, truyền thống của địa phương mình và trên cả nước.
  • Tìm tòi học hỏi những lịch sử của dân tộc và đất nước ta.
  • Luôn tự hào nói về văn hoá dân tộc trước bạn bè quốc tế

Câu 3: Em hãy đọc lời bài hát sau và trả lời câu hỏi

Theo em, vì sao tiếng Việt là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Em có suy nghĩ gì về một số bạn trẻ hiện nay thích dùng ngôn ngữ "chat", viết tắt tùy ý, biến âm một cách cảm tính, sai chính tả,...? Bản thân em đã giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt như thế nào?

Trả lời:

Lao động và ngôn ngữ luôn là động lực chủ yếu trong lịch sử phát triển của loài người. Về sau này, khi quốc gia xuất hiện, ý thức về một đất nước thống nhất bao giờ cũng gắn liền với ý thức về một ngôn ngữ chung. Bên cạnh đó, ngôn ngữ còn góp phần tạo nên bản sắc văn hóa, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Chính vì vậy mà tiếng nói, chữ viết là tài sản quý giá của mọi dân tộc trên thế giới, là niềm tự hào của mỗi con người. Tiếng Việt của nước ta cũng vậy.

Ngôn ngữ chat được hiểu là ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội của các bạn trẻ qua việc viết tắt, đơn giản hóa từ ngữ, biến âm một cách cảm tính, tùy tiện và thậm chí là viết sai chính tả vì vui thú. Một trong những biểu hiện của sự thay đổi ấy là ngôn ngữ “chat”, tiếng lóng đã xuất hiện trong quá trình giao tiếp và ngày càng có xu hướng lan rộng trong giới trẻ. Nó đã lan rộng như một trào lưu từ nông thôn cho đến thành thị. Ban đầu, những từ mới, cách diễn đạt mới chỉ được một bộ phận giới trẻ chấp nhận. Thế nhưng sau đó, nhờ sự trợ giúp của các phương tiện công nghệ hiện đại như: điện thoại di động, mạng internet… tiếng lóng và ngôn ngữ “chat” nhanh chóng được lan rộng và trở nên phổ biến khắp giới trẻ. Và ngay trong việc giao tiếp hàng ngày, tiếng lóng cũng được giới trẻ “hồn nhiên” sử dụng. Việc giới trẻ sử dụng ngôn ngữ “chat” đã và đang gây ra rất nhiều hậu quả khác nhau. Ngôn ngữ “chat” đã và đang khiến cho chúng ta mất đi sự giàu đẹp vốn có của Tiếng Việt. Không ít trường hợp ta nhận thấy các bạn trẻ không biết viết từ sao cho đúng. Các bạn đang sử dụng ngôn ngữ chat như một thói quen sai lệch để dần dần vốn từ của các bạn bị mai một theo thời gian. Thậm chí, tư duy, thói quen hình thành ngôn ngữ chat cũng làm con người đang bị biến chất đi một phần nào đó về nhận thức, về suy nghĩ. Ngôn ngữ giàu đẹp của chúng ta bị tác động tiêu cực và trở nên nhí nhố, trở nên xấu xí trong nhận thức, tiềm thức của mọi người. Nếu cứ tiếp tục thì điều này sẽ làm Tiếng Việt mất đi sắc thái đẹp tươi sẵn có và đánh mất đi bản sắc văn hóa Việt. Thời đại càng hiện đại, càng xô bồ, sử dụng ngôn ngữ chat lạm dụng sẽ làm xấu cuộc đời và làm xấu chính chúng ta.

Khi nói chuyện với bạn bè nước ngoài em sẽ cố gắng giới thiệu tiếng Việt và cách phát âm cho các bạn đọc theo để lan tỏa vẻ đẹp tiếng Việt với các bạn nước khác.

Câu 4: Em hãy cho biết việc làm sao sau đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc. Vì sao?

  1. Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
  2. Bắt chước theo thần tượng trong phim ảnh, mạng xã hội,.... thiếu sự chọn lọc.
  3. Chê bai những người mặc trang phục truyền thống là không phù hợp.
  4. Tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè quốc tế về các trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống, văn hóa ẩm thực của dân tộc Việt Nam.
  5. Tham gia chương trình văn nghệ về chủ đề quê hương, đất nước, con người Việt Nam.

Trả lời:

Việc làm thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc: a, d, e

Vì học sinh cần tìm hiểu, tôn trọng, giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam"tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

 

Câu 5: Em hãy viết đoạn văn bày tỏ lòng tự hào của bản thân đối với truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và đề xuất những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam (truyền thống hiếu học, yêu nước, hiếu thảo...)

Trả lời:

Mỗi một quốc gia lại có bản sắc văn hóa dân tộc khác nhau tạo nên sự đa dạng về văn hóa toàn cầu. Là một công dân của đất nước, chúng ta cần có ý thức và trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, quê hương mình. Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại. Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết. Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trị của văn hoá dân tộc dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn là người dân nước Việt. Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được yêu cầu "hoà nhập nhưng không hoà tan" trong một thời đại mới. Thực hiện điều này là trọng trách, là nghĩa vụ của mỗi công dân, của mỗi thanh, thiếu niên hôm nay.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy tuyên truyền, quảng bá về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam bằng những sản phẩm như: báo tường, đoạn phim ngắn, âm nhạc, ca dao, tục ngữ,...

Trả lời:

Ca dao, tục ngữ

  • Đói lòng ăn đọt chà là. Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng
  • Giấy rách phải giữ lấy lề.
  • Đi đâu mặc kệ đi đâu. Đến ngày giỗ Tết phải mau mà về.
  • Con cò chết rũ trên cây, ...
  • Mồng một thì Tết mẹ cha. ...
  • Ai về Phú Thọ cùng ta, ...
  • Dù ai buôn đâu, bán đâu, ...
  • Cú kêu ba tiếng cứ kêu.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án công dân 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay