Đáp án Công dân 8 chân trời sáng tạo bài 3: Lao động cần cù sáng tạo

File đáp án Công dân 8 chân trời sáng tạo bài 3: Lao động cần cù sáng tạo. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 3: LAO ĐỘNG CẦN CỦ, SÁNG TẠO

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy độc và nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ sau:

  • Cần cù bù thông mình
  • Có công mài sắt có ngày nên kim
  • Cái khó ló cái khôn
  • Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật.

Trả lời:

Ý nghĩa các câu tục ngữ:

- Cần cù bù thông mình: nghĩa là một người mà biết cần cù, siêng năng, chăm chỉ thì sẽ chẳng thua gì những người vốn sẵn thông minh. Câu nói trên đã nói lên được một sự thật trong cuộc sống và dường như trở thành một chân lí. Sự bền bỉ, tính kiên trì cũng đóng vai trò quan trọng không kém năng khiếu hay sự thông minh.

- Có công mài sắt có ngày nên kim: Ta thấy câu tục ngữ có hai vế rõ ràng "có công mài sắt" và kết quả "có ngày nên kim". Để biến một thanh sắt khô cứng thành chiếc kim chỉ có một cách là kiên trì mài giũa không ngừng. Câu tục ngữ có ý nghĩa bất kì việc gì đều cần tới lòng kiên trì, ý chí, sức bền thì mới gặt hái được nhiều thành công

- Cái khó ló cái khôn: mới xuất hiện trong khoảng trên dưới nửa thế kỷ nay, khẳng định khả năng to lớn của trí tuệ con người trong việc khắc phục những hoàn cảnh khó khăn

-  Một phút nghĩ hay hơn cae ngày quần quật: Khuyên con người hãy làm việc bằng suy nghĩ, bằng đầu óc để làm việc sẽ hay hơn làm bằng chân tay. Thể hiện con người phải suy nghĩ, học hỏi thì mới có thể sáng tạo ra những điều mới mẻ.

KHÁM PHÁ

Câu 1: Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi

Em có suy nghĩ gì về cách làm việc của Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của?

Theo em, thế nào là cần cù, sáng tạo trong lao động?

Trả lời:

Việc làm của giáo sư Lương Định Của là sự cống hiến, sự rèn luyện cần cù, chăm chỉ, chịu khó trong công việc, luôn suy nghĩ, tìm và phát hiện ra cách làm mới hiệu quả để đem lại kết quả cao hơn trong công việc.

Cần cù, sáng tạo trong lao động là phẩm chất cần thiết là điều kiện giúp con người nâng cao vốn hiểu biết, rèn luyện các kĩ năng, tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao trong công việc.

Câu 2: Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi

Em hãy chỉ ra biểu hiện của lao động cần cù, sáng tạo của nhân vật trong thông tin trên

Trả lời:

Biểu hiện lao động cần cù, sáng tạo của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp

  • Ngay từ khi còn nhỏ, cô Nguyễn Thị Hiệp đã luôn chăm chỉ, chịu khó học tập, không ngừng nỗ lực để vượt qua nhiều khó khăn, gian khó, kiên định theo đuổi ước mơ.
  • Cô Nguyễn Thị Hiệp không ngừng tìm tòi, học hỏi, suy nghĩ và luôn say mê nghiên cứu khoa học.

Câu 3: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1:

Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Ninh, bạn Hải và rút ra bài học cho bản thân?

Em đã làm gì để thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động?

Trường hợp 2:

Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Danh và em trai?

Theo em, việc làm của bạn Danh và em trai mang lại ý nghĩa gì?

Trường hợp 3: 

Em có nhận xét gì về thái độ của bạn K trong lao động?

Theo em, bạn K nên thay đổi như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

Trường hợp 1:

Việc làm của bạn Ninh và bạn Hải đáng khen vì từ sớm đã cần cù chăm chỉ, chuyên cần chịu khó trong công việc, kiếm tiền từ những việc nhỏ nhất mà bản thân có thể làm được.

Rút ra bài học: ngay từ khi nhận thức được hoàn cảnh khó khăn bản thân hai bạn đã cố gắng nỗ lực, cần cù chịu khó để bù đắp cho những thiếu sót của bản thân và gia đình. Em đã chăm chỉ học tập rèn luyện, tìm hiểu về những thiếu sót của bản thân đồng thời tìm hiểu nghiên cứu về những gì mình thích.

Trường hợp 2: 

Bạn Danh và em trai đã biết tận dụng những vật liệu cũ để tái chế để tận dụng vào việc trồng rau vừa tiết kiệm vừa sáng tạo, đây là hành động tìm tòi, nghiên cứu trong lao động của hai anh em.

Ý nghĩa của hành động của hai anh em đã biết sáng tạo, cần cù, chăm chỉ cải thiện những công tụ cũ để tái chế, đồng thời hai anh em đã biết tìm tòi, suy nghĩ để phát hiện ra cách làm mới hiệu quả hơn trong công việc.

Trường hợp 3: 

Thái độ của bạn K trong lao động trong công việc chưa chăm chỉ, cố gắng và cần cù bởi khi gặp khó khăn K đã từ bỏ công việc của mình mà không ngừng cố gắng.

Bạn K nên thay đổi tính cách của bản thân để tìm tòi học hỏi và nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách trong công việc của mình.

 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Có quan điểm cho rằng: "Cần cù, sáng tạo không phải do bẩm sinh mà là kết quả của sự rèn luyện". Em hãy xây dựng bài thuyết trình để thể hiện suy nghĩ của mình.

Trả lời:

Em đồng ý với quan điểm đó.

Vì sự sáng tạo trong học tập, trong lao động và các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện trong học tập lao động và bản thân tự tìm tòi, rút kinh nghiệm những gì đã làm để từ đó sáng tạo ra những cái mới, phương pháp mới, tất nhiên tố chất trí tuệ, yếu tố bẩm sinh di truyền là rất quan trọng.

 

Câu 2: Em hãy chỉ ra những việc làm thể hiện sự cần cù sáng tạo và những việc làm không thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động. Vì sao?

  1. Bạn H luôn cố gắng, nỗ lực trong học tập và tích cực tham gia các câu lạc bộ của trường.
  2. Tuy đã giải được bài toán nhưng bạn M vẫn cố gắng suy nghĩ để tìm thêm các cách giải khác hay hơn.

c, Trong hoạt động thảo luận nhóm, bạn P rất ít khi thực hiện các nhiệm vụ được giao và hay ỷ lại bạn bè.

  1. Mỗi tuần, bạn T cùng nhóm bạn trong Câu lạc bộ Cây cọ nhí vẽ những bức tranh về bảo vệ môi trường, an toàn giao thông bằng bút sáp tái sử dụng.

Trả lời:

Những việc làm thể hiện cần cù, sáng tạo: a, b, d.

Những việc làm không thể hiện sự cần cù, sáng tạo: c.

Vì mỗi người đều cần cần cù, sáng tạo trong công việc và học tập để rèn luyện bản thân nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách tìm ra những cách thức làm việc phù hợp để đạt hiệu quả cao trong công việc, học tập.

 

Câu 3: Em hãy độc tình huống sau và trả lời câu hỏi

- Em có đồng ý đánh giá của bạn M về bạn V không? Vì sao?

- Em có lời khuyên gì với những bạn chưa có thói quen cần cù, sáng tạo trong lao động?

Trả lời:

Em  không đồng ý vì bạn V đã cố gắng học tập rèn luyện và mở rộng kiến thức sự hiểu biết của bản thân về kiến thức của mình và chia sẻ với các bạn.

Học sinh cần chăm chỉ, nỗ lực, vượt qua khó khăn, thử thách, tìm ra những cách thức làm việc phù hợp để đạt được hiệu quả cao trong học tập.

 

Câu 4: Em hãy kể tên những việc làm cụ thể sự cần cù, sáng tạo của bản thân trong học tập và cuộc sống

Trả lời:

  • Đi học chuyên cần.
  • Bài khó không nản chí.
  • Tự giác học, không chơi la cà…
  • Phụ giúp bố mẹ các công việc nhà…

 

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy cùng nhóm bạn thực hiện một sản phẩm (viết lời cho đoạn nhạc, sáng tác bài thơ, vè, điệu lí,…) có nội dung là những kiến thức cần ghi nhớ của một bài học trong môn học thuộc chương trình lớp 8. Sau đó chia sẻ với các bạn để cùng nhau áp dụng

Trả lời:

BÀI CA HÓA TRỊ

Kali (K), Iot (I), Hidrô (H)

Natri (Na) với Bạc (Ag), Clo (Cl) một loài

Là hoá trị một (I) bạn ơi

Nhớ ghi cho kỹ kẻo thời phân vân

Magiê (Mg), Kẽm (Zn) với Thuỷ Ngân(Hg)

Oxi (O), Đồng (Cu), Thiếc(Sn) cùng gần Bari (Ba)

Cuối cùng thêm chú Canxi (Ca)

Hoá trị hai (II) nhớ có gì khó khăn

Bác Nhôm (Al) hoá trị ba (III) lần

In sâu trí nhớ khi cần có ngay

Cacbon (C), Silic (Si) này đây

Có hoá trị bốn (IV) không ngày nào quên

Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền

Hai, ba lên xuống nhớ liền ngay thôi

Nitơ (N) rắc rối nhất đời

Một hai ba bốn, khi thời lên V

Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm

Xuống hai lên sáu khi nằm thứ tư

Phot pho (P) nói đến không dư

Có ai hỏi đến thì ừ rằng năm

Bạn ơi, cố gắng học chăm

Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng.

 

Câu 2: Em hãy sưu tầm câu chuyện về tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động. Từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện cho bản thân.

Trả lời:

  1. Nguyễn Phương Anh

- Sinh năm 1996 tại Hà Nội

- Phương Anh mắc bệnh xương thủy tinh từ nhỏ.

- Chị được nhiều người biết đến khi cô tham gia và lọt vào vòng chung kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt Nam vào năm 2012.

- Thường xuyên xuất hiện trong các chương trình, sự kiện dành cho cộng đồng người khuyết tật.

- Chị hiện đang làm phát thanh viên, cộng tác viên ở Đài Tiếng nói Việt Nam

- Năm 2013, chị đã được Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) chọn làm một trong những gương mặt tiêu biểu cho trẻ em khuyết tật trên toàn thế giới và thực hiện một Video clip quảng bá về chị.

  1. Võ Thị Ngọc Nữ

- Sinh năm 1988.

- Khi chị mới 3 tuổi, ba đã mất trong 1 vụ tai nạn.

- Thuê trọ trên đường ông ích khiêm tp đà nẵng

- T8/2015, khi mới 26 tuổi, chị phát hiện mình bị ung thư máu.

- Trong thời gian chị đang điều trị bệnh, UBND tp ĐN ký quyết định cấp cho 2 mẹ con chị 1 phòng ở chung cư Vũng Thùng, Quận Sơn Trà.

- Sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh “nhà giàu“ này, ngày 19/9/2015, Nữ đã ra đi.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án công dân 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay