Đáp án địa lí 11 kết nối tri thức Bài 13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

File đáp án địa lí 11 kết nối tri thức Bài 13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 13: HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

MỞ ĐẦU

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) được thành lập cách đây hơn nửa thế kỉ nhằm thúc đẩy hợp tác liên chính phủ trong tất cả các lĩnh vực. ASEAN có gì giống và khác biệt so với các tổ chức liên kết khu vực khác trên thế giới? Những thành tựu và thách thức mà ASEAN đã đạt được và đang đối mặt là gì?

Trả lời:

Giống nhau:

Hoàn cảnh ra đời:

+ Là tổ chức của các quốc gia liền kề vị trí, địa lí, tương đồng về kinh tế.

+ Hợp tác, phát triển tăng khả năng cạnh tranh với các nước ngoài khối.

Khác nhau:

+ ASEAN là tôt chức liên kết khu vực đang phát triển.

- Thành tựu và thách thức:

Thành tựu :

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao.
  • Đời sống nhân dân đã được cải thiện Tạo dựng một môi trường hòa bình ổn định khu vực.

 Thách thức :

  • Tăng trưởng kinh tế không đều, trình độ phát triển chênh lệch dẫn đến một số nước có nguy cơ tụt hậu.
  • Có một bộ phận dân chúng mức sống thấp, đói nghèo ,Là lực cản của sự phát triển. Là nhân tố dễ gây ra bất ổn xã hội.
  • Không còn chiến trang nhưng vẫn còn tình trạng bạo loạn, khủng bố ở một số quốc gia gây mất ổn định cục bộ.

I. MỤC TIÊU VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA ASEAN

  1. Mục tiêu

Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin mục I và kiến thức đã học ở bài 9, hãy:

CH1: Nêu mục tiêu của ASEAN.

Trả lời:

ASEAN được thành lập năm 1967 với 5 thành viên ban đầu. Đến nay, tổ chức này đã có tất cả 10 thành viên.

Mục tiêu của ASEAN là:

  • Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước thành viên.
  • Xây dựng khu vực có nền hòa bình, ổn định.
  • Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài.
  • Tất cả những mục tiêu trên với mong muốn hướng tợi sự đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

CH2: So sánh mục tiêu của ASEAN và EU

Trả lời:

EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kịnh tế, tiền tệ mà còn cả lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh chung.

  1. Cơ chế hoạt động

CH: Dựa vào thông tin trong mục 2, hãy trình bày về cơ chế hoạt động của ASEAN.

Trả lời:

- Cơ chế hợp tác rất phong phú, đa dạng: thông qua các diễn đàn; thông qua các hiệp ước; tổ chức các hội nghị; thông qua các dự án, chương trình phát triển; xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”; thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực.

II. MỘT SỐ HỢP TÁC CỦA ASEAN.

CH: Dựa vào thông tin mục II, hãy trình bày một số hợp tác về kinh tế, văn hóa, y tế giữa các nước ASEAN.

Trả lời:

Kinh tế:

Các quốc gia cùng hợp tác nhằm khai thác lợi thế về điệu kiện tự nhiên, tào nguyên và dân cư- xã hội để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

Hợp tác nội khối:

+ Khu vực Thương mại tự do

+ Hiệp định tThương mại tự do

+ Cộng đồng Kinh tế

Hợp tác giữa ASEAN và các quốc gia, khu vực trên thế giới:

+ Triển khai nhiều hình thức liên kết với nhiều đối tác như Hoa Kỳ, Nhật Bản,..

Văn hóa, y tế:

+ Xây dựng cộng đồng văn hóa- xã hội

+ Các hoạt động hợp tác được thể hiện quan trao đổi nhân sự, cung cấp dịch vụ giáo dục xuyên biên giới, ...

+ Tổ chức hội nghị bộ trưởng giáo dục 

+ Các quốc gia thành lập kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp

+ Tổ chức hoạt động thể thao khu vực như SEA games, ...

III. THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC.

CH: Dựa vào thông tin mục III, hãy phân tích các thành tựu và thách thức của ASEAN.

Trả lời:

Thành tựu:

Kinh tế

- GDP năm 2016 đạt 2,5 nghìn tỉ USD. 

- Cán cân xuất – nhập khẩu của toàn khối đạt giá trị dương.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, mặc dù còn chưa đều và chưa thật vững chắc.
Chính trị - xã hội

- 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của ASEAN.

-  Đời sống nhân dân được cải thiện.

-  Nhiều đô thị của các nước thành viên: Xingapo, Giacacta, Băng Cốc,… đã dần theo kịp trình độ của các nước tiên tiến.

- Tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

Thách thức :

- Tăng trưởng kinh tế không đều, trình độ phát triển chênh lệch dẫn đến một số nước có nguy cơ tụt hậu.

- Có một bộ phận dân chúng mức sống thấp, đói nghèo ,Là lực cản của sự phát  triển ,Là nhân tố dễ gây ra bất ổn xã hội.

- Không còn chiến trang nhưng vẫn còn tình trạng bạo loạn, khủng bố ở một số quốc gia gây mất ổn định cục bộ.

IV. SỰ HỢP TÁC VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG ASEAN

Nhiệm vụ 5: Dựa vào thông tin mục IV, hãy:

CH1: Chứng minh sự hợp tác đa dạng của Việt Nam trong ASEAN.

Trả lời:

- Việt nam gia nhập ASEAN vào năm 1995, từ đó đã tích cực thúc đẩy cơ chế hợp tác chung và có nhiều hoạt động hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa,...

+Các hội nghị được tiến hành như ASCC, ADMM,...

+Các hiệp định, hiệp ước như: DOC, RCEP,...

+ Các diễn đàn: Diễn đàn kinh tế, văn hóa, diễn đàn biển,...

+Các dự án, chương trình: dự án về hợp tác mạng lưới điện, ...

 

CH2: Nêu vai trò của Việt Nam trong ASEAN

Trả lời:

- Việt Nam được đánh giá là thành viên tích cực nhất, đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khố, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung cộng đồng.

+ Vai trò trong việc kết nạp các thành viên mới

+ Thức đẩy kí kết các Tuyên bố, thể chế, phối hợp với các quốc gia xây dựng hiến chương.

+ Đảm nhiệm vai trò đăng cai nhiều hộp nghị tiêu biểu.

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập

CH: Vì sao nói Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực nhất trong ASEAN?

Trả lời:

 - Việt Nam được đánh giá là thành viên tích cực nhất, đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khố, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung cộng đồng.

Vận dụng

CH: Tìm hiểu về Hiến chương của ASEAN

Trả lời:

Hiến chương ASEAN là một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lí giữa các quốc gia thành viên ASEAN, được đăng kí với Ban thư kí của Liên hợp quốc, theo Điều 102, Khoản 1 của Hiến chương Liên hợp quốc.

Hiến chương ASEAN đóng vai trò là nền tảng vững chắc trong việc đạt được các mục tiêu của Cộng đồng ASEAN bằng cách cung cấp các tư cách pháp lí và khung thể chế cho ASEAN. Hiến chương ASEAN cũng mã hóa các qui tắc và giá trị, đặt mục tiêu rõ ràng cho ASEAN, về trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ của các quốc gia thành viên.

Hiến chương ASEAN có hiệu lực vào ngày 15/12/2008 trong Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) được tổ chức tại Jakarta, Indonesia.

 

=> Giáo án Địa lí 11 kết nối bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án địa lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay